ngoc.qt3a pdf

8 559 0
ngoc.qt3a pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 2 –Chương 5 : Các nhà XHCN không tưởng:Saint Simon, Fourier và Owen đã dự đoán hay ‘’hình dung” một xã hội tương lai như thé nào? Những hạn chế của họ. Trả lời: a) Sự hình dung của các nhà XHCN không tưởng về một xã hội tương lai: +) Saint Simon: Ông đã mơ tưởng về một xã hội tương lai tốt đẹp. Theo ông, xã hội tương lai đó là” chế độ công nghiệp” Đó là mục tiêu cuối cùng mà xã hội phải đến. Ông có nhiều dự đoán thiên tài về tương lai.Ông cho rằng xã hội mới phải đảm bảo được những điều kiện vật chất tốt nhất kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở cho tất cả mọi người, hơn nữa phải làm cho người ta có thể đạt tới sự vui sướng của cuộc đời.Theo ông, muốn đạt tối điều đó phải hết sức khuyến khích hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. Theo ông, xã hội tương lai là “hệ thống công nghiệp, khoa học” trong đó “ mỗi người làm việc theo năng lực được trả công theo lao động”Trong xã hội vẫn còn có tuw hữu.Song chế độ tư hữu phải được tổ chức như thế nào để có lợi nhất cho toàn xã hội về mặt tự do và của cải. Trong xã hội tương lai, tất cả mọi người đều phải lao động,bản thân xã hội đó là liên minh của những người làm việc có ích.Địa vị của mỗi người chỉ do năng lực của họ quyết định.’’Chế độ công ngiệp” sẽ đảm bảo những điều có lợi nhất cho số đông đảo nhất, tức là nhân dân lao động. Theo ông, xã hộ tương lai có thể đảm bảo được phúc lợi cho con người.Con đường để tạo ra phúc lợi là khoa học, nghệ thuật và công nghệ. Chính quyền hành chính sẽ do các nhf khoa học, nghệ sĩ và nhà công nghiệp điều khiển, lãnh đạo. +) Fouier: Ông mong muốn xây dựng một xã hội” hoàn hảo” dựa trên sản xuất tập thể cuả nhưngx hiệp hội sản xuất.Ông gọi chế độ đó là “nền sản xuất công bằng và hấp dẫn”, trong đó, những năng lực và hăng say của nhân loại đều được phát triển đầy đư và toàn diện. Ông hình dung bước chuyển lên xã hội mới dưới hình thức ba giai đoạn.Giai đoạn thứ nhất “chủ nghĩa đảm bảo, nửa hiệp hội”, rồi đến “chủ nghĩa xã hội, hiệp hội giản đơn” và cuối cùng là “sự hòa hợp, hiệp hội phức tạp”. Theo ông, xã hội tương lai được gọi là hiệp hội, là tổng thể các tổ chức cơ sở gọi là Phlatere. Mỗi Phalatere gồm 1600-1800 người, chia thành các laoij thị hiếu khác nhau.Tất cả sự hăng say của con người thể hiện một cách tự do trong Phalatere.Ông cho rằng ở trong chế độ “hào hợp”, mỗi người sẽ làm bất cứ việc nào một cách thích thú.Ông nhấn mạnh sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện năng lực của con người. Cũng giống Saint Simon, theo ông, chế độ tương lai vẫn duy trì chế độ tư hữu, các giai cấp, người giàu, người nghèo, nhưng người nghèo đã thoát khỏi túng thiếu. Ông khẳng định trong Phalatere sẽ có sự hòa hợp hoàn toàn khi phân phối thu nhập căn cứ vào lao động, tư bản và tài năng: 4/12 cho người cổ phần, 5/12 cho người lao động, 3/12 cho người tài giỏi, sẽ dẫn tới sự ”hòa hợp” lợi ích giai cấp, xóa bỏ sự ngăn cách giàu nghèo. Nhiệm vụ của Phalatere là lợi dụng tối đa đại sản xuất. Các Phalatere sẽ kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và vạch ra kế hoạch sản xuất sản phẩm cho mình và trao đổi với các Phalatere khác Fourier cũng dự đoán về việc thủ tiêu sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, cũng như sự khác nhau giữa lao đông chân tay và lao động trí óc.Ông là người đầu tiên nêu ra trong một xã hội nhất định trình độ giải phóng phụ nữ là mực thước tự nhiên để đo trình độ giải phóng xã hội nói chung. Theo ông, mục đích căn bản của xã hội tương lai là đảm bảo cho mọi người sớm giàu có và có thể hưởng thụ mọi thú vui của cuộc đời. +) Owen: Công lao to lớn của Owen, ông là người đầu tiên nêu ra tư tưởng về hợp tác hóa trong sản xuất và trong tiêu dùng.Ông cho rằng việc xây dựng “tiền lao động” và “trao đổi công bằng” là biện pháp chuyển sang XHCN. Theo ông, lao động chân tay được sử dụng đúng đắn sẽ là toàn bộ nguồn gốc của cải và phúc lợi của nhân dân, là thước đo giá trị nội tại.Để thủ tiêu tình trạng nhân dân lao động thiếu thốn, thiếu việc làm, theo ông phải thay đổi thước đo giá trị, thay thế tiền tệ bằng thước đo lao động. Ông đề ra nhiệm vụ xóa bỏ tiền tệ, nhưng vẫn duy trì lưu thông hàng hóa thông qua “ cửa hàng trao đổi công bằng”.Nhờ sự trao đổi đó, ông hy vọng gạt bỏ được thương nhân trung gian, đảm bảo cho nhân dân lao động có việc làm, tiêu thụ được sản phẩm, thủ tiêu được khủng hoảng… Owen chủ trương xây dựng thị trấn cộng đồng mang tính chất hợp tác xã.Mỗi thị trấn cộng đồng là một đơn vị kinh tế, là tổ chức cơ sở của xã hội mới tương lai. Theo ông, cộng đồng được xây dựng trên cơ sở sở hữu công cộng, lao động tập thể vì lợi ích cộng đồng.Theo ông, sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật sẽ là nét chủ yếu của xã hội tương lai.Ưu thế của xã hội tương lai là ở chỗ, các cộng đồng áp dụng rộng rãi máy móc, khoa học kỹ thuật, phát minh khoa học.Trong xã hội tương lai không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.Theo ông, việc chuyển lên “một tương lai sán lạn, hấp dẫn, có tổ chức và hạnh phúc” không phải bằng bạo lực mà bằng “phương pháp hòa bình và hợp lý” b) Những hạn chế của họ: - Do những điều kiện khách quan chưa cho phép nên sự hình dung của họ về xã hội tương lai chỉ mang tính chất không tưởng. - chưa nhận thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân , còn mơ tưởng đến việc giải quyết mâu thuẫn giai cấp bằng con đường hoà bình . -Trong hoàn cảnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đầy đủ , mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản chưa chín muồi thì mọi lí thuyết về chủ nghĩa xã hội cũng chưa thể chín muội. -các nhà không tưởng chỉ mới phê phán CNTB, lên án tình trạng bất công và những thảm hoạ do nó gây ra, mà không giải thích được nguồn góc kinh tế sâu sa của tình trạng ấy. Những nhà không tưởng có ý thức bênh vực lợi ích của những người lao động, nhưng chưa thấy vai trò lịch sử của giai cấp vô sản . -những nhà không tưởng tách rời học thuyết của họ với phong trào quần chúng. Họ không nhận thức rõ lực lượng của quần chúng. Trái lại, họ muốn đi tìm một sức mạnh tinh thần làm chỗ dựa cho công cuộc cải tạo xã hội,mong muốn cải tạo xã hội bằng những cải cách dần dần, bằng giáo dục, chứ không phải bằng đấu tranh cách mạng. Về cơ bản họ vẫn đứng trên lập trường duy tâm về lịch sử.

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan