1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

SỐ 4 - KHÔNG BỊ BUỘC LÀM NÔ LỆ ppt

3 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 175,74 KB

Nội dung

SỐ 4 - KHÔNG BỊ BUỘC LÀM NÔ LỆ Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch trước hết được đề cập trong Điều 4 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng: Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. Điều 8 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) cụ thể hóa quy định trong Điều 4 UDHR, trong đó nêu rõ: Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. Không ai bị bắt làm nô dịch. Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức. Xét nội dung, Điều 8 ICCPR bao trùm tất cả các tình huống mà một người có thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh như mại dâm, buôn bán ma túy hoặc trong một số dạng lạm dụng tâm lý1[1]. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức, Khoản 3 Điều 8 liệt kê những trường hợp loại trừ, bao gồm: (i) Lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm; (ii) Những công việc hoặc sự phục vụ mà thông thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm; (iii) Những sự phục vụ mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm; (iv)Những sự phục vụ được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng; (v) Những công việc hoặc sự phục vụ là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường. Cũng cần lưu ý là những quy định về loại trừ phải được áp dụng một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kỳ chủ thể nào, và phải phù hợp với các quy định khác có liên quan của ICCPR2[2]. Ngoài ICCPR, trước và sau công ước này còn có nhiều điều ước quốc tế do Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc và ILO thông qua có liên quan đến quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch. Những điều ước này đã đề cập đến những biện pháp toàn diện mà các quốc gia thành viên phải tiến hành nhằm ngăn chặn và xóa bỏ chế độ nô lệ, những thể thức tương tự như chế độ nô lệ và việc cưỡng bức lao động. Một số điều ước tiêu biểu có liên quan là: Công ước về nô lệ, 1926 (Hội Quốc Liên); Nghị định thư năm 1953 sửa đổi Công ước về Nô lệ 1926 (Liên hợp quốc); Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, việc buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục khác tương tự chế độ nô lệ, 1956 (Liên hợp quốc); Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 29 của ILO), 1930; Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105 của ILO), 1957; Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949 (Công ước số 29 của ILO); Công ước về chống buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949 (Liên hợp quốc); Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, 2000 Tương tự như vấn đề chống tra tấn, việc chống nô lệ và các hình thức nô lệ, nô dịch được coi là một quy phạm tập quán quốc tế về quyền con người, do đó, những tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này có hiệu lực ràng buộc với mọi quốc gia trên thế giới, bất kể việc quốc gia đó có là thành viên của các điều ước quốc tế kể trên hay không. . trong Điều 4 UDHR, trong đó nêu rõ: Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. Không ai bị bắt làm nô dịch. Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc. SỐ 4 - KHÔNG BỊ BUỘC LÀM NÔ LỆ Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch trước hết được đề cập trong Điều 4 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng: Không. Nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng: Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm. Điều 8 Công ước Quốc tế về các quyền

Ngày đăng: 08/08/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN