Hình thức nuôi cá bằng nuôi ghép pot

9 539 1
Hình thức nuôi cá bằng nuôi ghép pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hình thức nuôi cá bằng nuôi ghép a. Cơ sở khoa học của việc nuôi ghép * Định nghĩa: Nuôi ghép là hình thức nuôi nhiều loài cá (mà thông thường từ 3-4 loàikhác nhau) trong cùng một ao. * Cơ sở: Do các loài cá khác nhau có tập tính sống khác nhau, ăn những loại thức ăn khác nhau nên việc nuôi ghép có khả năng sử dụng một cách có hiệu quả nhất tiềm năng sản xuất của thủy vực và như vậy sẽ làm tăng năng lực sản xuất trên một đơn vị diện tích của thủy vực. Trong nuôi ghép chúng ta cần phải quan tâm nhiều đến tỷ lệ hợp lý vềkhoảng không gian hoạt động cho các loài cá khác nhau ở các tầng nước khác nhau (như cá sống tầng mặt, cá sống tầng giữa, và các sống tầng đáy). Việc nuôi ghép như vậy sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, khoảng không gian của các ao và hiệu ứng tác động qua lại lẫn nhau của các loài cá các loài cá khác nhau sẽ được tận dụng một cách triệt để nhất. Do đó tránh được những ảnh hưởng theo chiều hướng có hại. Ví dụ, cá trắm cỏ ăn các loài thực vật thượng đẳng là chính. Chúng ăn rất nhiều cỏ, nhưng chúng chỉ có khả năng tiêu hóa và hấp thu được những phần mềm của thức ăn. Vì vậy trong phân thải của chúng chứa rất nhiều tế bào thực vật không tiêu hóa được. Một phần chất thải đó được sử dụng như là nguồn cung cấp thức ăn trực tiếp cho các loài cá khác, phần còn lại giúp cho việc tăng cường nguồn chất dinh dưỡng cho ao, giống như việc bón phân giúp cho việc thúc đẩy sự phát triển của thực vật phù được. Điều đó không chỉ thích hợp cho sự phát triển của cá mè hoa, cá mè trắng, mà còn thích hợp cho sự phát triển của cá trắm cỏ. Bởi những loài cá này, đặc biệt là cá mè trắng khi thả xuống ao thì lượng phân trong nước được giảm đi một cách nhanh chóng do chúng đã sử dụng một phần khá lớn những tế bào thực vật mà cá trắm cỏ không tiêu hóa được làm cho môi trường nước được trong sạch. Chính vì lí do đó mà trong dân gian đã có câu “một trắm cõng 3 mè”. Đối với cá mè trắng và cá mè hoa, nguồn thức ăn chính của chúng là sinh vật phù được và không có sự cạnh tranh giữa chúng với các loài cá khác. Nhưng giữa hai loài cá này cũng có sự cạnh tranh thức ăn nhất định, tuy không phải là cạnh tranh đối kháng. Bởi động vật phù được là thức ăn thích hợp của cá mè hoa thì lại ăn thực vật phù được. Vì thế khi chúgn ta đưa cá mè trắng vào nuôi thả quá nhiều trong ao cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá mè hoa do cá mè trắng đã sử dụng một lượng lớn thực vật phù được làm hạn ché sự phát triển của động vật phù được. Cá trôi ăn mùn bã hữu cơ, tảo bám và tảo nổi. Vì vậy khi lượng cá mè trắng thả xuống nhiều cũng ảnh hưởng một phần nhất định đến sự phát triển của chúng.Thông thường tổng trọng lượng cá mè trắng thả trong 1 ha diệnt ích ao nuôi chỉ khoảng 300 - 450kg. Cá trôi sử dụng tốt mùn bã hữu cơ và chúng có thể phát triển đặc biệt tốt trong những ao nuôi cá mà ở đó cá trắm cỏ được coi như đối tượng nuôi chính. Bởi phần rong cỏ thối rữa, cái mà cá trắm cỏ không thể sử dụng được, lại là nguồn thức ăn thích hợp đối với cá trôi. Chình vì vậy mà cá trôi không thể thiếu trong thành phần đàn cá nuôi tại các ao hiện nay. Cá chép là loài cá ăn mùn bã hữu cơ và động vật đáy. Giữa chúng với cá mè trắng, mè hoa không có sự cạnh tranh về thức ăn. Cá chép có đặc tính thích chui rúc trong bùn đáy để tìm kiếm thức ăn. Điều đó giúp cho quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ ở đáy ao được nhanh hơn, thông qua đó kích thích một cách gián tiếp sự phát triển của cá mè trắng, mè hoa, và các loài cá khác. Những giữa cá chép và cá trôi có cùng chung một loại thức ăn là mùn bã hữu cơ vì thế để tránh cạnh tranh mâu thuẫn giữa chúng thì mật độ nuôi thả cá chép chỉ nên trong phạm vi 150 - 450 con/ha. Nếu vượt quá giới hạn chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá trôi. Thức ăn chủ yếu của cá trắm đen là các loài động vật thân mềm. Đây cũng là một đối tượng có thể được đưa vào nuôi ghép trong ao để làm tăng hiệu quả kinh tế và mặt khác chúng có vai trò hạn chế sự phát triển của động vật thân mềm. Vì nếu động vật thân mềm phát triển chúng sẽ cạnh tranh thức ăn với csa mè trăng và mè hoa. Chính vì vậy việc thả nuôi từ 75 - 100cá trắm đen trên 1 ha sẽ kiểm soát được sự phát triển, sinh sản của động vật thân mềm. Cá mè vinh có phổ thức ăn gần giống với phổ thức ăn của cá trắm cỏ, thức ăn chính của chúng là thực vật bậc cao, tảo sợi và các động vật nhỏ nhưng cường độ ăn của chúng thì thấp hơn nhiều so với cá trắm cỏ. Do đó chúng cũng là một đối tượng nuôi tốt trong các ao nuôi có cá trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, và cá trôi. Cá lóc và các loài cá dữ ăn các loài thức ăn như tôm, cá nhỏ, cá tạp, trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ có thể tát cạn hàng năm thì việc nuôi 450 - 600 cá trắm cỏ trên 1 ha là việc nên làm nhằm hạn chế sự phát triển của cá tạp, tôm, tép và cũng làm tăng sản lượng cá nuôi. Tuy nhiên đối với loài cá này cần phải đượn thu hoạch vào cuối kỳ nuôi để trách tác hại của chúng đối với các vụ nuôi sau. Hiểu rõ tập tính sinh sống và phương thức kiếm mồi của một số loại cá nuôi, nghiên cứu nắm vững mối quan hệ giữa các sinh vật ttrong một vùng nước ta thấy trong bất kỳ vùng nước(nông, sâu, rộng, hẹp) với thức ăn tự nhiên hay nhân tạo đều có đủ các loại cá trên(theo tỉ lệ thích hợp), chúng sẽ tận dụng đày đủ nguồn thức ăn trong ao mà không xảy ra hiện tượng cạnh tranh thức ăn. b. Các điều kiện cho việc nuôi ghép Trong kỹ thuật nuôi ghép cá ao thì phải xác định được 1-2, hoặc 3 loài cá nuôi như những đối tượng nuôi chính. Bên cạnh đó những đối tượng khác được coi là đối tượng nuôi phụ. Hiện nay ở một số nơi người ta có thể nuôi từ 7-8 loài cá khác nhau trong cùng một ao, vì thế trong những loài đó đó chi có một số loài là đối tượng nuôi chính, những loài còn lại là đối tượng thứ hai. Số lượng cá giống của mỗi loài như thế nào tùy thuộc vào các điều kiện sau: * Giống loài cá Ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta những loài cá được đưa vào nuôi chính trong ao là cá mè hoa, cá mè trắng, cá trôi, cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi. Ngoài những loài đó ra thì những loài khác được coi như là loài phụ. Ở các tỉnh phía Nam các loài như cá tra, cá ba sa, cá diêu hồng, cá mè vinh, cá bống tượng, cá sặc rằn là những đối tượng nuôi chính trong ao. * Nguồn cung cấp thức ăn Khả năng cung cấp thức ăn tại chổ là điều cần quan tâm trước tiên cho việc chọn đối tượng nuôi. Cá trắm cỏ, cá mè vinh nên được nuôi ở những nơi có đồng cỏ, hoặc nơi cỏ mọc nhiều. Cá mè trắng, mè hoa, rô phi, cá trôi được nuôi ở những nơi có chăn nuôi gia súc, gia cầm để đảm bảo lượng phân bón cung cấp đầy đủ. * Điều kiện của ao nuôi Độ phì của ao có ảnh hưởng rất lớn đến hợp phần sinh vật phù được. Cá mè trắng, mè hoa có thể nuôi như những đối tượng chính ở các ao mà nơi đó có đầy đủ chất dinh dưỡng và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú. Trong khi đó cá trắm cỏ lại nên nuôi ở những nơi có nguồn nước trong sạch. Đối với những ao có nguồn nước thải sinh hoạt đổ vào (nguồn nước thải này không được chứa các chất độc) thì đối tượng nuôi thích hợp nhất lại là cá rô phi và cá trôi. . Hình thức nuôi cá bằng nuôi ghép a. Cơ sở khoa học của việc nuôi ghép * Định nghĩa: Nuôi ghép là hình thức nuôi nhiều loài cá (mà thông thường từ 3-4 loàikhác. mè hoa, và cá trôi. Cá lóc và các loài cá dữ ăn các loài thức ăn như tôm, cá nhỏ, cá tạp, trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ có thể tát cạn hàng năm thì việc nuôi 450 - 600 cá trắm cỏ trên 1 ha. vào các điều kiện sau: * Giống loài cá Ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta những loài cá được đưa vào nuôi chính trong ao là cá mè hoa, cá mè trắng, cá trôi, cá trắm cỏ, cá chép, cá

Ngày đăng: 08/08/2014, 02:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan