Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
219,11 KB
Nội dung
CHÖÔNG 2 : THI COÂNG NHÒP CAÀU BTCT 2.1. LAO L P D M BTCT NHÒP GIAÛN ÑÔN :Ắ Ầ 2.1.1 Công nghệ sử dụng “ cầu máng” để lao dầm : • Công nghệ này áp dụng cho việc sử dụng cẩu để lao các phiến dầm bê tông cốt thép dài 33m, nặng 60T ( kí hiệu K.33.60 ). • Nội dung công nghệ bao gồm những quy tắc về lắp ráp cẩu, thử cẩu, lao lắp dầm, tháo dỡ bảo quản cẩu và những quy tắc về an toàn. • Để phục vụ lao lắp các phiến dầm BTCT, ngoài cẩu K.33.60 còn phải có các thiết bị phụ trợ như cẩu long môn ( cần 2 chiếc ) có sức nâng 30T/1 chiếc để cẩu dầm ở bãi chứa đặt tên goòng vận chuyển. Goòng vận chuyển cũng cần 2 chiếc, mỗi chiếc có sức trọng tải 30T để vận chuyển dầm từ bãi chứa đến cấp cho cẩu. γ i a) Các bước lao lắp dầm BTCT : • Công tác chuẩn bị : - Kích đuôi câu lên ở vị trí dầm kích D4 bằng 2 kích 50T và hạ cẩu xuống goòng vận chuyển đặt ở giữa dầm kích, sau đó chèn chặt bánh goòng. - Tháo đường chạy ngang phía đuôi cẩu, chuyển đến đặt ở vị trí đầu dầm của nhịp mới lắp. - Kích đầu cẩu lên ở vị trí điểm kích của dầm ngang D 2 : bằng 2 kích 50T và hạ cẩu xuống 2 ổ lăn ngược trên đường chạy ngang ở đầu nhịp và vừa lắp. - Đặt đường sắt vận chuyển khổ 1m trên nhịp vừa lắp để nối liền đường vận chuyển trên các nhịp vừa lắp với phía sau. - Di chuyển xe treo về vị trí đuôi cẩu và bố trí tời hãm cẩu - Chuyển giá đỡ đường chạy ngang trên trụ đến trụ đón tiếp theo, bắt bulông neo chân giá chắc chắn. • Lao hẫng cẩu đến trụ đón : - Dùng tời điện kéo dọc cẩu trên goòng vận chuyển và ổ lăn ngược ở đầu dầm. - Khi mũi hẫng đến trục đón, dùng 2 kích 50T kích mũi hẩng lên tại vị trí dầm kích D1 để hạ cẩu xuống đường lăn ở mạ hạ ăn vào 2 ổ lăn ngược trên đường chạy ngang của giá đỡ trên trụ. - Dùng tời kéo tiếp cẩu đến vị trí để dầm dẫn của cẩu hẫng hoàn toàn ra khỏi trụ đón. - Nêm cẩu ở phía đuôi, không cho nó di chuyển dọc ( cũng có thể dùng tời hãm ). - Dùng 2 kích 50T kích nâng cẩu lên ở vị trí điểm kích của dầm ngang D 2 để đẩy 2 bộ lăn ngược ra 2 đầu của đường chạy ngang trên trụ, rồi hạ cẩy xuống cho 2 bộ chạy dưới đáy dầm ngang D 2 ăn vào ray của đường chạy ngang. Sau đó nêm chèn bánh xe không cho cẩu di chuyển ngang. - Kích đuôi cẩu lên ở vị trí dầm kích D 4 , giải phóng goòng đỡ đuôi cẩu và đẩy 2 bộ lăn ngược ở đáy dầm ngang D 3 ăn vào ray của đường chạy ngang trên mặt dầm đầu nhịp vừa lắp. Sau đó nêm chèn các bánh xe của 2 bộ chạy này. • Lao lắp các phiến dầm BTCT : - Đưa 2 xe treo về đứng sát nhau ở phía đuôi cẩu. - Kéo 2 goòng cở dầm bêtông vào khoảng trống giữa 2 dàn chủ ở đuôi cẩu. - Xe treo 1 nâng đầu trước của dầm bêtông lên, giải phóng goòng số 1. - Dùng tời điện kéo xe treo 1 đưa tiến về phía trước ( lúc này đầu cuối của dầm bêtông vãn được đỡ bằng goòng vận chuyển số 2 ). - Khi đuôi dầm bêtông đến vị trí đứng của xe treo số 2 Thì cho xe treo 1 dừng lại, xe treo 2 nâng đuôi dầm lên, giải phóng goòng số 2. - Dùng tời điện tiếp tục kéo 2 xe treo di chuyển dọc đưa dàm đến khẩu độ nhịp thì dừng lại. - Tháo nêm chèn ở các bánh xe tự hành dưới đáy dầm ngang. - Cho cẩu di chuyển ngang nhờ 4 bộ chạy tự hành trên các đường chạy ngang, đưa dầm đến vị trí thiết kế. - Hai xe treo đồng thời hạ dầm xuống gối. - Cho cẩu di chuyển ngang về vị trí tim cầu, đềể tiếp nhận và lắp đặt phiến dầm tiếp theo. - Lắp đặt xong phiến dầm nào phải dùng gỗ chống đỡ phiến dầm đó để hàn liên kết tạm cốt thép cánh dầm với nhau, rồi mới lao lắp tiếp phiến dầm khác và khi lao lắp xong các phiến dầm của một nhịp cũng phải hàn liên kết cốt thép cánh dầm, mới được chuyển sang lao lắp nhịp tiếp theo. b) Những quy định về kĩ thuật an toàn : • Đường sắt vận chuyển dầm phải bảo đảm yêu cầu kĩ thuật như quy định. Chênh cao 2 đỉnh ray không quá 5mm. Khoảng cách giữa 2 ray ± 2mm. • Đường chạy ngang phải đặt thiết bị chắn bánh ở 2 đầu và không được có độ dốc. Cự li giữa 2 đường chạy ngang trên dầm và đỉnh trụ phải đúng bằng khoảng cách giữa các bộ chạy dưới dầm ngang D 2 và dầm ngang D 3 . • Goòng vận chuyển dầm bêtông phải có giá chống để đảm bảo ổn định trong quá trình vận chuyển và dầm phải đặt đúng tim goòng. • Khi lao hẫng cẩu ra trụ đón phải lắp đủ các liên kết giằng 2 dàn chủ của cẩu với nhau. • Khi kích nâng hạ cẩu ở bất cứ vị trí nào cũng đều phải bố trí chồng nề phòng hộ theo đúng quy định trong các quy trình an toàn kĩ thuật hiện hành. • Trước khi lao hẫng cẩu ra trụ đón và dùng cẩu để lao lắp các phiến dầm bêtông ngoài việc kiểm tra các hạng mục, còn phải kiểm tra thiết bị phanh của hệ thống tời điện và bộ chạy tự hành, kiểm tra hệ thống thông tin, tín hiệu tốt mới cho phép cẩu hoạt động. • Các phiến dầm bêtông lắp đặt xong phải chống đỡ và hàn liên kết cánh dầm như quy định. • Lối đi lại trên cẩu và các sàn công tác đều phải lát ván, có thang lên xuống, lan can, tay vịn và phải được chiếu sáng đầy đủ. • Khi gió lớn hơn cấp 5, cẩu phải ngừng hoạt động và chêm chèn chặt chẽ bánh của xe treo, xe goòng và bộ chạy tự hành. Khi cần thiết phải chằng buộc, neo cố cẩu và các phiến dầm bêtông đã lắp một cách chắc chắn tránh trôi lật cẩu và lật dầm. • Chỉ những công nhân được học đầy đủ công nghệ này và nắm vững các thao tác của công việc mình phụ trách mới được tham gia vào công tác lắp dầm. • Công nhân lắp ráp phải được trang bị phòng hộ an toàn một cách đầy đủ. • Phải có đầy đủ còi, cờ hiệu cho chỉ huy ca lắp dầm. • Mọi người tham gia vào công tác lắp dầm phải tuyệt đối tuân theo các quy định về an toàn điện, an toàn vận hành thiết bị trong các quy trình hiện hành. 2.1.2 Công nghệ lao dầm BTCT bằng cẩu “long môn” : a) Tính năng cẩu long môn – yêu cầu về nền đường và ray chạy tàu : • Cẩu long môn được thiết kế có sức cẩu 60T và chịu được gió cấp V. • Khi nâng dầm, cẩu không được di chuyển. • Cẩu có bộ chạy tự hành, nên khi chạy nếu cáp điện ngắn, phải chuyển nguồn điện, thì phải chú ý đầu cáp điện môtơ đảm bảo cùng chiều vớ hướng cẩu đang di chuyển. • Yêu cầu về đường ray và nền balát : Đường ray cẩu có thể dựa vào sự cần thiết của công viêc lao lắp dầm mà đặt từng đoạn một. Chiều dài mỗi đoạn ít nhất phục vụ lao lắp được 3 nhịp. b) Quy định về đo đạc tim gối trụ cầu dẫn và chiều dài dầm cầu trước khi lắp : * Trước khi lao lắp dầm, phải cung cấp các số liệu sau : - Khẩu độ hoàn công về vị trí lỗ chừa sẳn bulông neo gối và cao độ đá kê gối. - Căn cứ vào đường tim chữ thập của trụ, phóng tuyến tim chữ thập đá kê gối ( phải xem đến góc nghiêng ở phần đường cong ). - Đo chiều dài thực tế của dầm BTCTDƯL, gồm chiều dài toàn phần và khoảng cách tim gối của dầm. Phải ghi rõ ngày tháng đo và nhiệt độ khi đo để tiện tính chiều dài thực của dầm. - Phải đặt điểm thủy chuẩn ở thượng lưu các mũ trụ để phục vụ cho việc chỉnh lại gối khi lao lắp dầm. [...]... bôi mỡ - Để tiện việc lắp đặt và điều chình gối, trước tiên ở xung quanh bản đế trên và dưới của gối cần được lấy dấu đối xứng với tim 2- Chỉnh gối cho phẳng : Khi lắp đặt gối, dùng nêm thép căn phẳng sao cho cao độ bản đế gối phù hợp với yêu cầu thiết kế Chênh cao tương đối của 4 điểm nêm thép không quá 2mm, sai số giữa cao độ bình quan của 4 điểm so với cao độ thiết kế không quá +5mm và -2 mm 3- Nêm... xưởng dầm biết nhịp cầu định lắp và loại dầm cần dùng - Thu thập các chứng chỉ nhận dầm nghiệm thu hợp cách - Phải cử người kiềm tra, bảo dưởng đường vận chuyển dầm và đường di chuyển cẩu long môn - Căn cứ khẩu độ nhịp cầu thực tế, xác định vị trí của cẩu long môn * Những điểm cần chú ý khi lắp dụng cụ cẩu dầm : - Giữa đòn gánh cẩu dầm với dầm phải đệm gỗ ván, khi hỏng phải thay - Sau khi cẩu dầm lên... tố sau đây : - Trị số ảnh hưởng do co ngót và từ biến của dầm BTCT DƯL : Δ1 + 2 ; - Trị số ảnh hưởng do nhiệt độ thực tế đối với chiều dài dầm khi lắp đặt : Δ3 - Sai số khoảng cách giữa 2 tim trụ và khẩu độ dầm so với khẩu độ thiết kế : Δ4 và Δ5 Khi lao lắp dầm, phải lắp gối cố định trước Việc lắp đặt, định vị gối cố định chỉ xét Δ4 + Δ5 Việc điều chỉnh bản đế gối di động chỉ xét Δ1 + 2 + Δ3 * Lắp... vữa xong 4- Ép vữa gối : - Sau khi lắp xong dầm ở mỗi nhịp, phải kiểm tra cao độ và tim dầm, mức độ xê dịch của bản đế gối di động, nếu đạt yêu cầu mới được ép vữa Trước khi ép vữa phải làm thủ tục nghiệm thu, kí xác nhận Cường độ vữa ép lấy bằng mác bêtông đá kê gối TỈ lệ pha trộn do phòng thí nghiệm cấp - Ép vữa gối áp dụng phương pháp thế năng, chiều cao thế năng 4 ∼ 5m - Khi ép vữa, dựng ván khuôn... nhau, do tỏa nhiệt không giống nhau giữa các bộ phận đó 2. 3 CÔNG NGHỆ ĐÚC ĐẨY CẦU DẦM LIÊN TỤC BÊTÔNG CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC : 2. 3.1 Giới thiệu về phương pháp đúc đẩy : 1 Nội dung cơ bản của phương pháp đúc – đẩy : Kết cấu nhịp BTCT dự ứng lực được đúc theo từng đốt (thường có chiều cao không đổi) trên bệ chuẩn bị đã được xây dựng sẵn ở đoạn đường đầu cầu ngay sau mố Sau khi đúc thì lần lượt từng đốt này... liên tục nhiều nhịp với trị số nhịp từ 30 – 62m, mà chủ yếu là nhịp L50m Chiều cao dầm thường là không đổi trên suốt dọc cầu để thuận tiện đẩy dầm trượt đi trên các ụ trượt Tuy nhiên cá biệt cũng có trường hợp đúc đẩy cho dầm có chiều cao thay đổi Các trường hợp cầu qua thung lũng sâu phải làm trụ rất cao, hoặc cầu qua vùng dân cư đang sinh sống bên dưới cầu (cầu thành phố) cũng hợp lý áp dụng phương... ép đầy vữa trên toàn bản - Trước khi ép vữa phải dọn sạch tạp chất, nước đọng ở lỗ bulông neo, phần ren bulông neo phải nhô ra ngoài êcu ≥ 5mm - Ép xong vữa phải quấn bao tải, thời gian bảo dưỡng trên 7 ngày - Sau khi mẫu thử đạt cường độ yêu cầu, thì có thể rút bỏ nêm thép và dùng vữa xi măng xảm kín lại, dọn sạch phần gối, bôi thêm mỡ con lăn gối di động, lắp bản quay gối - Mỗi lần ép vữa gối, đúc... không? Nếu có phải điều chỉnh lại - Trình tự lao lắp dầm : +Sau khi đặt phiến dầm thứ nhất vào vị trí, phải dùng gỗ bổ giằng chặt 2 bên thượng, hạ lưu Đặt xong phiến dầm thứ hai vào vị trí, phải dùng cốt thép ngắn hàn liên kết tạm 2 phiếu lại với nhau +Khi lắp đặt phiến thứ 2 đến thứ 8, tốc độ di chuyển xe treo phải chậm lại, tránh va chạm vào phiến dầm đã lắp đặt trước - Các bước cẩu dầm đạt vào vị trí... vươn tới các trụ cầu và tới bờ sông phía đối diện Quá trình thi công sẽ lặp lại nhiều lần công tác đúc rồi đẩy Kết cấu nhịp được tạo ra dần dần trong quá trình đó Do vậy phương pháp này được gọi là phương pháp đúc - đẩy Để đảm bảo độ chính xác và độ ổn định trong quá trình đúc – đẩy cần phải chế tạo và xây dựng bệ chuẩn bị rất cứng, hầu như không biến dạng, không lún trên đường đầu cầu Bệ chuẩn bị... khẩu độ nhịp ( tức khoảng cách giửa 2 tim trụ ) và khẩu độ dầm ( tức khoảng cách giữa 2 tim điểm tựa) của dầm so với kích thước thiết kế có sai số Δ4 và Δ5 thì định vị đường tim gối cố định theo đường tim thiết kế + (Δ4 + Δ5) /2 , tức là đo từ tim mố trụ về phía tim khẩu độ nhịp, lấy 500mm + ( Δ4 + Δ5 ) / 2 sẽ là tim của gối cố định * Lắp đặt điều chỉnh gối di động : - Sau khi dầm dự ứng lực được đặt . bánh xe của 2 bộ chạy này. • Lao lắp các phiến dầm BTCT : - Đưa 2 xe treo về đứng sát nhau ở phía đuôi cẩu. - Kéo 2 goòng cở dầm bêtông vào khoảng trống giữa 2 dàn chủ ở đuôi cẩu. - Xe treo 1. dùng tời hãm ). - Dùng 2 kích 50T kích nâng cẩu lên ở vị trí điểm kích của dầm ngang D 2 để đẩy 2 bộ lăn ngược ra 2 đầu của đường chạy ngang trên trụ, rồi hạ cẩy xuống cho 2 bộ chạy dưới đáy. yêu cầu kĩ thuật như quy định. Chênh cao 2 đỉnh ray không quá 5mm. Khoảng cách giữa 2 ray ± 2mm. • Đường chạy ngang phải đặt thiết bị chắn bánh ở 2 đầu và không được có độ dốc. Cự li giữa 2