Thuận Lợi: 1.1 Trong Nước: - Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên đất nước được độc lập, tự do; nhân dân lao động được
Trang 1TIỂU LUẬN
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ
CHÍNH QUYỀN CÁCH
MẠCH 1945 - 1946
Trang 21
Nội Dung Đề Tài:
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ, CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN
Nguyễn Cao Hải Đăng Nguyễn Xuân Lâm
Danh sách các bạn có sưu tầm,đóng góp tài liệu:
Nguyễn Thị Liễu Nguyễn Phước Hoàng Nhung Nguyễn Thị Thu Giang
Nguyễn Thị Hằng Đoàn Thị Ngọc Loan Hoàng Thị Đào
Các nguồn sưu tầm tài liệu:
www.cpv.org.vn
www.onlinewebshare.net
www.bachkhoatoanthu.net
Trang 3sử Đảng có chức năng giáo dục tư duy chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, giúp thế hệ trẻ chúng em có dịp tự bồi dưỡng những kiến thức chính trị, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước
Trong quá trình tiếp nhận những kiến thức của môn học đầy ý nghĩa này, tập thể lớp K2006-Kế Toán 1 chúng em xin chân thành cảm ơn cô NGUYỄN THUỲ DƯƠNG – giáo viên bộ môn là người đã hết lòng dạy bảo cho chúng em trong suốt quá trình học tập
Tiếp đến,tập thể Nhóm 1 chúng em trong quá trình thực hiện đề tài thuyết trình cũng đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và những tài liệu quý báu từ cô Dương Một lần nữa tập thể Nhóm 1 chúng em chân thành cảm ơn cô NGUYỄN THUỲ DƯƠNG
Ngoài ra,tập thể Nhóm 1 cũng rất cám ơn những bạn đã bỏ thời gian và công sức sưu tầm tài liệu từ các nguồn khác nhau để giúp cho bài báo cáo thuyết trình của Nhóm 1 đạt được kết quả tốt đẹp như hôm nay
Tuy nhiên, do hạn chế khách quan và chủ quan nên bài thuyết trình này khó tránh khỏi những thiết sót nhất định Tập thể Nhóm 1 rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét từ cô và tập thể lớp
Tập thể Nhóm 1 xin chân thành cám ơn
Trang 43
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 5
4
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA SAU CMT8:
1 Thuận Lợi:
1.1 Trong Nước:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên đất nước được độc lập, tự do; nhân dân lao động được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ trở thành người làm chủ đất nước
- Hệ thống chính quyền cách mạng được xây dựng từ Trung ương tới cơ sở trên
cả nước Từ họat động bí mật, Đảng ta trở thành Đảng lãnh đạo Mặt trận Việt Minh
và chủ tịch Hồ Chí Minh có uy tín lớn trong dân tộc, chính quyền cách mạng được toàn dân ủng hộ
- Phong trào cách mạng, tinh thần yêu nước của nhân dân dấy lên từ cao trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tiếp tục phát triển với những hình thức và nội dung mới nhằm xây dựng, bảo vệ, giữ vững thành quả cách mạng
1.2 Thế Giới:
- Các nước tư bản suy yếu Phong trào giải phóng dân tộc vì hòa bình, dân chủ phát triển mạnh, hệ thống các nước XHCN được hình thành và nhân rộng
Đây là những nhân tố quan trọng có tác dụng cổ vũ, động viên nhân dân
ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng
2 Khó Khăn:
1.1 Quốc Phòng An Ninh:
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, các thế lực đế quốc, phản động quốc tế đã cấu kết, báo vây, chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta, đặt lại ách thống tri của chúng, xoá bỏ nền độc lập mà dân tộc ta vừa giành được Tình hình cụ thể:
- Gần 20 vạn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) - Đồng minh của đế quốc Mỹ, kéo vào miền Bắc Dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng âm mưu của Quốc dân đảng Trung Hoa là: "Tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng"
- Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, quân đội Tưởng do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy đã đóng quân tại Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16
- Ngày 11-9-1945, tướng Lư Hán tuyên bố thời gian quân Tưởng ở Việt Nam là không hạn định, tự cho mình quyền kiểm soát trật tự, an ninh trong thành phố Tiêu Văn, nhân vật được chính quyền Tưởng giao trách nhiệm xếp đặt chế độ chính trị ở Việt Nam, mà thực chất là thực hiện âm mưu lật đổ đã sớm có mặt ở Hà Nội
Trang 65
Quân Tưởng tràn vào miền Bắc
- Quân Tưởng kéo theo lực lượng phản động người Việt lưu vong ở Trung Quốc tập hợp trong tổ chức Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc) của Vu Hồng Khanh và Việt Nam cách mạng đông chí hội (Việt Cách) của Nguyễn Hai Thần Được quân Tưởng khuyến khích, hỗ trợ, các lực lượng phản động này củng cố chỗ đứng và ngày càng tăng cường chống phá chính quyền cách mạng và chiếm giữ một số địa phương Tại Hà Nội, dựa vào thế quân Tưởng, bọn Việt Quốc, việt Cách công khai hoạt động tuyên truyền, gây rối chống phá cách mạng, đồng thời ra sức lừa bịp, lôi kéo quần chúng dưới cái vỏ "cách mạng" và "quốc gia, dân tộc" giả hiệu, chúng dựa vào quân Tưởng đã chiếm giữa mốt số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái Chúng quấy nhiễu, phá phách, cướp của, tống tiền, gây rối loạn trật tự trị an Chúng giải truyền đơn, ra báo công khai xuyên tạc chính sách của Đảng, của Việt Minh, đòi loại
bỏ các Bộ trưởng và Đảng viên Cộng sản ra khỏi Chính phủ
- Ngoài ra còn nhiều tổ chức phản cách mạng khác hoạt động như Đại Việt quốc dân đảng, Đại Việt quốc gia xã hội đảng v.v đã bị chính quyền cách mạng ra sắc lệnh giải tán nhưng vẫn tìm mọi cách hoạt động phá hoại
Trang 76
Xác những nạn nhân bị bọn phản động Việt Nam Quốc dân Đảng giết hại ở ngôi nhà số 7
phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều), Hà Nội, năm 1946.
- Từ vĩ tuyến 16 (từ Đà Nẵng trở vào), cũng với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khí quân Nhật, Nhưng trên thực tế, đế quốc Anh đã giúp cho thực dân Pháp trở lại chiếm Việt Nam và cả Đông Dương
- Anh và Pháp cấu kết đàn áp cách mạng Đông Dương vì "sợ rằng phong trào
ấy "làm gương" cho các thuộc địa của Anh" Mặt khác, cũng để ngăn chặn âm mưu của Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dương và Đông - Nam á
- Ngày 6-9-1945, quân đội Anh vào Sài Gòn, Gờ-ra-xây - tổng chỉ huy quân đội Anh ở Nam Đông Dương - đòi giải giáp quân đội Việt Nam
- Ngày 12-9-1945, quân Anh chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, che chở cho lực lượng của Pháp biểu tình khiêu khích ở Sài Gòn Chúng tự ý duy trì trật tự trong thành phố, giao cho quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát, thả 1500 lính Pháp bị Nhật giam giữ trước đây và trang bị cho lực lượng này, đồng thời trắng trợn đòi lực lượng vũ trang Việt Nam nộp vũ khí
- Ngày 23-9-1945, được quân Anh và quân Nhật giúp sức, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đâu cuộc xâm lược tân thứ hai của thực dân Pháp hòng đặt lại ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương
Trang 87
Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945.
Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo và xảo quyệt như vậy Các thế lực xâm lược tuy có những ý đồ riêng và hành động cụ thể khác nhau Song, mục tiêu chung của chúng là tiêu diệt chính quyền nhà nước Việt Nam non trẻ Gần 30 vạn quân đội của các thế lực đế quốc, thực dân, phản động nước ngoài chiếm đóng trên đất nước ta, cách mạng nước ta không chỉ "bị hǎm trong vòng vây của đế quốc chủ nghĩa" mà còn bị phản kích quyết liệt
Sự chống phá cách mạng của các thế lực phản động ở trong nước cũng là một thách thức lớn Khi vàn nước ta, Chưa thời kỳ nào cách mạng nước ta phải đối đấu với nhiều thế lực, nhiều đảng phái phản động như trong những nǎm 1945-1946
1.2 Kinh tế:
Nhân dân ta và chính quyền cách mạng còn phải vượt qua những khó khăn lớn
về kinh tế, đời sống xã hội
Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực dân Pháp và phátxít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên lại càng nghèo hơn
- Nông nghiệp:
Nǎng suất lúa rất thất ( 12 tạ/ha)
Nông dân lao động chiếm hơn 95% số hộ nhưng chỉ được sử dụng không quá 40% ruộng đất
Hậu quả nạn đói cuối nǎm 1944 đầu nǎm 1945 chưa kịp khắc phục, thì nạn lụt lớn lại xảy ra, tàn phá 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
50% ruộng đất bỏ hoang
Trang 98
Xác người chết đói chất đống ở nghĩa địa Hợp Thiện, Mai Động, Hà Nội
Xương người chết đói được cải táng từ những hố chôn tập thể - Ảnh: Võ An Ninh
- Tài chính quốc gia gần như trống rỗng
- Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài
- Chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.230.720 đồng, trong
đó có 586.000 đồng tiền rách
1.4 Văn hoá – xã hội:
Trang 109
- Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, trên 90% số dân không biết chữ Hầu hết số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao đẳng hoặc đại học và chủ yếu học ở ngành luật và ngành thuốc
- Suốt thời kỳ 1930-1945, số công chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm vài trăm người Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới gặp không ít khó khăn, lúng túng
1.5 Chính Trị:
- Chính quyền Cách Mạng còn non yếu
- Nhân dân lao động lần đầu tiên lên nắm chính quyền chưa có kinh nghiệm Những khó khăn, thử thách to lớn cả về quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội trên đây, đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh đất nước ta trong thế "ngàn cân treo sợi tóc" Tình hình trên đòi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo
- Ngày 25/11/1945, BCH Trung ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc xác định tính chất của “cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” với khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ Quốc trên hết” Chỉ thị nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng” Vì vậy, phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”
- Chỉ thị vạch ra nhiệm vụ chủ yếu của toàn dân là “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”
Để thực hiện các nhiệm vụ này, chỉ thị cũng đề ra các công tác cụ thể:
- Về nội chính: Đảng nhấn mạnh việc củng cố sức mạnh về chính trị, tinh thần của chế độ mới Chính quyền là vấn đề cơ bản của cách mạng, do vậy củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hàng đầu Xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân
- Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài
- Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”, thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa-Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và chủ trương “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp
Trang 1110
- Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời và khôn khéo những vấn
đề quan trọng trong chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong tình thế vô cùng hiểm nguy của nước nhà
2 Biện Pháp:
- Thực hiện tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố chế độ mới
- Thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù để phân hóa chúng, khôn khéo tránh tình thế phải đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc
2.1 Về Nội Chính:
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, lập chính phủ chính thức, chấn chỉnh các cơ quan chính phủ, soạn thảo Hiến pháp để khẳng định trên thực tế và về mặt pháp lý, một chính quyền thật sự do nhân dân xây dựng nên, một chính quyền của dân và vì dân Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ngày 6-1-1946 biểu thị ý chí và sức mạnh của toàn dân xây dựng và bản vệ chính quyền
- Nhìn chung ở cả 71 tỉnh thành trong cả nước, 89% tổng cử tri đã đi bỏ phiếu, phổ biến là 80%, nhiều nơi đạt 95% Trừ một số nơi phải bầu bổ sung, còn tuyệt đại
đa số các địa phương chỉ bầu một lần Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó,
có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số
- ở các địa phương nhân dân cũng bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp và các hội đồng đó cử ra các uỷ ban nhân dân chính thức thay cho các uỷ ban nhân dân lâm thời thành lập trong những ngày tổng khởi nghĩa Việc kiện toàn chính quyền cách mạng từ trung ương tới cơ sở có ý nghĩa to lớn cả về đối nội và đối ngoại và là bước tiến quan trọng nhằm tăng cường sức mạnh về chính trị
Trang 1211
Nhân dân bỏ phiếu bầu quốc hội ngày 6 tháng 1 năm 1946
- 25-2-1946, sau nhiều lần thương lượng, hội nghị liên tịch giữa Việt Minh, Dân chủ, Việt Quốc, Việt Cách đã thống nhất:Thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến chính thức gồm 10 bộ: Bộ Quốc phòng và Nội vụ để người không đảng phái nắm; các Bộ Tài chính, Giao thông công chính, Giáo dục, Tư pháp do Việt Minh và Dân chủ nắm; các Bộ ngoại giao, Kinh tế, Xã hội, Canh nông do Việt Quốc, Việt Cách nắm Để
tỏ rõ tính chất thống nhất quốc gia của Chính phủ liên hiệp, hai Bộ giao thông công chính và Canh nông sẽ dành cho đồng bào Nam Bộ Trong khi đại biểu Nam bộ chưa tựu chức, Bộ Giao thông công chính sẽ do Việt Minh hay Dân chủ phụ trách; Bộ Canh nông sẽ do Việt Quốc hay Việt Cách phụ trách
- Đảng chủ trương mở rộng Chính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, để cho một số nhân vật của Việt Quốc, Việt Cách (tay sai của Tưởng) tham gia Chính phủ Quốc hội khoá I, kỳ họp đầu tiên ngày 2-3-1946 thông qua đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội cho bọn Việt Quốc, việt Cách và để họ nắm gần một nửa số Bộ trong Chính phủ liên hiệp chính thức nhằm thực hiện sách lược của ta đối với chính quyền Tưởng
- Để tăng cường sức mạnh về chính trị, cùng với việc củng cố chính quyền, Đảng chủ trương mở rộng khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, tổ chức thêm những đoàn thể cứu quốc mới
- Thu hút vào Mặt trận những tầng lớp tư sản, địa chủ yêu nước và tiến bộ Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Mặt trận Việt Minh, một mặt trận mới là Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt được thành lập tháng 5-
1946 nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng và cá nhân chưa có điều kiện tham gia Mặt trận Việt Minh trước đây cùng phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và phú cường Khối đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Việt Minh và Liên Việt
là cơ sở chính trị, xã hội rộng lớn bảo đảm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ mới trước những khó khăn thử thách nặng nề
- Một số đoàn thể quần chúng và đảng phái dân chủ lần lượt ra đời như: Mặt trận Liên Việt (28-5-1946), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (27-5-1946), Đảng xã hội Việt Nam (22-7-1946), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1946), v.v Mặt trận đoàn kết dân tộc thống nhất quốc gia được tăng cường
- Ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước
ta, khẳng định tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt