Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 10 Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản doc

4 338 0
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 10 Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 10 Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản 1. A. Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Đ604 – Đ608) 1. I. Khái niệm nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật 2. 1. Khái niệm - Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình hay không ngay tình đều có nghĩa vụ hòan trả tài sản đó cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp. Ngoài ra, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định (hoa lợi, lợi tức) thì cũng phải hòan trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp. - Nghĩa vụ hỏantả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại: Trong nghĩa vụ BTTH, người có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác (do lỗi của mình) phải BTTH đối với thiệt hại xảy ra theo nguyên tắc bồi thường tòan bộ. Nghĩa vụ BTTH có thể theo hợp đồng và ngoài hợp đồng. Còn nghĩa vụ hòan trả trong trường hợp này xuất phát từ hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không dựa trên những căn cứ pháp luật quy định. 1. 2. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: - Là người không biết, không thể biết việc chiếm hữu của mình không có căn cứ pháp luật. - Nghĩa vụ:  Phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp kể từ thời điểm người chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp phát hiện được và từ thời điểm người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật.  Phải hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết và phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật. Nếu người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản phải hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (nếu có). Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình - Chiếm hữu, sử dụng không ngay tình là việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật, trong đó người chiếm hữu, sử dụng tài sản biết và buộc phải biết hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật. - Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình:  Ø Hòan trả tài sản như trong tình trạng bị chiếm hữu bất hợp pháp.  Ø Hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được kể từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản bất hợp pháp.  Ø Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra theo nguyên tắc BTTH tòan bộ 1.3 Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp - Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình nhưng chi phí cần thiết, hợp lý để bảo quản, sửa chữa tài sản. - Khi nhận tài sản, phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản cho người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình. 1. II. Nghĩa vụ hòan trả tài sản do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật 2. 1. Khái niệm - Được lợi về tài sản không có căn cứ là sự phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Trong đó, người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác mà coi đó là tài sản của mình. 1. 2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hòan trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật - Phải có thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu. Thiệt hại được hiểu là sự mất mát, giảm sút, thiếu hụt tài sản của chủ sở hữu, chủ sở hữu không còn tài sản để sử dụng, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. - Được lợi về tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật. - Người được lợi về tài sản không có lỗi 1. 3. Nghĩa vụ của người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật - Hoàn trả khỏan lợi đã nhận được là khoản lợi thực tế mà người được lợi đã hưởng và khỏan lợi tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ - Người được lợi chỉ phải trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm biết và phải biết việc được lợi từ tài sản của người khác. - Nếu trong thời gian chiếm giữ tài sản, người được lợi đã sử dụng tài sản đó và vô ý làm cho tài sản đó hư hỏng thì người được lợi phải trả tài sản đang còn và BTTH phần hư hỏng. Nếu tài sản bị tiêu hủy và mất mát, người được lợi phải đền bù bằng tiền theo giá trị đền bù tính tại thời điểm trả. . Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 10 Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản 1. A. Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không. vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không dựa trên những căn cứ pháp luật quy định. 1. 2. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật Người chiếm hữu, sử dụng tài sản. pháp luật (Đ604 – Đ608) 1. I. Khái niệm nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật 2. 1. Khái niệm - Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật

Ngày đăng: 07/08/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan