Hướng dẫn tập kỹ thuật nhảy đập cầu (29/10/2008) Trước hết, cần phải nói kỹ thuật đập là 1 kỹ thuật liên hoàn, lực phát ra gọi là lực liên kết hay gọi là cộng lực cũng đúng, vì thế muốn đập được liên tục và đập được mạnh nhất thiết chúng ta phải nắm được kỹ thuật cơ bản của động tác này và phải luyện nhuần nhuyễn. Còn để nhảy lên đập được trúng và mạnh thì các bạn nên hiểu: Trong cầu lông có 1 từ chuyên môn đó là từ NHỊP (hay gọi là đúng nhịp), khi mà tất cả nào là kỹ thuật cơ bản, nào là thể lực, đã tương đối đầy đủ nhưng chúng ta thiếu đi từ này thì cũng khó phát huy tốt những gì đã có. Dễ hiểu là khi chúng ta đã có kỹ thuật đập cầu, đã biết lùi về hoặc đứng tại chỗ bật 2 chân lên nhưng lại ko đúng với nhịp rơi của quả cầu (nhảy lên sớm quá, hoặc muộn quá) thì đều khó đánh tốt động tác này => ko phát huy được lực đánh tối đa, hoặc lãng phí lực đánh. Nói 1 cách khác thì có nghĩa là chúng ta phải bắt nhịp được chính xác với tình huống, xác định được toạ độ rơi xuống của cầu bao xa và bao lâu, di chuyển đón cầu nhanh, chính xác, đủ thời gian phán đoán điểm rơi của cầu sẽ tiếp xúc ra lực tốt nhất khi bật lên (có nghĩa là khi chúng ta bật lên thực hiện động tác đánh vào cầu mà cảm nhận thấy thoải mái và mạnh mẽ nhất là đúng). Cách tập để có được điểm tiếp xúc tốt và đúng nhịp: ( kỹ thuật cơ bản đã OK nhé ) _Thực hiện các bước di chuyển không có cầu như lên lưới bỏ nhỏ, hoặc sang ngang thủ 2 bên rồi lùi về phía sau cuối sân chụm chân để bật lên nhiều lần (đừng thực hiện động tác đập vội). Mục đích là để có 1 bước chân di chuyển thật nhuần nhuyễn với các tình huống giả định như thực. _ Đứng cuối sân đón các đường cầu thực tế do thầy hoặc bạn phát bổng sang cho mình tập. Có thực hiện động tác đập, từ nhẹ đến mạnh, từ đứng dưới đất đến bật nhẹ lên đập, quen rồi thấy ổn thì bật cao nữa lên để thực hiện động tác, cho đến hết khả năng (bật cao cỡ 1m thì tốt quá). Mục đích là tìm ra cảm giác với điểm tiếp xúc cầu đúng nhất với bản thân (mỗi người có 1 điểm tiếp xúc riêng, ko ai giống ai) _ Cuối cùng thì ráp 2 phần trên lại = 1 bài tập thực tế hơn là thầy hoặc bạn sẽ giúp đưa 1 quả cầu lên phía trên để buộc mình di chuyển lên sau đó đưa 1 quả cầu bổng xuống dươí cuối sân để ta lui về thực hiện động tác bật 2 chân lên đập. Cứ như vậy đều đặn và nhiều lần chúng ta sẽ thành công thôi. Một điều chắc chắn là khi bật lên càng cao (bật 2 chân) thì lực đập cầu sẽ càng mạnh và đường đập sẽ càng hiểm và biến hoá khó đỡ. . Hướng dẫn tập kỹ thuật nhảy đập cầu (29/10/2008) Trước hết, cần phải nói kỹ thuật đập là 1 kỹ thuật liên hoàn, lực phát ra gọi là lực liên kết hay gọi là cộng lực cũng đúng, vì thế muốn đập. tục và đập được mạnh nhất thiết chúng ta phải nắm được kỹ thuật cơ bản của động tác này và phải luyện nhuần nhuyễn. Còn để nhảy lên đập được trúng và mạnh thì các bạn nên hiểu: Trong cầu lông. cả nào là kỹ thuật cơ bản, nào là thể lực, đã tương đối đầy đủ nhưng chúng ta thiếu đi từ này thì cũng khó phát huy tốt những gì đã có. Dễ hiểu là khi chúng ta đã có kỹ thuật đập cầu, đã biết