VẬN TỐC, GIA TỐC, LỰC VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA I MỤC TIÊU Viết được công thức của vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa.. Vẽ được đồ thị biến thiên của vận tốc và gia
Trang 1VẬN TỐC, GIA TỐC, LỰC VÀ NĂNG LƯỢNG
TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
I MỤC TIÊU
Viết được công thức của vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa
Vẽ được đồ thị biến thiên của vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa theo thời gian
Dựa vào định luật II Niutơn, lập được công thức tính lực trong dao động điều hòa
Chứng minh được dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ là dao động điều hòa Lập được công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn
II CHUẨN BỊ
Giáo viên
Một con lắc đơn có chiều dài dây thay đổi được từ 1m đến 0,25m
Một đồng hồ bấm đếm giây
III GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Giúp HS ôn lại định nghĩa vận tốc tức thời, gia tốc tức thời và cách lấy đạo hàm bậc nhất, bậc hai của hàm số sin và côsin
Trang 22 Yêu cầu HS áp dụng công thức định nghĩa vận tốc tức thời và gia tốc tức thời để tìm công thức vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa (hiểu là vận tốc và gia tốc tức thời)
3 Xác định lực trong dao động điều hòa
Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán ngược : Biết gia tốc của chuyển động, xác định lực tác dụng
Yêu cầu HS tự lực áp dụng định luật II Niutơn cho trường hợp dao động điều hòa để tìm công thức liên hệ giữa lực tác dụng với gia tốc rồi biến đổi công thức đó để tìm mối liên hệ giữa lực tác dụng và li độ x (F = kx)
GV thông báo kết quả suy luận ngược : Nếu biết lực tác dụng lên vật chuyển động có dạng F = kx thì có thể suy ra rằng chuyển động của vật là dao động điều hòa
4 Vận dụng để chứng minh dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ là dao động điều hòa
GV cần lưu ý giúp HS nhớ lại công thức tính góc ra rađian
Cung s ( =
Bán kính R
)
so sánh với cách tính gần đúng tg = s
R để áp dụng vào trường hợp con lắc đơn
GV nên làm thí nghiệm biểu diễn chứng tỏ chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc khối lượng quả nặng và tỉ lệ với căn bậc hai của chiều dài l
Trang 35 Khảo sát sự biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa Dựa vào thí nghiệm với con lắc đơn, giúp HS nhận biết được rằng muốn cho con lắc dao động thì đầu tiên cần cung cấp cho nó thế năng ban đầu để đưa nó ra khỏi vị trí cân bằng Sau
đó thả cho con lắc tự do, nó dao động Trong quá trình dao động, thế năng được biến đổi thành động năng và ngược lại
Quan sát con lắc đơn dao động trong một số chu kì đầu có thể nhận thấy rằng, sau mỗi chu kì nó luôn luôn đạt đến biên độ bằng biên độ ban đầu, có nghĩa
là cơ năng được bảo toàn Do có ma sát nên biên độ giảm dần, cơ năng giảm dần