Mục đích môn họcNhằm cung cấp kiến thức cơ bản về xã hội học TTĐC: - TTĐC như là một quá trình xã hội - Chức năng của TTĐC - Các hướng nghiên cứu TTĐC - Mối quan hệ giữa TTĐC với dư luận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-# " -MÔN HỌC
XÃ HỘI HỌC
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
GIẢNG VIÊN: CN TẠ XUÂN HOÀI
Trang 2XÃ HỘI HỌC
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Đối tượng sử dụng:
Sinh viên chuyên ngành Quản trị - Kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3Mục đích môn học
Nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về xã hội học TTĐC:
- TTĐC như là một quá trình xã hội
- Chức năng của TTĐC
- Các hướng nghiên cứu TTĐC
- Mối quan hệ giữa TTĐC với dư luận xã hội
- TTĐC tham gia quản lý xã hội
- TTĐC trong lĩnh vực quản trị - kinh doanh
Trang 4Tài liệu tham khảo
2. Xã hội học Báo chí (2006), Trần Hữu Quang.
2 Xã hội học về truyền thông đại chúng (1997), Trần Hữu Quang.
3 Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội (2008), Lê Thanh Bình.
4 Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời một ý thức hệ mới
(1996), Philippe Breton.
Trang 5Cấu trúc môn học
Bài 1: Truyền thông đại chúng và chức năng của truyền
thông đại chúng
Bài 2: Giới thiệu sơ lược Xã hội học và Xã hội học về truyền
thông đại chúng
Bài 3: Các hướng nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu xã hội
học về truyền thông đại chúng
Bài 4: Truyền thông đại chúng và quá trình hình thành dư
luận xã hội
Bài 5: Truyền thông đại chúng trong hoạt động quản trị –
kinh doanh
Bài 6: Các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong xã hội học
về truyền thông đại chúng
Trang 71 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
+ Truyền thông (communication):
Là quá trình truyền đạt, thông báo, tuyên truyền, quảng bá thông tin Quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau Từ đó chia sẻ ý tưởng hay hành động
vì một mục đích nhất định
Có hai dạng truyền thông:
Truyền thông bằng lời thể hiện thông qua lời nói hay ngôn ngữ viết
Truyền thông không bằng lời thể hiện thông qua các hành
vi, biểu tượng không lời
Trang 81 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
Truyền thông gồm các yếu tố tham dự:
- Nguồn phát (Source): yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi phát nên quá trình truyền thông, cung cấp nội dung thông tin
- Kênh truyền thông (Channel): phương tiện, đường truyền, cách thức chuyển tải các thông điệp từ nguồn phát tới đối tượng tiếp nhận
- Thông điệp (Message): nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận
- Đối tượng tiếp nhận (Receiver): khâu cuối cùng của một quá trình truyền thông, tiếp nhận, phân tích, xử lý, lưu trữ thông tin hay tiếp tục quá trình truyền thông mới
Trang 91 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
Mô hình truyền thông
+ Mô hình của Lasswell: Ai nói cái gì, cho ai, bằng kênh nào
và hiệu quả gì?
Thông điệp nhận được
Thông tin muốn truyền đạt
Người gửi Thông điệp Người nhận
giải mã
mã hóa
phản hồi
Trang 101 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
+ Mô hình của Michel de Coster: quá trình truyền thông theo chu kỳ
Trang 11Mơ hình truyền thơng của Michel de Coster
nguồn thông
kênh truyền tin
bộ lọc
bộ lọc bộ lọc
Trang 121 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
Như vậy, quá trình truyền thông thực chất phải được hiểu như là một quá trình trao đổi thông tin
Xét về đối tượng nhận tin, truyền thông được chia thành hai loại:
- Truyền thông liên cá nhân
- Truyền thông đại chúng
Trang 131 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
+ Truyền thông liên cá nhân
Là sự truyền đạt thông tin giữa người này với người khác
Đó cũng chính là quá trình trao đổi thông tin giữa cá nhân này với cá nhân khác trong xã hội
những đặc trưng sau:
- thoải mái, không có tín chất trang trọng
- phản hồi nhanh chóng những ý kiến đưa ra
- Đồng thuận hay phản phản kháng nhìn rõ
- Đi đến quyết định nhanh mà không cần sự cân nhắc, lựa chọn từ trước
Trang 141 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
ặ Truyền thông đại chúng (Mass communication)
Là quá trình hoạt động trao đổi thông tin có tính phổ biến giữa nguồn phát với công chúng rộng rãi trong xã hội,
Biểu hiện đại chúng:
- đại chúng về nguồn phát
- đại chúng về thông tin
- đại chúng về kênh phát
- đại chúng về công chúng tiếp nhận
- hiệu ứng xã hội đa dạng của công chúng
Trang 151 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
Đặc trưng cơ bản của TTĐC:
- Đặc trưng gắn liền với kênh thông tin
- Đặc trưng gắn liền với với thông tin
- Đặc trưng gắn liền với đặc điểm công chúng
- Đặc trưng gắn liền với người truyền tin
Các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass media)
Là phương tiện, hay công cụ trung gian để chuyển tải thông điệp trong quá trình truyền tin, như:
- Báo chí (sách, báo, tạp chí…)
- Phát thanh
- Truyền hình
- Internet
Trang 161 Định nghĩa về truyền thông đại chúng
Vai trò của các PTTTĐC:
- là kênh cung cấp kiến thức và thông tin
- là phương tiện giải trí
- là công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội
- là định chế có những qui tắc, chuẩn mực riêng và có mối quan hệ với các định chế khác trong xã hội
Trang 172 Chức năng của truyền thông đại chúng
tải thông tin các chủ trương, chính sách, pháp luật về
quản lý xã hội
Làm diễn đàn để công chúng phát huy quyền làm chủ và
thể hiện trách nhiệm công dân
Tạo dư luận xã hội và định hướng đúng đắn cho dư luận
Trang 182 Chức năng của truyền thông đại chúng
2. Phát hiện, biểu dương nhân tố mới và nhân rộng điển
hình thành phổ biến
3. Đấu tranh với những hành vi sai lệch (thói hư, tật xấu,
thiếu trách nhiệm…)
4. Phản hồi ý kiến của công chúng về chủ trương, chính
sách, pháp luật trong việc quản lý xã hội
5. Thúc đẩy mở rộng giao lưu quốc tế (văn hóa, kinh tế…và
bảo vệ uy tín quốc gia)
6. Làm diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa các chính trị gia,
chuyên gia và công chúng
Trang 192 Chức năng của truyền thông đại chúng
+ TTĐC trong hoạt động quản trị - kinh doanh:
- Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trong thời đại truyền thông đại chúng
- Truyền thông đại chúng với hoạt động truyền thông quảng cáo trong kinh doanh
- Truyền thông đại chúng góp phần quảng bá, hoàn thiện văn hóa doanh nhân
(Đây là những chủ đề thảo luận trong các chương về sau)
Trang 211 Xã hội học là gì
Xã hội học là một khoa học xã hội nghiên cứu các tương tác xã hội một cách có hệ thống, nghiên cứu cấu trúc mối tương quan xã hội và hành vi họat động của con người trong các tổ chức, các nhóm, cộng đồng xã hội
- Là các quan hệ xã hội (tương tác xã hội) được biểu hiện thông qua hành vi xã hội giữa con người và con người trong các tổ chức, nhóm, cộng đồng xã hội
- Mặt khác, xã hội học nghiên cứu kết cấu hệ thống xã hội, xem hình thái kinh tế – xã hội là sự phát triển của hệ thống các quan hệ xã hội cùng các mối liên hệ, tác động cơ hữu với nhau
Trang 221 Xã hội học là gì
Một cách khái quát, đối tượng nghiên cứu của xã hội học
là hành vi xã hội của con người, mối quan hệ hữu cơ,
sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách cá nhân, nhóm… và một bên là xã hội với tư cách hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu đối tượng, các nhà XHH đưa ra những câu hỏi:
- Làm thế nào để chúng ta trở thành một con người xã hội?
- Quá trình trở thành một con người XH là do hệ thống gien hay
là phải thông qua quá trình học và rèn luyện trong những
tình huống XH (quá trình xã hội hóa)?
- Những quy luật của đời sống XH được hình thành và duy trì trong những XH khác nhau với những nền văn hóa khác nhau như thế nào?
Trang 231 Xã hội học là gì
- Những điều chỉnh hành vi của cá nhân theo khuôn mẫu
trong xã hội cho phép, sẽ dự báo hành vi xã hội
- Những khuôn mẫu hành vi này là sản phẩm của các sức
mạnh xã hội cụ thể hay chính xác hơn là kết quả của
những kinh nghiệm và các quan hệ xã hội tạo nên đời
sống xã hội con người
“Sức quyến rũ của xã hội học là ở chỗ cách giải thích vấn đề của nó khiến cho chúng ta có thể nhìn thế giới mà chúng
ta đã và đang sống suốt cả cuộc đời của mình dưới một ánh sáng mới…Có thể nói rằng sự thông thái trước tiên của xã hội học là: mọi thứ không phải như chúng có vẻ là”
Peter Berger [Nhập môn xã hội học – Bản dịch của Viện Xã hội học]
Trang 242 Xã hội học về truyền thông đại chúng
XHH về TTĐC là bộ môn chuyên phân tích xã hội học về TTĐC và ý nghĩa của TTĐC đối với cuộc sống xã hội
Dưới góc độ XHH:
- TTĐC được nghiên cứu như một quá trình xã hội
- Các phương tiện TTĐC được khảo sát và phân tích như một định chế xã hội
Tìm cách làm sáng tỏ mối liên hệ giữa TTĐC và xã hội.
Trang 252 Xã hội học về truyền thông đại chúng
Các lĩnh vực nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu về các tổ chức truyền thông và các nhà truyền thông
- Nghiên cứu về công chúng
- Phân tích nội dung các thông điệp truyền thông
- Nghiên cứu về tác động xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng
Trong lĩnh vực hoạt động quản trị - kinh doanh cần tập trung hướng nghiên cứu nào?
Trang 262 Xã hội học về truyền thông đại chúng
PTTTĐC ảnh hưởng thế nào lên trên hành vi và ứng xử của các thành viên xã hội?
Các PTTTĐC tác động như thế nào đến nhận thức tiêu dùng của người dân?
Vai trò của TTĐC trong quá trình hình thành ý thức xã hội?
O O O
Trang 273 Những hướng tiếp cận XHH về TTĐC
+ Quan điểm chức năng luận:
Một số đại diện tiêu biểu của trường phái chức năng luận:
R Merton, Lasswell, Charles…
Quan điểm chức năng cho rằng: xã hội được quan niệm như là một tổng thể trong đó bao gồm nhiều bộ phận có
liên hệ với nhau, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng
của mình Và thường nhấn mạnh đặc biệt đến các nhu cầu của một xã hội
Chức năng công khai - Chức năng tiềm ẩn Chức năng - Phản chức năng
Trang 28(b1) Chức năng: là cái làm cho một hệ thống duy trì được
sự tồn tại của mình và bộ phận đó tiếp tục vận động trôi chảy
(b2) Phản chức năng: là điều đã tạo ra gây cản trở cho quá
trình thực hiện của bộ phận đó, hoặc sự trì trệ của cả hệ thống
Trang 293 Những hướng tiếp cận XHH về TTĐC
Quan điểm chức năng luận:
Trong số các bộ phận đó, có các PTTTĐT, một trong những bộ phận cấu thành xã hội
TTĐT được coi như là một định chế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì tính ổn định, tính liên tục của một xã hội, cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của các cá nhân trong xã hội ấy
Chức năng chính của truyền thông đại chúng là gì?
- Kiểm soát môi trường xã hội
- Liên kết các bộ phận của xã hội với nhau
- Truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Giải trí
Trang 303 Những hướng tiếp cận XHH về TTĐC
Xét về tầm quan trọng của TTĐC đối với cá nhân, TTĐC
có chức năng:
Báo động Đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày Củng cố sự kiểm soát của xã hội
Góp phần vào quá trình xã hội hóa các cá nhân Nâng cao hình ảnh và vị trí xã hội cá nhân
Trong nghiên cứu về TTĐC theo quan điểm chức năng là công việc nghiên cứu:
ảnh hưởng của TTĐC đối với hệ thống văn hóa của một
xã hội
hướng dẫn dư luận của các PTTTĐC
Trang 313 Những hướng tiếp cận XHH về TTĐC
+ Các lý thuyết phê phán:
Một số đại diện tiêu biểu của trường phái theo lý thuyết phê phán: Max Horkheimer, T Adorno,L Lowen thal, E Fromm, H Marcure, Stuart Hall…
Quan điểm theo lý thuyết phê phán cho rằng: TTĐC là công cụ nhằm phục vụ cho việc củng cố và tái sản xuất hệ
tư tưởng thống trị Chính nhân tố kinh tế hoặc nhân tố hệ
tư tưởng mới là nhân tố quyết định tính chất của hệ thống các phương tiện truyền thông
Trang 323 Những hướng tiếp cận XHH về TTĐC
Khi nghiên cứu về TTĐC, cần lưu tâm xem xét :
- Cần coi các PTTT như một bộ phận thuộc về hệ thống kinh
tế và qua đó cũng gắn liền với hệ thống chính trị (cơ sở
kinh tế quyết định hệ tư tưởng)
- TTĐC là một cơ chế thôn tính văn hóa và “gây đồng hóa”
văn hóa của các nhóm xã hội lớn (góc độ văn hóa)
- Xem xét quá trình truyền thông cần phân tích cái bối cảnh
xã hội vốn bao trùm lên quá trình truyền thông ấy
Trang 333 Những hướng tiếp cận XHH về TTĐC
+ Một vài hướng tiếp cận khác:
- Quan điểm Quyết định luận kỹ thuật (H Innis, M
McLunhan):
Kỹ thuật của các PTTT là yếu tố quyết định cách thức
suy nghĩ và ứng xử của công chúng
Kỹ thuật truyền thông là sự nối dài của hệ thống thần kinh của con người, vì thế những thay đổi về kỹ thuật có thể dẫn đến những cách thức tri giác và nhận thức mới
Trang 343 Những hướng tiếp cận XHH về TTĐC
- Lý thuyết Văn hóa (G Gerner) cho rằng:
TTĐC là phổ biến và duy trì những khuôn thước xã hội, chứ không khuyến khích sự thay đổi Nghĩa là, củng cố và duy trì những lối ứng xử và suy nghĩ truyền thống của công chúng
TTĐC ảnh hưởng lâu dài đối với việc hình thành dư luận
xã hội và xây dựng “hình ảnh lý tưởng” của xã hội
- Lý thuyết Thiết lập lịch trình (McCombs, Shaw):
Chức năng của PTTT là thu hút sự chú ý của dư luận vào một số vấn đề nhất định (theo thứ tự ưu tiên của các biến số được trình bày bởi PTTTĐC)
Nhấn mạnh đến tầm ảnh hưởng dài hạn của TTĐC đối với xã hội
Trang 35Những điểm hệ thống Bài 2
1 Tại sao sao phải trang bị kiến thức xã hội học?
2 Xã hội học về truyền thông đại chúng là gì?
3 Những hướng tiếp cận xã hội học về truyền thông đại chúng trong nghiên cứu truyền thông trong kinh doanh
Trang 36XÃ HỘI HỌC
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Bài 3:
Các hướng nghiên cứu cơ bản
trong nghiên cứu xã hội học
về truyền thông đại chúng
Trang 371 Xã hội học về công chúng
Mục tiêu của xã hội học về công chúng là điều tra và khảo sát để hiểu công chúng là ai, thuộc những tầng lớp nào,
họ theo dõi các PTTTDC nào nhiều nhất, hoặc phản ứng
và thái độ của họ đối với TTĐC ra sao
Mục tiêu là tìm hiểu xem công chúng khác nhau tiếp nhận như thế nào các PTTTĐC
Trang 381 Xã hội học về công chúng
+ Công chúng:
Công chúng của các PTTTĐC thường được coi là “đại chúng” Nói cách khác, các PTTTĐC luôn nhắm tới đông đảo mọi người mà không hề phân biệt hay hạn chế bất cứ
ai
Đặc trưng đại chúng của công chúng:
- tính chất quảng đại quần chúng
- tính chất dị biệt (nhiều giới, nhiều thành phần)
- tính chất nặc danh
Phải đặt công chúng trong bối cảnh xã hội của họ, trong các điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ
Trang 391 Xã hội học về công chúng
+ Nghiên cứu những đặc điểm của công chúng:
Là việc nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa cách thức sử dụng TTĐC với các đăc điểm nhân khẩu, cũng như các
đặc điểm xã hội của công chúng
- giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn…
- nghề nghiệp, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội…
Trang 401 Xã hội học về công chúng
+ Nghiên cứu ứng xử truyền thông của công chúng:
Là việc nghiên cứu cách thức sử dụng và tập quán sử dụng TTĐC của công chúng, cũng như thái độ của công
chúng đối với TTĐC
- xem PTTTĐC nào, trang mục nào…
- xem lúc nào, trong bao lâu…
- thái độ hoặc phản ứng của công chúng
Trang 42- Khi tiếp nhận các thông điệp từ TTĐC công chúng thường có xu hướng dễ tiếp nhận những nội dung gì phù hợp với quan niệm của họ và không tiếp nhận những nội dung gì không phù hợp với họ.
- Những người trong cùng nhóm xã hội thường tác động lên suy nghĩ của cá nhân nhiều hơn so với những thông điệp được phát ra từ các PTTTĐC
Trang 43- Khi tiếp nhận các thông điệp từ TTĐC công chúng thường có xu hướng dễ tiếp nhận những nội dung gì phù hợp với quan niệm của họ và không tiếp nhận những nội dung gì không phù hợp với họ.
- Những người trong cùng nhóm xã hội thường tác động lên suy nghĩ của cá nhân nhiều hơn so với những thông điệp được phát ra từ các PTTTĐC