66 NM Cơ khí Gang thép - Công ty Gang thép Thái Nguyên.Doc
Trang 1Mục lục
Tra
ng
Lời nói đầu 3
Phần I Giới thiệu một số vấn đề chung về nhà máy CKGT 7
I.1 Sơ lợc một số nét về quá trình hình thành và phát triển của NM 7
I.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy 11
I.3 Đặc điểm, tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy .12
I.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà máy 16
I.4.1 Cụ thể từng khâu sản xuất 17
I.4.2 Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy .18
I.4.3 Kết cấu sản xuất của nhà máy 19
Phần II Tình hình chung về công tác kế toán của NM CKGT .20
II.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán thống kê của nhà máy 20
II.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán và công tác hạch toán của NM .22
II.3 Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban 23
II.4 Công tác thống kê tại nhà máy .24
II.4.1 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy thống kê tại nhà máy .25
II.4.2 Nội dung công tác thống kê .25
Phần III Một số phần hành kế toán ở Nhà máy 28
III.1 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 28
III.1.1 Kế toán nguyên vật liệu 28
III.1.2 Kế toán công cụ dụng cụ .31
III.2 Kế toán Tài sản cố định 31
III.2.1 Kế toán tăng giảm TSCĐ .33
III.2.2 Kế toán hao mòn TSCĐ 34
III.3 Kế toán lao động – tiền lơng và các khoản trích theo lơng 34
III.3.1 Phân tích tình hình lao động 34
III.3.2 Kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng 36
III.4 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 39
III.4.1 Tập hợp chi phí 40
III.4.2 Tính giá thành sản phẩm 46
III.5 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ 47
III.5.1 Công tác quản lý thành phẩm 48
III.5.2 Côngtác hạch toán thành phẩm 49
III.6 Kế toán tiền mặt tại quỹ và các khoản tạm ứng 51
III.6.1 Kế toán vốn bằng tiền tại nhà máy CKGT 51
Trang 2III.6.2 Kế toán Tiền gửi ngân hàng 54
III.7 Kế toán các khoản phải thu - phả trả 55
III.7.1 Kế toán các khoản phải thu .55
III 7.1 Kế toán các khoản phải trả 55
III.8 Kế toán các nguồn vốn 56
III.9 Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh .57
III.10 Hệ thống báo cáo kế toán của nhà máy .60
III.11 Công tác tài chính tại nhà máy .61
III.11.1 Đánh giá khái quát sự biến động về Tài sản và Nguồn vốn .64
III.11.2 Phân tích tình hình tài sản .65
III.11.3 Phân tích tình hình nguồn vốn 68
III.11.4 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 69
Phần IV Đánh giá chung và kết luận 72
IV.1 Đánh giá chung về tình hình của nhà máy 72
Kết luận 74
Lời nói đầu
Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế Sự ra đời của nó gắn liền với sự
ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội Nền sản xuất càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu đợc Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đồng thời sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán là công
cụ quản lý hiệu quả nhất
Trong nền kinh tế thị trờng các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải hạch toán kinh tế, phải tự lấy thu bù chi và có lãi Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trờng có cạnh tranh ganh gắt, một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất là phải quan tâm đến tất cả các khâu các mặt quản lý trong quá trình sản
Trang 3xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu hồi đến vốn về sao cho chi phí bỏ ra là ítnhất lại thu về đợc lợi nhuận cao nhất Có nh vậy đơn vị mới có khả năng bù đắp
đợc những chi phí bỏ ra và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nớc, cải thiện đời sốngcho ngời lao động và thực hiện tái sản xuất mở rộng
Để đạt đợc mục tiêu sản xuất kinh doanh có lãi tạo cơ sở để phát triểndoanh nghiệp Bên cạnh các biện pháp cải tiến quản lý sản xuất thực hiện côngtác marketing tiếp thị bán hàng, sản phẩm huy động tối đa các nhuồn lực củadoanh nghiệp cải tiến công nghệ sản xuất mới để tăng năng suất lao động, tiếtkiệm nguyên vật liệu, cải tiến công tác kế toán để thực hiện tốt vai trò của kếtoán trong việc giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đề ra kế hoạch sản xuất đúng
đắn.Hạch toán kế toán là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống quản
lý, nó đợc sử dụng nh một công cụ có hiệu quả nhất để phản ánh khách quan vàgiám đốc quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với nhà nớc kếtoán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng để kiểm tra việc chấp hànhngân sách nhà nớc để điều hành nền kinh tế quốc dân
Nhận thức đợc vấn đề đó, đối với những kiến thức tiếp thu đợc tại trờngkết hợp với thời gian thực tập nghiên cứu tìm hiểu thực tế tổ chức kế toán tại Nhàmáy Cơ khí Gang thép với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo Vũ Thị Hậu vàcác cô, chú phòng kế toán và các phòng ban khác thuộc Nhà máy Cơ khí em đãhoàn thành báo cáo này Với thời gian còn hạn chế, trình độ nhận thức cha sâu
về thực tế, nên trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của
em không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót Em mong nhận đợc những ýkiến đóng góp quý báu của cô giáo hớng dẫn và các cô, chú phòng kế toán Nhàmáy để em có thể hoàn thành đợc báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4Phần I Giới thiệu một số vấn đề chung về
nhà máy Cơ Khí Gang ThépI.1 Sơ lợc một số nét về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy.
Nhà máy Cơ khí Gang Thép thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên.
Với chức năng là đơn vị phụ trợ đợc phân cấp và có t cách pháp nhân, có con dấuriêng, có tài khoản riêng tại Ngân hàng công thơng Lu Xá Thái Nguyên, hoạt
động theo giấy phép kinh doanh số 10661 của trọng tài kinh tế Thái Nguyên cấpngày 20/03/1993
- Tên giao dịch quốc tế :Gang Thép engineering factory
- Cơ quan chủ quản :Bộ công nghiệp
- Địa chỉ :Phờng Cam Giá- thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại :(0280) 832126- (0280) 832198
- Website : htt:// www.cokhigangthep.com.vn
- Giám đốc Nhà máy Cơ khí Gang Thép : ông Nguyễn Văn Mãi
Với chủ trơng u tiên phát triển công nghiệp nặng Ngay từ những năm đầutiên của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965 khu liên hiệp Gang Thép -
Trang 5Thái Nguyên đã đợc hình thành với mục tiêu sản xuất Gang thép cho nền côngnghiệp nớc nhà.
Từ những ngày khởi đầu nhà máy là một xởng nhỏ với thiết bị gia côngcắt gọt còn hạn chế, trải qua năm tháng tồn tại và phát triển nay nhà máy đợc đổitên thành nhà máy Cơ khí Gang thép Với diện tích hơn 40 héc ta, có đờng sắt, đ-ờng bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, cung cấp vật t và tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa của nhà máy trong nội bộ nhà máy cũng nh trong nội bộ công ty vàngoài công ty
Nhà máy Cơ khí Gang thép là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Gangthép Thái nguyên đợc thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1961 theo quyết định số361-CNG của bộ công nghiệp nặng.Với chức năng là đơn vị xản xuất phụ trợ cácphụ tùng, bị kiện và thép thỏi phục vụ các đơn vị thành viên trong công ty Nhàmáy là đơn vị phụ thuộc cha hạch toán độc lập, thanh toán nội bộ theo uỷ nhiệmchi Nhiệm vụ chính của nhà máy là chế tạo phụ tùng thay thế, sửa chữa máymóc cho các xởng mỏ trong công ty và chế tạo phụ tùng, phụ kiện tiêu hao chosản xuất luyện kim của toàn Công ty
Ngay từ khi thành lập nhà máy đã đợc trang bị 1 lò điện luyện thép 1,5T/
mẻ 2 lò đứng đúc gang 700 mm, hơn 50 máy gia công cơ khí với nhiều chủngloại và đợc trang bị thêm 1 lò điện 1,5T/mẻ vào năm 1982 Nhà máy có lực l-ợng lao động khá dồi dào, với 770 CBCNV trong đó có 80 kỹ s và cử nhân kinh
tế, bậc thợ công nhân kỹ thuật là 4,5/7
Năm 1990 do yêu cầu nâng cao sản lợng thép của Công ty, nhà máy đã
đ-ợc Công ty trang bị thêm 1 lò điện luyện thép 12T/mẻ
Trong nền kinh tế thị trờng hiện nay Nhà máy luôn coi trọng nâng caochất lợng sản phẩm đảm bảo chữ Tín cho ngời tiêu dùng với phơng châm “Tiếtkiệm chi phí giảm giá thành nâng cao chất lợng sản phẩm là mục tiêu sống còncủa Nhà máy” Chính vì vậy năm 2002 Nhà máy đã thực hiện 5S và nhận đợcchứng chỉ ISO 9001-2000 của trung tâm Quản lý chất lợng QUACERT
Hệ thống sản xuất của nhà máy gồm 7 phân xởng đợc kết cấu nh sau:
Trang 6- Phân xởng 5: Phân xởng rèn dập
Sản xuất phụ trợ:
- Phân xởng 6: Phân xởng chế biến và vận chuyển phế thép
- Phân xởng Mộc Mẫu: Phân xởng gia công khuôn mẫu gỗ
Công nghệ của các phân xởng trong nhà máy đợc tổ chức sản xuất theochuyên môn hoá công nghệ với rất nhiều sản phẩm đa dạng phù hợp với nhà máycơ khí sửa chữa Một số sản phẩm của phân xởng này là khởi phẩm của phân x-ởng kia, tạo ra một dây chuyền khép kín từ công đoạn tạo phôi đến công đoạngia công cơ khí, nhiệt luyện lắp ráp để có thành phẩm xuất xởng
Năm 2004 nhà máy sản xuất đạt giá trị sản xuất 148 277 triệu đồng, doanh thu đạt 185 419 triệu đồng Hoàn thành vợt mức kế hoạch sản lợng các
mặt hàng Công ty giao trớc thời hạn quy định
Trang 7*Một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện đ ợc những năm qua
I.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy
Nhiệm vụ chính của Nhà máy Cơ khí Gang Thép là chế tạo phụ tùng
thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị cho các đơn vị, Xởng mỏ trong Công ty
Đồng thời chế tạo phụ tùng phụ kiện tiêu hao cho sản xuất luyện kim của toànCông ty với các sản phẩm chủ yếu nh: Đúc gang, đúc thép, rèn dập, gia công cơkhí và chế tạo lắp ráp các thiết bị máy móc đồng bộ Hàng năm Nhà máy còncung cấp cho Công ty 25 000 tấn đến 300 000 tấn thép thỏi
Trang 8Ngoài ra Nhà máy còn sản xuất thép cán tròn, góc với nhiều chủng loạitheo yêu cầu của khách hàng Chế tạo các thiết bị đồng bộ cho công trình xâydựng cơ bản mà Công ty có vốn đầu t.
Hàng năm Nhà máy cung cấp cho thị trờng 4 000 đến 5 000 tấn thép thànhphẩm, 1 000 đến 2 000 tấn trục cán và các loại hàng gia công cơ khí khoảng hơn
4 000 tấn sản phẩm mỗi năm Nhà máy còn thiết kế chế tạo các loại trục ép mía
cỡ lớn, con lăn đỡ lò xi măng và lô xeo giấy thay thế hàng trớc đây phải nhập từnớc ngoài cho các công trờng nh: Quảng Ngãi, La Ngà( Bình Dơng), xi măngBỉm Sơn Thanh Hoá và nhiều thiết bị khác, sản xuất và lắp ráp dây truyền cánthép đồng bộ trong ngành luyện kim, nh các dự án xây lắp, nâng cấp và sử dụngtrong cả nớc Đặc biệt các dự án trị giá hàng chục tỷ đồng Một số chi tiết phụtùng chất lợng cao, trọng lợng lớn, kích thớc lớn cung cấp cho nền kinh tế quốcdân
Ngoài năng lực chuyên môn Nhà máy cũng đã tham gia chế tạo nhữngmặt hàng khó gia công lắp đặt các dây truyền cán cho các đơn vị ngoài để tạocông ăn việc làm và nâng cao đời sống và thu nhập cho ngời lao động Ngoài ranhà máy còn tận dụng nguồn lực d thừa để sản xuất thép cán bán ra thị trờng để
có tiền mặt chi trả những khoản cần thiết
Nhà máy cũng có đủ khả năng sản xuất, chế tạo những chi tiết, phụ tùngyêu cầu chất lợng cao, trọng lợng lớn, kích thớc lớn cung cấp cho nền kinh tếquốc dân nh:
- Trục cán các loại 210 - 840mm trọng lợng đến 15T
- Thân lô xeo giấy 1500 - 2000
- Lô ép mía 700 - 840 mm trọng lợng đến 9T
- Con lăn đỡ lò xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá trọng lợng đến 16 T
Loại hình sản xuất của nhà máy chủ yếu là sản xuất theo loạt nhỏ, đơnchiếc hay đơn đặt hàng, chỉ một số sản phẩm đợc sản xuất theo loạt lớn nh: thépthỏi, khuôn thỏi, trục cán, lô ép mía vv
Với chức năng và hàng hoá nh vậy nhà máy không nhận các chỉ tiêu pháplệnh mà chỉ nhận các chỉ tiêu giao nh:
Giá trị tổng sản lợng
Sản lợng hiện vật và mặt hàng
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Chỉ tiêu định mức đơn giá tiền lơng
Trang 9 Chỉ tiêu cung ứng thu mua vật t kỹ thuật
Tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chỉ tiêu tài chính
I.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy.
Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy là thực hiệnhạch toán kinh doanh độc lập không hoàn toàn, có t cách pháp nhân không đầy
đủ Tổ chức quản lý thực hiện nh một doanh nghiệp nhà nớc đầy đủ, về mặt tàichính Công ty phân cấp quản lý cho nhà máy, mở rộng quyền tự chủ của cơ sở.Nhà máy có tài khoản tại ngân hàng, nhng vẫn phụ thuộc quản lý chung củaCông ty Các hoạt động về mặt tài chính chủ yếu dới sự kiểm soát của Công ty
Là một đơn vị sản xuất có nhiều ngành nghề, chủng loại mặt hàng thay đổi nêncông tác quản lý của nhà máy cũng là một trong những đơn vị có độ phức tạpnhất Công ty Nhà máy có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống phòng ban,phân xởng
Sơ đồ bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí Gang Thép
* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính: Bao gồm ban giám đốc và các phòng
chức năng
Giám đốc: Là thủ trởng đơn vị, ngời lãnh đạo nhà máy, chịu trách nhiệm
trớc tổng giám đốc, và công nhân viên chức nhà máy về việc điều hành sản xuấtkinh doanh, tổ chức quản lý theo đờng lối của Đảng, pháp luật của nhà nớc Chịu
sự chỉ đạo của cơ quan công ty Gang thép Thái nguyên
Đội bảo vệ
P.TC
ĐĐ
P.KT TK
P.KT CĐ
Mộc mẫu
Trang 10+ Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch về các mặt sản xuất, kếtoán tài chính, đời sống xã hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức sản xuấttheo chỉ đạo của công ty Tổ chức chỉ đạo xây dựng kế hoạch tác nghiệp giaocho các đơn vị trong nhà máy.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản vật t, tiền vốn, lao động theo phâncấp của công ty với nhà máy
+ Chỉ đạo các mặt sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tố chức lao động, ký kết vàchỉ đạo thực hiện các hợp đồng sản xuất, mua bán vật t, dịch vụ trong và ngoàicông ty theo phân cấp quản lý Thực hiện yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn trêncơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả
+ Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, các nội quy, quy trình sản xuất antoàn lao động
+ Thực hiện chế độ chính sách đối với ngời lao động theo bộ luật lao động
Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, bồi dỡng nghề nghiệp theo phân cấp
+ Chỉ đạo và cung cấp nguồn lực để áp dụng thành công Hệ thống quản lýchất lợng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000
Hai phó giám đốc: là ngời giúp việc cho giám đốc, đồng thời trực tiếp
giải quyết các công việc trong phần hành đợc giám đốc uỷ quyền
Phó giám đốc kỹ thuật, thiết bị: Là ngời chịu trách nhiệm trớc Giám đốc
nhà máy về các lĩnh vực đợc phân công
+ Tổ chức nghiên cứu đề xuất đầu t kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật trong côngnghệ sản xuất, nghiên cứu chế thử sản phẩm
+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiến bộ kỹ thuật, áp dụng vào hợp
lý hoá sản xuất, sáng kiến tiết kiệm
+ Tổ chức xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao vật ttrong sản xuất Tổ chức phân tích các chỉ tiêu tiêu hao và tìm các biện pháp tiếtkiệm
+ Tổ chức theo dõi đôn đốc chỉ đạo công tác kỹ thuật nhằm ổn định sảnxuất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
+ Tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra chất lợng sản phẩm
+ Chủ tịch hội đồng sáng kiến tiết kiệm, hội đồng đào tạo, hội đồng bảo hộlao động
+ Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức xây dựng và ápdụng thành công hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000
Phó giám đốc sản xuất và tiêu thụ:
+ Tổ chức theo dõi đôn đốc chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất vàcông tác tiêu thụ sản phẩm
+ Tổ chức và chỉ đạo xây dựng kế hoạch, quản lý, sử dụng vật t phục vụ chosản xuất
Trang 11+Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩnISO9001:2000.
+ Tổ chức và chỉ đạo theo dõi và chỉ đạo công tác đời sống xã hội
+ Chủ tịch hội đồng kỷ luật nhà máy Trởng các ban: Chăm sóc, bảo vệ trẻ
em, ban chăm sóc sức khoẻ ngời lao động và ban phòng chống bão lụt nhà máy
Cùng các phòng ban:
Phòng kế hoạch - điều độ: Biên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch giá thành tháng, quý, năm, đôn đốc các phòng ban chức năng và các phânxởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Phòng kế toán -thống kê: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quản lý tài
sản của nhà máy, đảm bảo về tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh Thựchiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính trớcgiám đốc và cơ quan quản lý cấp trên
Phòng tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ quản lý lao động trong toàn
nhà máy, biên lập định mức lao động, quản lý quỹ tiền lơng, đào tạo nâng caotay nghề cho công nhân viên và công tác quản lý hành chính trong toàn nhà máy
Phòng kỹ thuật - cơ điện: Quản lý thiết bị máy móc, sửa chữa lớn, xây
dựng cơ bản trong toàn nhà máy Lập quy trình công nghệ gia công cơ khí, sửachữa thiết bị thờng xuyên
Phòng luyện kim - KCS: Quản lý biên lập và theo dõi các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật Quản lý các đề tài tiến bộ kỹ thuật, thiết kế và lập quy trình côngnghệ đúc và luyện kim, kiểm tra chất lợng sản phẩm trong toàn nhà máy
Phòng vật t: Chịu trách nhiệm về lập kế hoạch cung ứng và quản lý vật
t trong toàn nhà máy Quản lý toàn bộ hệ thống kho bãi, vận chuyển vật t đếncác phân xởng
Đội bảo vệội bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự, bảo vệ tài sản
xã hội chủ nghĩa
Trạm y tế : Chịu trách nhiệm trong việc chăm lo khám chữa bệnh cho
cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám bệnh nghề chocông nhân sản xuất trong môi trờng độc hại
I.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Trong quá trình sản xuất Nhà máy có một phó Giám Đốc kỹ thuật trựctiếp phụ trách phòng kỹ thuật luyện kim - KCS, phòng kỹ thuật cơ điện quản lýchặt chẽ tất cả mọi quy trình công nghệ chế tạo nghiên cứu đề ra các bớc cải tiến
Trang 12công nghệ mới nhằm hạ giá thành sản phẩm mà đồng thời nâng cao đợc chất ợng sản phẩm.
l-Về máy móc thiết bị đợc giao cho phòng kỹ thuật cơ điện đặc trách về tấtcả các loại thiết bị đang phục vụ cho sản xuất của Nhà máy Căn cứ vào quátrình hoạt động, tính năng yêu cầu của từng loại thiết bị mà hàng năm đều có ph-
ơng án trung, đại tu, tiểu tu và theo tính chất làm việc của thiết bị Mặt khác căn
cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy để tiến hành xây dựng các dự
án đầu t nhằm đáp ứng nguồn lực cơ sở hạ tầng cho việc xây dựng kinh doanhngày càng cao của Nhà máy
Công nghệ phân xởng của Nhà máy đợc tổ chức theo chuyên môn hoá công nghệ với nhất nhiều sản phẩm đa dạng phù hợp với tình hình sản xuất thực tế
*Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy Cơ khí Gang Thép
Tập kết NVL( gang, thép phế, vật liệu khác )Chế biến, chuẩn bị NVLCác lò nấu luyện
Trang 13Ví dụ lu trình cán thép:
I.4.1 Cụ thể từng khâu sản xuất
1) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Gang, sắt thép phế,… và các chất trợ dụng đ và các chất trợ dụng đợc tậpkết vào khu vực chuẩn bị nguyên lệu, tại đây chúng đợc phân loại, gia công, chếbiến theo đúng yêu cầu để đa sang nấu luyện
2) Nấu luyện : Nguyên liệu và các chất trợ dụng đã đợc chế biến phù hợp theo
yêu cầu đợc nạp vào các lò điện hồ quang để tiến hành nấu luyện Khi thép lỏng
đạt yêu cầu về nhiệt độ, thành phần hoá học và các yêu cầu khác thì đợc tháo rakhỏi lò và chuyển sang khâu đúc rót Hiện nay tại nhà máy khâu nấu luyện đợcthực hiện trong lò điện 12tấn và lò 1,5 tấn
3) Đúc rót thép: Thép lỏng đợc đúc rót vào khuôn đúc loại từ 36 - 340kg/thỏi
kiểm tra đủ yêu cầu chất lợng chuyển sang khâu Cán
4) Cán: Sau khi đợc phôi thép đúc đợc đa vào Nhà máy cán thép tuỳ theo yêu
cầu sử dụng có thể cán dát thành những sản phẩm cụ thể
5) Nghiệm thu và nhập kho: Sản phẩm quá trình cán đợc nghiệm thu và phân
loại theo tiêu chuẩn quy định, thép hợp cách đợc nhập kho thành phẩm của Nhàmáy sau đó xuất bán cho khách hàng
I.4.2 Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy.
Nhà máy Cơ khí Gang Thép tổ chức sản xuất chuyên môn hoá các bộ phận:
+ Phân xởng 1: Gia công cơ khí các chi tiết, phụ tùng sửa chữa,phụ tùng
tiêu hao,chế tạo lắp ráp đồng bộ các dây truyền máy cán
+ Phân xởng 2: Có 2 lò điện 1,5T/mẻ làm nhiệm vụ đúc các chi tiết khởi
phẩm bằng thép, đúc thép thỏi cho các máy cán nhỏ
Nấu luyện
Tiêu thụ
Nhập khoCán
NVL Chế
biến
Đúc, rót thépThu hồi trong cán (Thép đầu mẩu)
Trang 14+ Phân xởng 3: Có lò điện 12T/mẻ, 2 lò đúc gang,1 lò đúc đồng Phân
x-ởng có nhiệm vụ đúc các chi tiết bằng gang, bằng đồng, các chi tiết bằng thép cótrọng lợng lớn và đúc thép thỏi các loại phục vụ cho cán thép của toàn Công ty
+ Phân xởng 4: Có nhiệm vụ sủa chữa lớn và sửa chữa thờng xuyên các
thiết bị trong nội bộ đơn vị, ngoài ra tận dụng lao động sản xuất dây truyền thépcán vằn và góc các loại từ phôi tận dụng của nhà máy
+ Phân xởng 5: Có nhiệm vụ rèn dập các chi tiết mặt hàng phục vụ các
đơn vị trong cũng nh hàng ngoài Công ty
+ Phân xởng 6: Là phân xởng chuyên đảm nhiệm chế biến, tuyển chọn,
vận chuyển và cung cấp thép phế và phế liệu đầu vào phục vụ nấu luyện cho cácphân xởng luyện kim
+ Phân xởng mộc mẫu: Là bộ phận chuyên gia công, chế tạo các khuôn
mẫu bằng gỗ phục vụ cho các phân xởng đúc Ngoài ra còn nhận làm một số mặthàng đồ gỗ dân dụng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trờng
I.4.3 Kết cấu sản xuất của nhà máy.
Kết cấu sản xuất của nhà máy Cơ khí gang thép là một hệ thống gồm:
- Phân xởng, bộ phận sản xuất chính: Phân xởng gia công cơ khí, Đúcthép, Đúc đồng, Phân xởng cơ điện, Phân xởng rèn
- Phân xởng, bộ phận sản xuất phụ trợ: Phân xởng chế biến nguyên vậtliệu, phân xởng mộc mẫu
- Bộ phận phục vụ: Hoá nghiệm, vận chuyển bốc dỡ, bộ phận động lực ( oxy, điện nớc… và các chất trợ dụng đ)
Các phân xởng và bộ phận trong Nhà máy có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau để đạt đợc kết quả sản xuất một cách tốt nhất Phân xởng 2, 3 là kháchhàng của phân xởng 6 và phân xởng mộc mẫu, phân xởng 1, 4 và phân xởng 5 làkhách hàng của phân xởng 2 và phân xởng 3
Trang 15Phần II
Tình hình chung về công tác kế toán
của nhà máy Cơ khí gang thépII.1.cơ cấu Tổ chức bộ máy kế toán-thống kê của nhà máy.
Phòng kế toán thống kê có nhiệm vụ : Hạch toán quản lý tài sản và tiền
vốn của nhà máy, đảm bảo về tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh Thựchiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính trớcgiám đốc và cơ quan quản lý cấp trên
Phòng kế toán thống kê hiện nay có 12 ngời, đợc phân công theo yêu cầuquản lý nhà máy cũng nh của phòng Nhà máy trang bị cho 5 máy vi tính phục
vụ cho quá trình quản lý và hạch toán của nhà máy
+ Trởng phòng kế toán - thống kê : Là ngời phụ trách chung, có nhiệm
vụ đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc kế toán, tình hìnhthực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy, tài sản tiền vốn của nhàmáy, giúp Giám đốc điều hành sản xuất có hiệu quả
+ Kế toán tổng hợp ( Phó phòng kế toán - thống kê): Có nhiệm vụ tổng
hợp hết số liệu đợc phản ánh từ các nghiệp vụ của các kế toán chi tiết, lên bảngcân đối tài khoản, sổ tổng hợp, các báo cáo tài chính liên quan khác
+ Thống kê tổng hợp : Theo dõi ghi chép số liệu phản ánh tình hình sản
xuất, lao động, tiêu hao vật t, sản phẩm, tình hình sử dụng thiết bị máy móc củacác phân xởng, lập báo cáo thống kê
+ Kế toán giá thành : Tập hợp, phản ánh đầy đủ mọi chi phí phát sinh
trong quá trình sản xuất, phân bổ chi phí, tính toán giá thành sản phẩm lao vụ đãhoàn thành, lập báo cáo chi phí sản xuất
+ Kế toán sửa chữa lớn - Xây dựng cơ bản, tài sản cố định : Theo dõi
các hạng mục công trình sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản của nhà máy Thanhtoán, quyết toán các hạng mục đó Theo dõi việc biến động tài sản cố định, tínhtoán việc trích khấu hao vào giá thành sản phẩm
Trang 16+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn
kho thành phẩm, tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ( bao gồm cả nhiệm vụ kế toán thanh toán – Công nợ phải thu.)
+ Kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng : Tính toán lơng cơ
quan và các khoản trích bảo hiểm, tổng hợp lơng toàn nhà máy lập bảng phân bổtiền lơng cho các đơn vị
+ Kế toán vật liệu : Theo dõi và lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho vật t toàn
nhà máy, lập bảng phân bổ vật liệu ( kiêm luôn cả kế toán công nợ – Công nợphải trả)
+ Kế toán vốn bằng tiền : Theo dõi thu chi tài chính, công nợ phải thu,
phải trả trong và ngoài công ty, lập báo cáo thu chi, nhật ký bảng kê liên quan
+ Thủ quỹ : Có nhiệm vụ thu, chi tiền, quản lý két bạc của nhà máy.
Sơ đồ bộ máy quản lý phòng kế toán - thống kê
II.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán và công tác hạch toán của nhà máy.
Cùng với sự đổi mới sâu sắc của hệ thống quản lý kinh tế, hệ thống kếtoán Việt Nam đã có những đổi mới góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mớikinh tế nớc nhà Từ đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất, trình độ quản lý, để đáp
ứng yêu cầu quản lý Nhà máy Cơ khí áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng
từ Loại hình tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung, toàn bộ công tác
hạch toán kế toán đợc thực hiện tại phòng Kế toán Thực hiện ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian kết hợp với hệ thống hoá theo nội dungkinh tế, kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết
Thủ quỹ
Kế toán l
ơng - BHXH
Kế toán NVL
KT giá
thành
KT TP-TT SCL XDCB
Các nhân viên thống kê
PX
Trang 17Một số nghiệp vụ cơ bản trong công tác hạch toán kế toán tại nhà máy Cơkhí Gang thép áp dụng phơng pháp kê khai thờng xuyên.
+ Nộp thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ
Nhà máy thực hiện chế độ ghi chép ban đầu từ các ca sản xuất và các phânxởng
Vài năm gần đây, Công ty Gang thép đã đầu t một phần mềm kế toán:
Bravô @ accounting 4.1 cho nhà máy nên các kế toán viên chỉ cần lọc các
chứng từ cho phù hợp Sau đó nhập các dữ liệu vào máy Đến cuối tháng, lập búttoán kết chuyển và in báo cáo theo yêu cầu của Công ty
* Trình tự luân chuyển chứng từ :
Hàng ngày các kế toán phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc thu thập
đ-ợc có liên quan, kiểm tra, phân loại Lấy số liệu ghi trực tiếp vào sổ chi tiết vàcác bảng kê Cuối tháng căn cứ vào bảng kê và sổ chi tiết đối chiếu chứng từgốc để ghi vào nhật ký chứng từ Từ nhật ký chứng từ cuối tháng vào sổ cái vàlập báo cáo tài chính
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Trang 18Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
II.3 Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban.
Với cấp trên
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc nhà máy về mọi mặt công tác củaphòng Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan kế toán – thống kê - tài chínhcủa Công ty Gang thép Thái Nguyên
Với các phòng ban khác
* Đội bảo vệối với phòng Kế hoạch
Phòng KT -TK cấp cho phòng kế hoạch các báo cáo thống kê, báo cáo kếtoán, báo cáo kế hoạch tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của phòng
Kế hoạch nhà máy Ngợc lại phòng Kế hoạch nhà máy cũng cung cấp cho phòng
Kế toán các loại tài liệu, số liệu nh: Các văn bản kế hoạch sản xuất – kinh tế –
kỹ thuật – đời sống xã hội; các văn bản kế hoạch giá thành, giá bán từng tháng
- quý - năm của nhà máy; các loại hợp đồng, thanh lý hợp đồng, các loại dự toáncông trình Xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sản xuất phụ khác, sửa chữa thờngxuyên Công ty đã đợc duyệt
* Đội bảo vệối với phòng Tổ chức – hành chính
Phòng Kế toán – Thống kê cung cấp cho phòng Tổ chức – Hành chínhcác số liệu về số lợng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ của nhà máy, biểu quyết toáncác công trình Bên cạnh đó Phòng Tổ chức– Hành chính cung cấp cho phòng
Kế toán – Thống kê các văn bản liên quan đến lao động, quỹ lơng, ăn ca, đàotạo, các chế độ đối với ngời lao động và các báo cáo khác có liên quan đến côngtác kế toán – thống kê khi phòng Kế toán – Thống kê yêu cầu
* Với phòng Kỹ thuật – cơ điện
Phòng Kế toán – Thống kê cung cấp cho phòng kỹ thuật các tài liệu vềtình hình thực hiện chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu Phòng Kỹ thuật cũng cungcấp cho phòng Kế toán – Thống kê toàn bộ tài liệu, số liệu về các chỉ tiêu kinh
tế, kỹ thuật; các phơng án, biện pháp kỹ thuật của các công trình, luận chứngkinh tế, kỹ thuật của các dự án đầu t
* Với phòng vật t
Phòng Kế toán – Thống kê cung cấp cho phòng vật t báo cáo tổng hợp sốlợng vật t tồn kho theo tháng của nhà máy và phòng vật t cung cấp cho phòng Kế
Trang 19toán – Thống kê các kế hoạch, đơn hàng, nhu cầu thu mua vật t tháng, quý,năm; báo cáo quyết toán các loại vật t xuất kho cho sử dụng hàng tháng.
* Đội bảo vệối với các Phân xởng
Các phân xởng chịu sự chỉ đạo, hớng dẫn về nghiệp vụ công tác kế toán –thống kê theo quy định của phòng kế toán
II.4 Công tác thống kê tại nhà máy.
Nhà máy Cơ khí có quy mô vừa, tuy có 7 phân xởng nhng do đặc điểm sảnxuất kinh doanh là vận hành và chuyển tải nên hoạt động thống kê không đợctách riêng mà nó đợc ghép bởi nhân viên của các phòng: phòng kế toán – thống
kê, phòng kế hoạch, phòng tổ chức nhân sự, các phân xởng, tổ, đội để tạo thành
bộ máy thống kê
II.4.1 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy thống kê tại nhà máy.
Thống kê tổng hợp thực hiện hớng dẫn nghiệp vụ công tác thống kê vàkiểm tra thờng xuyên việc ghi chép ban đầu của các bộ phận theo đúng quy địnhcủa pháp lệnh kế toán - thống kê đã ban hành Cập nhật các số liệu ghi chép ban
đầu trong phạm vi đợc giao về sản lợng sản xuất, tiêu thụ, quyết toán, khối lợngsản phẩm, công trình phục vụ cho công tác hạch toán kế toán của nhà máy
Hạch toán thống kê theo dõi, phản ánh các số liệu về lợng của quá trìnhsản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể nhằm nêu lênthc trạng, bản chất, tính quy luật từ đó đa ra các quyết định cho quản lý Thống
- Thống kê sản lợng: Đợc thống kê ở cả hai mặt hiện vật và giá trị Nghiệp vụ
này do phòng kế hoạch và phòng kế toán – thống kê phối hợp thực hiện
ở dới phân xởng có nhân viên kinh tế Phân xởng theo dõi hàng ngày vàbáo cáo hàng ngày lên phòng kế toán – thống kê tình hình sản phẩm sản xuất ra
là bao nhiêu? Nhập kho bao nhiêu? tiêu thụ bao nhiêu? và tồn kho là bao nhiêu?Sau đó báo cáo lên cho thống kê tổng hợp để tính giá thành Tổng hợp các thông
Trang 20tin kinh tế và giá thành, về kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp cho Giám
đốc nắm đợc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình
Căn cứ vào phiếu nhập xuất, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, biênbản kiểm nghiệm
- Thống kê TSCĐ: Chỉ thống kê đợc Tài sản cố định hữu hình Nghiệp vụ
này do nhân viên phòng kế toán thực hiện Thống kê TSCĐ nhằm xác định đợcVốn cố định, vốn lu động của Nhà máy từ đó để phân phối TSCĐ một cách hợp
lý cho các bộ phận tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu không sử dụng hết đợcnăng lực sản xuất của TSCĐ, bảo vệ TSCĐ, tận dụng công suất của TSCĐ, gópphần tích cực vào phát triển sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Mặt khác thống
kê TSCĐ còn nhằm đặt kế hoạch mua sắm TSCĐ kịp thời bổ sung cho các loạihỏng phải hủy bỏ; lập kế hoạch sửa chữa lớn để đảm bảo sản xuất của nhà máy
đợc liên tục, cân đối và đều đặn trong dây chuyền sản xuất Công tác này thờng
đợc thực hiện vào giữa năm và cuối năm
- Thống kê Nguyên vật liệu: Dùng để kiểm soát quá trình cung cấp NVL:
cung cấp về mặt số lợng, chất lợng, thời gian; kiểm soát quá trình sử dụng tiêuhao NVL cho các sản phẩm sản xuất ra, xem việc sử dụng NVL có đúng địnhmức hay không; kiểm soát quá trình dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình sảnxuất của nhà máy, của các giai đoạn đợc diễn ra liên tục, ngoài ra thống kê NVLcòn nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng NVL
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các chứng từ có liên quan,phiếu báo giá, phiếu chất lợng sản phẩm, kiểm định hàng đặt chất lợng nhập khocha
- Thống kê tiền vốn: Do nhân viên phòng kế toán – thống kê thực hiện.
- Thống kê lao động : Do nhân viên phòng tổ chức thực hiện Thống kê lao
động là công cụ phục vụ cho việc quản lý lao động, cung cấp số liệu về lao động
để phục vụ cho việc lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vạch ra nhữnghiện tợng không hợp lý về tổ chức và quản lý lao động để tăng cờng kỷ luật lao
động, đẩy mạnh thi đua sản xuất nhằm hoàn thành vợt mức kế hoạch
Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu báo ăn ca, giấy nghỉ phép, phiếu ốm.Tại nhà máy Cơ khí, việc thống kê sản lợng, vật t, lao động đợc thực hiệnhàng ngày Hàng ngày các nhân viên thống kê của các phân xởng lên ghi chépviệc theo dõi về sản lợng, vật t, lao động vào sổ thống kê của cho từng phân x-ởng
Thống kê TSCĐ thờng đợc tiến hành vào giữa năm và cuối năm
* Hệ thống báo cáo thống kê tổng hợp
Trang 21- Biểu doanh thu bán ngoài tính lơng
- Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch
- Bảng quyết toán tiền lơng và thu nhập
- Báo cáo tháng hoạt động sản xuất công nghiệp
- Báo cáo chi tiết thực hiện mặt hàng trong tháng
- Tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn thép thỏi kho bán thành phẩm
- Tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho sản phẩm
- Báo cáo tình hình Nhập – Xuất – Tồn vật t
Các báo biểu thống kê này đều đợc xây dựng theo các mẫu biểu do các cơquan ban nghành có liên quan quy định
Trang 22Phần III
Một số phần hành kế toán ở Nhà máy
Nhà máy Cơ khí có đầy đủ các phần hành kế toán để quản lý tình hình tàichính của nhà máy Dới đây là một số phần hành kế toán cơ bản
III.1 Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
III.1.1 Kế toán nguyên vật liệu.
* Đội bảo vệặc điểm nguyên vật liệu tại nhà máy :
Nhà máy Cơ khí Gang thép là doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm đầu
ra nhiều về số lợng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng Do vậy, nguyên vật liệucủa nhà máy cũng hết sức đa dạng, số lợng lớn
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thờng xuyên biến động trongkhâu thu mua, nhà máy đã thành lập tổ tiếp nhận liệu có nhiệm vụ tìm hiểu cácnguồn vật t có giá nhập thấp, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó giảm chi phí thumua và góp phần hạ giá thành sản phẩm
Nguyên vật liệu mua về hay tự sản xuất ra đều đợc kiểm tra trớc khi nhậpkho Định kỳ 6 tháng 1 lần thủ kho kết hợp với phòng kế toán, phòng luyện kim– KCS tiến hành kiểm kê về số lợng, chất lợng và giá trị nguyên vật liệu, xác
định số lợng vật t tồn kho, từ đó có biện pháp lập kế hoạch cung cấp vật t cho sảnxuất
Việc hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu chủ yếu thực hiện theo hìnhthức nhật ký chứng từ trên máy vi tính Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ thu thậpkiểm tra các chứng từ nh : phiếu xuất kho, phiếu nhập kho Sau đó định khoản,
đối chiếu với sổ sách của thủ kho (qua các thẻ kho) rồi nhập dữ kiện vào máy,máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại nh : hệ số giá, trị giá vật liệu xuất kho,trị giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ Cuối kỳ máy tính in ra các số liệu, bảng biểucần thiết nh : Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu, các báo cáo khác theoyêu cầu phục vụ cho công tác hạch toán nguyên vật liệu
* Phân loại nguyên vật liệu tại nhà máy Cơ khí Gang thép.
- Nguyên vật liệu chính : Bao gồm thép phế, gang thỏi, FeSi, FeMn, FeCr,
Trang 23- Phế liệu: Trục cán gang thu hồi, gang khuôn phế, phôi thép thu hồi
Tại nhà máy kế toán hạch toán tổng hợp NVL và công cụ dụng cụ theophơng pháp kê khai thờng xuyên
Chi phí thu mua vận chuyển không tính vào giá vật liệu nhập kho mà tínhvào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý
Giá nhập NVL = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí liên quan
Nhà máy tính thuế GTGT theo phơng pháp khấu trừ, hạch toán chi tiết vật
t theo phơng pháp ghi thẻ song song, mua hàng theo phơng thức trực tiếp không
có chiết khấu – giảm giá hàng bán
* Tài khoản sử dụng: TK 1521: Vật liệu chính
TK 1522: Vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng sửa chữa thay thế
TK 1525: Thiết bị vật t cho xây dựng cơ bản
TK 1526: Phế liệu thu hồi
TK 1527: Vật liệu phế liệu khác
Và một số TK liên quan: 621, 331, 133, 154
* Chứng từ sử dụng: + Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Thẻ kho
+ Hóa đơn giá trị gia tăng + Biên bản kiểm nghiệm
* Sổ sách sử dụng: + Sổ cái Nguyên vật liệu, CCDC
+ Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn NVL, CCDC
Giá thực tế của
NVL xuất dùng
Giá thực tế NVL tồn kho đầu tháng
Giá thực tế NVL nhập kho trong tháng
Trang 24+ Bảng phân bổ NVL, CCDC + Nhật ký chừng từ số 1, 2, 5 + Bảng kê số 3
+ Sổ chi tiết số 2 + Và các sổ sách liên quan
* Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL
III.1.2 Kế toán công cụ, dụng cụ.
Việc hạch toán công cụ dụng cụ nhỏ ở nhà máy đợc tiến hành nh đối vớivật liệu Kế toán sử dụng TK 1531_Công cụ dụng cụ để hạch toán Trờng hợpcông cụ, dụng cụ xuất dùng nếu xét thấy có giá trị lớn cần trừ dần vào chi phínhiều kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ
Nhà máy hạch toán chi tiết vật t theo phơng pháp thẻ song song
* Sơ đồ hạch toán chi tiết vật t
Hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán kê khai thờng xuyên
để hạch toán hàng hàng tồn kho Đến cuối năm 2004 nhà máy Cơ khí gang thépcó: 100 780 132 366 đồng hàng tồn kho
III.2 Kế toán Tài sản cố định.
TK 11111, 1121, 331,
Phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK 1381, 642 Xuất cho CP SXC, bán hàng, QL
t
Kế toán tổng hợp
Bảng tổng hợp N - X -T
kho vật t Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu
Trang 25Nhà máy Cơ khí là đơn vị trực thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên nênmọi Tài sản cố định của nhà máy chủ yếu là do Công ty Gang thép cấp vốn,nguồn vốn mà công ty cấp có thể là vốn bằng tiền hay bằng nguồn vốn xây dựngcơ bản, đầu t phát triển, vốn Ngân sách, vốn vay, Vốn tự bổ sung, Vốn vay khác.Tài sản cố định của nhà máy ít có sự biến động và chủ yếu là Tài Sản Cố Địnhhữu hình, không có Tài Sản Cố Định vô hình và Tài Sản Cố Định thuê tài chính.
Nhà máy hạch toán TSCĐ theo phơng pháp kê khai thờng xuyên
- Nguyên giá của TSCĐ: 29 928 378 651 đồng
TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sp
+ Sổ cái TK 211, 214, 241, 136, 336
Trang 26III.2.1 Kế toán tăng giảm TSCĐ.
Nguyên giá của TSCĐ < 5 000 000 đồng thì chuyển sang công cụ dụng cụ
đang dùng Nh máy vi tính của nhà máy trớc kia là TSCĐ nhng qua quá trình sửdụng đã bị hao mòn dần, nay máy vi tính đã đợc chuyển thành công cụ dụng cụ
III.2.2 Kế toán hao mòn TSCĐ.
Mọi tài sản cố định của nhà máy đa vào sử dụng đều tính khấu hao Tuântheo quyết định số 206 KTDN, kế toán tiến hành trích khấu hao theo phơng pháp
đờng thẳng (khấu hao đều) và tính khấu hao mỗi tháng một lần vào cuối tháng
=Mức khấu hao tháng Mức khấu hao năm
Thời gian hữu ích của TSCĐ đó
Trang 27Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí liên quan
Định kỳ kế toán tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh và phản ánh hao mòn tài sản cố định
III.3 Kế toán lao động – tiền l tiền l ơng và các khoản trích theo lơng.
III.3.1 Phân tích tình hình lao động.
Cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động năm 2004 theo một số tiêu thức
Đội bảo vệVT: Ngời
số Độ tuổi ( tuổi) Giới tính Trình độ
ít
* Về công tác tổ chức lao động: Lực lợng lao động đợc biên chế theo dây
chuyền nên hầu nh không tăng Hiện nay nhà máy chỉ áp dụng một hình thứchợp đồng lao động đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn Khối quản
lý đợc tinh giản, chỉ chiếm tổng số lao động
Tuyển dụng và đào tạo lao động:
- Tuyển dụng: Nhà máy chỉ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu cần thiết cho vị
trí làm việc mới và tuyển dụng hàng năm để đào tạo thay thế các vị trí trong dâychuyền sản xuất Tuy nhiên về việc xây dựng kế hoạch lao động đợc điều động
từ trên xuống
* Các tiêu chuẩn khi tuyển dụng lao động:
+ Có sức khỏe tốt, có chứng nhận của bệnh viện xác định tình trạng sức khỏe tốt
và không mắc bệnh lây nhiễm, ma túy
Trang 28+ Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp đúng với nghành nghề cần tuyển.+ Độ tuổi 30 tuổi, có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt.
+ Qua đợc vòng kiểm tra xét chọn của Hội đồng tuyển dụng lao động
+ Ưu tiên con em CNVC trong nhà máy
- Đội bảo vệào tạo lao động:
+ Do nhà máy là đơn vị quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,nên công tác đào tạo và giáo dục công nhân luôn đợc coi trọng Một năm huấnluyện và kiểm tra quy trình vận hành, quy trình an toàn 2 lần đối với công nhân.Hàng năm cán bộ kỹ thuật đều hớng dẫn công nhân về lý thuyết và tay nghề và
tổ chức thi lại bậc, nâng bậc cho công nhân
+ Riêng với thiết bị mới đợc đầu t, nhà máy đều thuê chuyên gia đào tạocho đội ngũ kỹ thuật để từ đó đào tạo công nhân vận hành Toàn bộ số công nhânlàm việc trên dây chuyền sản xuất chính đều đợc đào tạo nghề, một số đã là kỹ schứ không có lao động phổ thông
+ Đối với cán bộ quản lý, nhà máy mới chỉ cấp kinh phí đào tạo lý luậnchính trị cao cấp, trung cấp chứ cha hỗ trợ đào tạo kiến thức về quản lý Chủ yếucán bộ công nhân viên có nhu cầu thì tham gia các khóa đào tạo bên ngoài
Tình hình sử dụng thời gian lao động:
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:
+ Làm việc 3 ca liên tục các ngày trong tuần, kể cả lễ tết vì chủ yếu là sản xuấtdây chuyền, thiết bị vận hành liên tục
+ Thời gian làm việc trong 1 ca: 8h/ ca, nghỉ giữa ca 60 phút
- Đối với quản lý và lao động phục vụ:
+ Thời gian làm việc trong tuần: 40 giờ/ tuần, nghỉ thứ bảy và chủ nhật
+ Để bán hàng, nhà máy quy định bộ phận bán hàng phải làm việc cả thứ bảy và chủ nhật một cách luân phiên và đợc nghỉ bù vào các ngày khác
trong tuần, nhng không đợc tính thêm giờ
*Thời gian làm việc trong năm: T cđ = 365 - ( 52 x 2 )
(chủ nhật & thứ 7 + 8 ngày lễ )
III.3.2 Kế toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng.
Trang 29- Phó phòng: + Hệ số lơng chức danh 3,23
+ Phụ cấp trách nhiệm 1,2
- Tổ trởng: Phụ cấp trách nhiệm 1,05
- Mức lơng cấp bậc bình quân của lao động quản lý phục vụ nhà máy 2,5
* Công thức tính lơng:
+ Cách tính lơng nghỉ phép:
Nhà máy trả lơng theo các hình thức sau:
+ Trả theo sản phẩm
+ Trả theo thời gian
+ Trả theo khoán công việc
- Lao động đợc phân ra là: Cán bộ công nhân viên
Lao động thời vụ
* TK sử dụng: TK 334
+ TK 3341: Tiền lơng+ TK 3342: Tiền ăn ca+ TK 3343: Thu nhập từ tiết kiệm C2+ TK 3344: TL và các khoản tiền thởng chi hộ CĐ
TK 338
+ TK 33821: KPCĐ phải nộp cấp trên+ TK 33822: KPCĐ đợc chi
+ TK 33831: BHXH nộp cấp trên+ TK 33832: BHXH đợc chi+ TK 33833: Thu 5% BHXH trừ ngời lao động+ TK 33841: BHYT tính vào Z đơn vị
+ TK 33842: BHYT thu của ngời lao động+ TK 33844: Lơng thởng do công ty cấp
TK 3352: Trích trớc bồi dỡng độc hạiNgoài ra còn có một số TK sau: 111, 136, 138, 138, 141, 335, 622, 627, 641, 642
Hệ số l ơng cơ bản Mức l ơng cấp bậc bình quân
Phụ cấp trách nhiệm
L ơng bình quân trong
tháng của đơn vị sản xuất chính
Thời gian làm việc
Trang 30*Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu nhập kho kèm theo phiếu xác nhận công việc hoàn thành+ Biên bản nghiệm thu sản phẩm
+ Bảng chấm công+ Bảng đơn giá tiền lơng theo đơn vị tấn, chiếc, cái, lô
+ Biên bản bàn giao sản phẩm
*Sổ sách sử dụng: + Bảng phân bổ tiền lơng
+ Nhật ký chứng từ số 1 + Sổ cái TK 334, 335, 338
+ Sổ theo dõi nhân sự + Sổ theo dõi lơng cơ bản, lơng cấp bậc
* Kế toán các khoản trích theo lơng:
KPCĐ = Tổng quỹ lơng sản phẩm * 2%
Trong đó: 1,5% nộp lên công ty
0,5% giữ lại nhà máy
BHXH = Tổng quỹ lơng cơ bản * 20%
Trong đó: 15% tính vào chi phí
5% trừ vào thu nhập lao động
Lơng BH căn cứ vào giấy nghỉ ốm, giấy nghỉ hởng lơng BHXH và bảng chấm công do nhân viên thống kê phân xởng lập
_Căn cứ vào số ngày cho nghỉ