Giấc mơ thành thị ppt

3 140 0
Giấc mơ thành thị ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giấc mơ thành thị ThS. Phạm Thanh Thôi Khoa Nhân học Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM (TBKTSG) - Nhiều người vẫn cho rằng nguyên nhân tạo ra “cơn lốc” di cư của thanh niên từ nông thôn về thành thị là do ở nông thôn không có việc làm hoặc do quá trình đô thị hóa đã làm nhiều hộ dân mất đất. Nhưng xem ra, khoảng cách quá lớn về điều kiện và cơ hội nâng cao đời sống theo hướng văn minh hiện đại giữa vùng nông thôn và thành thị cũng là nguyên nhân đáng chú ý. Chưa tròn 16 tuổi, Lan đã quyết định rời quê ở Cầu Kè, Trà Vinh, để lên TPHCM làm việc tại một cơ sở may gia công đóng tại quận Bình Tân. Lan đi thành phố không phải vì nhà thiếu ăn hay quê thiếu việc. Nhà Lan có sáu công đất, gia đình năm người nếu làm nghề trồng lúa thật ra không sợ thất nghiệp cũng không sợ đói. Nhưng khoản thu nhập từ việc trồng lúa không đủ để chi tiêu cho đời sống hàng ngày của gia đình. Ngoài những chi phí cần thiết cho nhu cầu ăn ở, người miền quê giờ cần có những khoản tiền để mua bếp gas, nồi cơm điện, tủ lạnh, mừng thôi nôi, đầy tháng, đám cưới, chia buồn với đám tang, cúng chùa… Những người trẻ tuổi như Lan cũng mơ ước có được quần áo đẹp, điện thoại di động hay xe gắn máy! Với nghề nông đặc thù mùa vụ nhưng những khoản chi phí cho cuộc sống nay lại chẳng theo vụ mùa! Chúng phát sinh liên tục, lại còn những khoản bất ngờ. Hiện trạng “đô thị hóa lối sống” ở những vùng “bán thị bán thôn”, theo đó, chi phí cho đời sống hằng ngày ở trong hay ngoài phạm vi gia đình đều rất “vô chừng” và đều cần đến tiền! Vân, một cô gái ở An Giang lên thành phố còn sớm hơn Lan khi mới bước vào cái tuổi 15. Cũng như Lan, cô mơ ước tìm kiếm nguồn thu cho nhu cầu của bản thân mà “nếu theo cha mẹ ra đồng thì đâu dễ gì có được”. Hơn nữa, các khoản thu nhập từ lúa, gà, vịt… thì cha mẹ cũng phải để dành đi dự đám tiệc ở nhà kia, xóm nọ! Khoản mua sắm thứ này thứ kia cho con cái phải teo tóp lại, mà thật ra “em cũng chẳng vui vẻ gì khi xin tiền bán lúa, bán gà của gia đình để mua sắm đồ trang điểm”, Vân tâm sự. Tuổi mới lớn ở quê, ai cũng như Vân, từng nhìn thấy nhiều lượt anh chị trên tuổi mình xa nhà đi thành phố. “Họ làm nghề gì không biết nhưng khi Tết về ai cũng có đồng hồ, điện thoại, diện đồ đẹp, có tiền cho cha mẹ, có quần áo mới cho em út”. Trong mắt Vân, thành phố là nơi giàu có và chắc cũng là nơi có điều kiện làm việc tốt. Ai đi thành phố về cũng thể hiện khả năng sống tự lập của mình, hơn nữa, thấy nhiều người còn báo hiếu được cha mẹ. Còn Phương là một thanh niên 24 tuổi, quê ở Thanh Hóa. Anh cũng lên thành phố vì “ở quê bây giờ buồn lắm”. Buồn bởi lẽ thanh niên, nam cũng như nữ, đã đi thành phố gần hết. Miền quê giờ chỉ còn vui vào những dịp Tết, khi đó, quán xá mọc lên đón người thành phố nhộn nhịp trở về, ăn nhậu, hát ca. Đó là tâm tư của những người trẻ tuổi. Thế còn với những nông dân lớn tuổi - bậc làm cha làm mẹ lớp thanh niên này, họ đang nghĩ gì? Hùng, 21 tuổi, quê ở Ba Tri, Bến Tre, kể rằng, khi anh quyết định lên TPHCM (nay làm thợ nhuộm hóa chất cho một cơ sở nhuộm vải ở quận Bình Tân) cũng có sự động viên của cha mẹ. Gia đình anh cũng trồng lúa, nuôi vịt và cá có dư để bán. Nhưng cuộc sống đang thay đổi, “cha mẹ tôi cần có một khoản tiền kha khá để sửa sang nhà cửa coi cho được với người ta”. Trong khi đó, đất trồng lúa thì bạc màu, cần có tiền đầu tư phân, thuốc cho nhiều may ra mới trúng vụ. Làm lúa bây giờ đâu phải để ăn! Cầu mong lúa có giá để trả tiền đầu tư, chứ bán giá thấp có khi còn lỗ nặng. Tiền công làm, có vụ coi như không có đồng xu nào! Cha mẹ Hùng luôn nói, ngày xưa ông bà còn có đất để chia cho con cái, ngày nay có chia thì mỗi đứa được một hai sào cũng đâu đủ ăn. “Cha mẹ tôi nghĩ phận làm nông bao nhiêu năm trời vẫn chưa xây được “nhà tường” nên ông bà động viên con cái lên thành phố “chắc cũng sống được, biết đâu còn học được cái nghề có tương lai hơn!”. Khi anh em Hùng lên thành phố kiếm được việc làm, cha mẹ ở nhà cũng cho thuê hết đất ruộng. Ông bà tính toán: “Tiền cho thuê đất chắc chắn cao hơn thu nhập từ trồng lúa. Khoản tiền cho thuê đất góp vào xây sửa nhà cửa, nay cha mẹ còn khỏe, đến vụ lại đi làm thuê, gánh mướn thêm”. Vậy mà cũng có những người thuê đất “liều mạng” bỏ vốn đầu tư “chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng” (như nuôi cá, trồng cam…) nhằm “đón đầu” thị trường! Có thể thấy, quá trình đô thị hóa đang tác động sâu sắc đến đời sống hàng ngày của hàng triệu thanh niên nông thôn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tác động diễn ra trên nhiều khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội và là nguyên nhân của không ít các quyết định di cư. Tuy mỗi người mỗi cảnh nhưng nhìn chung, việc rời bỏ nông thôn để lên thành thị luôn được lớp thanh niên mới lớn suy tính, lựa chọn. Làm người, ít ai không biết cảm nhận, so sánh, mơ tưởng khi nhìn thấy những điều mới lạ. Họ vào đời và ưa thích có được những thứ đang được rất nhiều người trong xã hội ưa chuộng và tán thưởng. Thực tế cuộc sống ở nông thôn hiện nay đan xen nhiều giá trị “hiện đại”, cùng không ít những biểu tượng “văn minh” từ các thành phố đổ về. Di cư vào thành phố, thanh niên nông thôn đã nuôi dưỡng bao nhiêu là niềm hy vọng. Bản chất của vấn đề là họ đang nỗ lực cải thiện đời sống vật chất của mình theo hướng văn minh hiện đại. Thành thị được họ kỳ vọng là môi trường sống tốt để những người trẻ tuổi như họ có cơ hội tiếp nhận những “giá trị văn hóa mới”. Thực tế, thành thị lắm điều tốt xấu đan xen, việc phân định đâu là những giá trị văn hóa đích thực để học hỏi, đâu là những cạm bẫy có thể dẫn đến tội ác cần phải tránh, sẽ chẳng dễ dàng chút nào đối với họ. . Giấc mơ thành thị ThS. Phạm Thanh Thôi Khoa Nhân học Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM (TBKTSG) - Nhiều. hướng văn minh hiện đại. Thành thị được họ kỳ vọng là môi trường sống tốt để những người trẻ tuổi như họ có cơ hội tiếp nhận những “giá trị văn hóa mới”. Thực tế, thành thị lắm điều tốt xấu đan. thành thị cũng là nguyên nhân đáng chú ý. Chưa tròn 16 tuổi, Lan đã quyết định rời quê ở Cầu Kè, Trà Vinh, để lên TPHCM làm việc tại một cơ sở may gia công đóng tại quận Bình Tân. Lan đi thành

Ngày đăng: 08/08/2014, 02:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan