1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ

50 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 473,5 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ

Trang 1

TÓM LƯỢC

Rau mang lại giá trị dinh dưỡng cao trong đời sống của con người Đồng thờicung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể Nó là thức ăn khôngthể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người Tuy rau có thời gian sinh trưởngngắn nhưng nó đòi hỏi phải cung cấp lượng phân rất lớn Do đó để tăng năng suất rauthì con người đã sử dụng nhiều loại phân hoá học và phun thuốc bảo vệ thực vật làmlàm ảnh hưởng đến tính chất của đất về mặt lý hóa và sinh học đất Điều này dẫn đếnhậu quả đất trở nên nén dẽ, mất cấu trúc, ẩm độ trong đất giảm, mật số vi sinh vật cóhại gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa chất hữu cơ, khoáng hoá đạm, làmcho đất ngày trở nên bạc màu Để giúp cải thiện tính chất của đất nêu trên ta dùngphân hữu cơ bón cho rau là tốt nhất, chẳng những làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tính

đệm của đất tăng, giàu chất hữu cơ mà còn tăng năng suất cho cây rau Đề tài “Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ” nhằm nghiên

cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên tính chất vật lý của đất và nghiên cứu ảnh hưởngphân hữu cơ lên năng suất rau

Đề tài được thực hiện trên hai thí nghiệm dưa hấu và dưa lê trên hai vụ Kết quảcho thấy đất phù sa ở đây có chất hữu cơ thuộc loại nghèo 2%, pH đất trong khoảng5,5 -5,6 đạt gần mức tối hảo Các tính chất vật lý như dung trọng đất biến thiên trongkhoảng 0,89-1,13 g/cm3, dung trọng của đất bón hữu cơ thấp hơn so với dung trọngcủa đất không bón hữu cơ Độ xốp của đất khi bón hữu cơ khác biệt có ý nghĩa thống

kê so với nghiệm thức không bón hữu cơ Đối với chỉ tiêu tính bền cho thấy bón hữu

cơ đất có cấu trúc hơn, bền hơn so với không bón hữu cơ Khi bón phân hữu cơ chodưa hấu và dưa lê cũng cho thấy năng suất rau tăng lên rõ rệt như năng suất dưa hấu cóbón hữu cơ là 33,48 tấn/ha so với năng suất dưa hấu không bón hữu cơ là 27,18 tấn/ha.Năng suất dưa lê nghiệm thức có bón hữu cơ là 26,70 tấn/ha so với năng suất nghiệmthức dưa lê không bón hữu cơ đạt 24,29 tấn/ha Vì vậy, nên tiếp tục sử dụng phân hữu

cơ để bón cho rau theo hướng lâu dài để khắc phục những đặc tính bất lợi của đất

Trang 2

MỞ ĐẦU

Từ lâu nhân dân ta có câu “Cơm không rau như đau không thuốc” cho thấy giátrị dinh dưỡng của cây rau Bởi vì, cây rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, là thực phẩmkhông thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày và cũng là thực phẩm không thể thay thếcủa con người do chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự pháttriển của cơ thể Rau xanh chẳng những mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn là những cây dược liệu quý giá, một số loại rau có thể chữa được những căn bệnh hiểmnghèo

Ngày nay, mức sống của con người ngày một nâng cao thì nhu cầu về sản lượng

và chất lượng rau cũng gia tăng, rau giúp chúng ta cân bằng dinh dưỡng và kéo dàituổi thọ Chính vì vậy, diện tích trồng rau ngày càng mở rộng Kết hợp với sử dụng các

kỹ thuật tiên tiến, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Từ đó hình thành nhữngvùng chuyên canh rau lớn

Đối với cây rau, nguồn dinh dưõng cung cấp từ đất không đáng kể so với yêucầu của rau nên phải bổ sung phần lớn qua phân bón Việc sử dụng nhiều phân hoá học

và thuốc bảo vệ thực vật làm cho đất ngày càng suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng đếntính chất vật lý và hoá học đất như: đất bị nén dẽ, mất cấu trúc, khả năng giữ nướcgiảm,… Nhằm cải thiện tình trạng trên người ta đã sử dụng phân hữu cơ để bón chocây trồng Nó có các tác dụng là cải tạo tính chất đất, cung cấp chất dinh dưỡng chocây Từ đó làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng một cách ổn định, bền vững,đồng thời góp phần bảo vệ môi trường Đây cũng là nội dung, mục tiêu của nền nông

nghiệp hữu cơ bền vững Đề tài: “ Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất

và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm mục tiêu:

-Nghiên cứu hiệu quả của việc bón phân hữu cơ đến một số tính chất vật lý đất.-Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến việc cải thiện năng suất cây rau

Trang 3

CHƯƠNG I LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

I.1 SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU

I.1.1 Điều kiện tự nhiên quận Bình Thủy Thành Phố Cần Thơ

Vị trí địa lý

Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long

Phía tây giáp huyện Phong Điền

Phía nam giáp quận Ninh Kiều

Phía bắc giáp quận ÔMôn

Diện tích quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ là khoảng 6877 ha

Khí hậu và thời tiết

Khí hậu ở Bình Thuỷ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5đến tháng 11) và mùa khô(tháng 12 đến tháng 4 năm sau)

Khí hậu điều hoà, ít bão Khí hậu quanh năm nóng ẩm không có mùa lạnh

Đất đai

Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa do sông Hậu và sông Cần Thơ bồi đắp rất thuậnlợi cho nghề trồng rau phát triển

Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ

Trang 4

I.1.2 Các yếu tố kinh xã hội

Nhìn chung đời sống của người dân nơi đây chủ yếu là dựa vào canh tác nôngnghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, công nghiệp chưa phát triển, về dịch vụ cũngtương đối phát triển nhưng tập trung ở thị trấn

I.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU, ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ KỸ THUẬT LÀM ĐẤT TRỒNG RAU

I.2.1 Tầm quan trọng của cây rau đối với nền kinh tế và xã hội

I.2.1.1 Giá trị dinh dưỡng

Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho mọi ngưòi trong cuộc sống hằng ngày.Cây rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưõng quan trọng cho sự phát triển của cơ thểcon người: protein, lipit, vitamin, muối khoáng, và nhiều chất quan trọng khác Về vaitrò của vitamin trong sự phát triển của cơ thể con người đã được Ch.Eijkman người HàLan và S.F.G Hopkins người Anh phát hiện từ năm 1929

Vitamin có tác dụng to lớn trong quá trình phát triển của cơ thể, thiếu vitaminchúng ta sẽ bị nhiễm nhiều bệnh tật Thí dụ thiếu vitamin A làm cho cơ thể trẻ emchậm lớn, giảm thị lực, mắt mờ và giảm khả năng miễn dịch Vitamin A thường cótrong rau có màu đỏ và vàng da cam như: cà rốt, cà chua, ớt, cà chua, bí ngô Chấtkhoáng trong rau chủ yếu là Ca, P, Fe…

Chúng có tác dụng điều hòa cân bằng kiềm tan trong máu, là những chất cầnthiết cho cấu tạo máu và xương Đặc biệt nguyên tố Fe rất cần thiết trong quá trìnhphát triển của thai nhi Chất xơ trong rau có tác dụng nhuận tràng và làm tăng khảnăng tiêu hóa Rau thuộc về những nhóm cây hằng năm: cà, ớt, cà chua, các cây trong

họ bầu bí và đậu cô ve…

Rau hai năm như rau chân vịt, hàng tây, tỏi tây, cải bắp, và cây thân thảo lâunăm như măng mai, măng tre Giá trị dinh dưỡng của rau là rất phong phú và đặcbiệt quan trọng trong cuộc sống hằng ngày (Tạ Thu Cúc, 2005)

Trang 5

I.2.1.2 Ý nghĩa kinh tế

-Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao:

Giá trị sản suất 1 ha rau cao gấp 2-3 lần 1 ha lúa Hiệu quả lớn hay nhỏ phụthuộc nhiều và trình độ của người sản suất, kinh nghiệm, công nghệ sản xuất và chủngloại rau

-Rau là cây lương thực:

Một vài loại cây trồng có hàm lượng cao cũng được sử dụng như cây lươngthực như: khoai tây, khoai sọ, củ từ

-Rau là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao:

Rau là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, thu nhiều ngoại tệ cho đất nước

Tình hình sản xuất rau nước ta còn nhiều hạn chế về chủng loại, mẫu mã, bao bì

I.2.1.4 Giá trị xã hội

Khi ngành sản xuất rau được phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc sẽgóp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao củangười tiêu dùng

Khi sản xuất rau được coi là một nghề, những khu chuyên canh rau được mởrộng sẽ có điều kiện để sắp xếp lao động một cách hợp, giải quyết việc làm cho nôngdân trong những lúc nông nhàn

Phát triển ngành sản xuất rau còn có điều kiện để hỗ trợ đối với các ngành kháctrong nông nghiệp như cung cấp thức ăn và chất xanh cho chăn nuôi

Trang 6

Thời kỳ 1991-1997 sản lượng rau tăng từ 3,2 triệu tấn lên 4,7 triệu tấn Tuy vậyvẫn chưa đáp được định mức tiêu dùng, hiện nay bình quân đầu người mới chỉ đạt 62-65kg/năm (Tạ Thu Cúc, 2005).

I.2.2 Đặc điểm chung của ngành sản xuất rau:

Sản xuất rau là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nómang những đặc thù riêng

Ngành sản xuất rau có những đặc điểm cần chú ý sau:

I.2.2.1 Thời kỳ vườn ươm

Đặc điểm nổi bật của nghề trồng rau là hầu hết hạt giống rau đều phải đượcgieo ươm trước khi đưa ra ruộng sản xuất đại trà

Ngoài kỹ thuật gieo truyền thống ̣̣̣̣̣̣gieo ngoài đồng̣, hiện nay còn nhiều cách gieoươm khác cũng mang lại hiệu quả cao như: gieo trong bầu, gieo trong khay, gieo trongnhà lưới ở thời kì này chúng ta phải chăm sóc cho cẩn thận, tỷ mỉ ( Đường Hồng Dật,2000)

I.2.2.2 Yêu cầu thời vụ nghiêm ngặt, chặt chẽ

Rau là loại cây trồng rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết như: nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng, yêu cầu thời vụ rất nghiêm ngặt Thời vụ không thích hợp làm giảm năngsuất và chất lượng Về nguyên tắc cần bố trí sắp xếp thời vụ sao cho thời kỳ hình thành

bộ phận sử dụng gặp được nhiều thuận lợi nhất (Tạ Thu Cúc, 2005)

I.2.2.3 Nhiều sâu bệnh

Rau là loại cây trồng chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, thân lá non mềm,hàm lượng nước trong thân lá cao là môi trường rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnhsinh trưởng, phát triển trên cây rau

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất sản lượng vàgiá trị hàng hóa

Một loại rau có thể bị nhiều sâu bệnh hại tấn công, chúng phá hại trong suốtthời kỳ sống của nó

Trang 7

Vì vậy nhà nông cần phải công tác công tác quản lý dịch hại tổng hợp, thựchiện các biện pháp luân canh tăng vụ, chọn giống kháng bệnh, bón phân cân đối

Khi phải dùng thuốc nhưng phải tuân thủ quy định của ngành bảo vệ thực vật(Trịnh Thị Thu Hương, 2001)

I.2.2.4 Cây rau thích hợp với chế độ trồng xen, gieo lẫn, trồng gối:

Hầu hết các loại rau đều có hình thái nhỏ, gọn, phân cành ít, có độ cao khácnhau

Thời gian sinh trưởng dài ngằn khác nhau, sự phân bố hệ rễ của từng cây raucũng không giống nhau

Vì vậy trên cùng đơn vị diện tích có thể bố trí nhiều loại cây trồng cùng loại,cùng sinh trưởng cùng phát triển

Khi trồng thì nên chú ý những đặc điểm sau đây:

-Thời gian sinh trưởng của các loại rau

-Hình thái, độ cao và tập quán phân cành

-Sự phân bố của hệ rễ

-Yêu cầu với các loại rau đối với ánh sáng khác nhau

-Yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng chủ yếu (Tạ Thu Cúc, 2005)

I.2.2.5 Yêu cầu kỹ thuật, nhân lực, kinh phí đầu tư trong sản xuất:

Rau là loại có thời gian sinh trưởng ngắn, muốn đạt năng suất cao, chất lượngtốt cần phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, áp dụng khoa họccông nghệ vào sản xuất, cụ thể như sau:

 Đất đai phải cày bừa kỹ, tơi xốp, tầng canh tác dày

 Trong quá trình sản xuất phải thực hiện nhiều khâu kỹ thuật liên hoàn

 Các biện pháp chăm sóc phải thực hiện nhiều lần như: vun xới, diệt trừ

cỏ dại, tưới nước

 Kỹ thuật chăm sóc đặc biệt: làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành, tỉa hoa

 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cao: máy phun mưa, nhà lưới

 Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất rau như: trồng không đất và thủycanh (Tạ Thu Cúc, 2005)

Trang 8

I.2.2.6 Rau là ngành sản xuất hàng hóa:

Đặc điểm của hầu hết các loại rau là có hàm lượng nước trong thân lá cao, non,giòn, dễ bị giập gãy Vì vậy từ các khâu: trồng tỉa, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển,phân phối đến tận tay người tiêu dùng cần phải được thực hiện theo dây chuyền sảnxuất hàng hóa Trong quá trình chăm sóc, thu hái phải hết sức cẩn thận, tỷ mỷ và nhẹnhàng (Tạ Thu Cúc, 2005)

I.2.3 Đất trồng rau

Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, chứa rất nhiều chất dinhdưỡng phong phú, có thể trồng nhiều vụ trong năm Vì vậy cây rau yêu cầu đất rấtnghiêm khắc Đất trồng rau phải giữ nước, giữ phân tốt, phải nhẹ, tơi xốp, giàu chấtdinh dưỡng, độ pH trung tính, không bị nhiễm chất độc hại (Tạ Thu Cúc,2005)

Tầng đất canh tác dày từ 20 – 40 cm, mặt đất bằng phẳng, hoặc hơi thoai thoải

về một phía.Các loại đất quan trọng cho sản xuất rau là: đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ,đất thịt mịn, đất thịt pha sét và đất phù sa ven sông Đất trồng rau cần bảo đảm thànhphần cát khoảng 50 – 60 %, sét khoảng 25 – 40 % (Tạ Thu Cúc, 2005)

Theo Tạ Thu Cúc, 2005 khi quy hoạch vùng sản xuất rau cần quan tâm lý tính

và hóa tính của đất Đất trồng rau cần bảo đảm tỷ lệ thích hợp giữa các chất rắn, lỏng,khí Mặt khác, khi quy hoạch vùng sản xuất rau cần phải nghiên cứu điều kiện thời tiếtkhí hậu Diện tích canh tác lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: dân cư nhiều hay

ít, thị hiếu người tiêu dùng, điều kiện tự nhiên, tiêu chuẩn rau của mỗi người/ngày,trình độ sản xuất rau, nhiều yếu tố ngoại cảnh

Vùng sản xuất rau phải thuận tiện vận chuyển cho nội vùng, ngoại vùng hoặcxuất khẩu Canh tác rau cần nguồn nước lớn, 1 ha rau cần khoảng 4500 – 6000 m3nước

Khu vực sản xuất rau cần xây dựng các hệ thống đường, bờ vùng, bờ thửa,mương tưới (Tạ Thu Cúc, 2005)

I.3 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU ĐẾN MÔI TRƯỜNG

I.3.1 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường

Nước ta sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên để đảm việc đảm bảo cuộcsống con người thì cần phải thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng Do đó lượng

Trang 9

lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học được sử dụng Trong thực tế, tình trạng sửdụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật quá liều, liên tục và tùy tiện đã ảnhhưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người và môi trường Thuốc bảo vệ thực vật baogồm: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ nấm, thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, thuốc kích thíchtăng trưởng,… Theo Lê Văn Khoa và ctv, 1999 đặc điểm chung của thuốc bảo vệ thựcvật là đều có khả năng gây ô nhiễm cho đất và hoạt tính của chúng sẽ gây độc cho conngười và động vật Các vùng đất có trình độ thâm canh cao thường có sâu bệnh nhiềunên thường phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, trong quá trình sửdụng thuốc thì lượng nước tưới hay mưa làm cho các loại thuốc này ngấm dần vào đất(Võ Thị Gương, 2004).

Thuốc trừ sâu bệnh xâm nhập vào môi trường đất làm suy giảm cơ vật lý đất,với khả năng diệt khuẩn cao nên đã tiêu diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong môi trườngsinh thái của đất (Lê Huy Bá, 2000)

I.3.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng phân hoá học

Thời gian sinh trưởng của cây rau tương đối ngắn nhưng nó đòi hỏi một lượnglớn phân hoá học để tăng năng suất cho cây trồng Người ta sử dụng chủ yếu là đạm,lân và kali Trong đó phân đạm được bón với liều lượng nhiều hơn cả bởi mang lạihiệu quả năng suất rõ rệt nhưng nó cũng dễ gây ô nhiễm môi trường do tồn dư của nó,nhất là khi không sử dụng theo liều lượng như đã khuyến cáo, dẫn đến hiện tượng đất

bị chua hoá, kết cấu đất kém đi, hàm lượng chất vôi giảm, hoạt động của vi sinh vậtgiảm, có sự tích động nitrat, kim loại nặng một số vùng (Lê Văn Khoa và ctv, 1999)

Theo Lê Huy Bá, 2000 cây chỉ sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào, còn lạiphần thì rửa trôi phần thì nằm lại trong môi trường đất gây ô nhiễm môi trường đất

Mặt khác, khi tích luỹ hoá chất dạng phân bón cũng gây hại cho đất về mặt vật

lý, đất nén chặt, độ trương nở kém, kết cấu không vững chắc, không tơi xốp vì vi sinhvật bị hoá chất tiêu diệt (Hồng Hưng, 2000)

Trang 10

I.3.3 Ảnh hưởng của thâm canh rau đến tính chất vật lý và hoá học đất

I.3.3.1 Vật lý đất

Sự nén dẽ của đất

Tình trạng canh tác liên tục, lâu năm có sự thay đổi theo hướng bất lợi về độphì nhiêu và vật lý đất, trong đó sự nén dẽ của đất trồng rau là yếu tố quan trọng tới độphì nhiêu về mặt hóa học và sinh học đất (Võ Thị Gương, 2004) Đất bị nén dẽ làmgiảm khả năng thấm nước của đất và ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng của bộ

rễ Mặt khác, sự nén dẽ cũng làm mất cân đối về thành phần rắn, khí và nước trong cáckhí khổng đất, hoạt động của vi sinh vật kém Sự nén dẽ làm thay đổi một số đặc tínhvật lý đất như dung trọng đất, độ chặt, độ xốp, khả năng thấm của đất Những thay đổinày làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước và không khí trong đất, làm tăng sựchảy tràn nước trên bề mặt đất dẫn đến khả năng dự trữ nước trong đất giảm Bên cạnh

đó, sự thiếu không khí trong đất nhất là oxi do đất bị nén dẽ đưa đến sự thay đổi vềphản ứng hóa học đất tạo ra những sản phẩm không hữu dụng cho cây trồng làm giảm

pH đất , tạo ra những acid hữu cơ và tạo ra một số hợp chất không hữu dụng cho câytrồng Khi tế khổng trong đất giảm do nén dẽ thì sự vận chuyển nước bị hạn chế Nếunước được cung cấp nhanh hơn tốc độ thấm thì gây ra hiện tượng chảy tràn, dẫn đếnxói mòn đất, dinh dưỡng cho cây trồng cũng bị cuốn trôi (Hammel, 1994; Unger andKaspar, 1994)

Dung trọng và độ xốp

Dung trọng khô và độ xốp là các thông số vật lý đất thường được áp dụng đểđánh giá sự nén dẽ của đất, khả năng giử nước và điều kiện phát triển của rễ cây trồng(Lê Văn Khoa, 2003) Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần cơgiới, hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc, kỷ thuật làm đất Khi dung trọng thấp sẽ có lợicho quá trình hấp thu dinh dưỡng chất của cây trồng (Nguyễn Thế Đặng, 1999) Tuynhiên, khi dung trọng của đất cao, tế khổng trong đất giảm sẽ hạn chế sự phát triển của

hệ rễ cây trồng, giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, hấp thu nước và cuối cùng lànăng suất cây trồng giảm (Võ Thị Gương, 2004) Mặt khác, đất có độ xốp thấp tạo ra

sự cản trở lớn cho sự phát triển của bộ rễ, khi đó sẽ làm giảm tiến trình hấp thu dưỡngchất của bộ rễ cây trồng Đất có độ xốp phù hợp thì có lợi cho cây trồng Tùy thuộcvào điều kiện ngoài đồng các tế khổng có thể chứa đầy nước hoặc không khí Đất lý

Trang 11

tưởng trong sản xuất nông nghiệp cần có độ xốp 50%, trong đó khoảng 25% tỷ lệ lànước (Miller,1990) Bảng 1 và bảng 2 là thang đánh giá độ xốp và dung trọng của đất:

Bảng 1 Thang đánh giá độ xốp đất (% thể tích), (theo N.A Karchinski, 1965).

Bảng 2 Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm3 (N.A Karchinski, 1965)

Dung trọng Đánh giá

<1.0 Đất quá khô hay giàu chất hữu cơ

1.0-1.1 Đất mới được xới hoặc đất rất thuộc

>1.2 Đất bị nén dẻ

1.3-1.4 Đất chặt, bị nén cẻ mạnh

1.4-1.6 Đất rất chặt thường thấy ở tầng đế cày

1.6-1.8 Quá chặt thường thấy ở tầng tích tụ

Thành phần cơ giới

Đất có tỷ lệ hạt nhỏ về cơ bản là giàu dinh dưỡng do khả năng giữ dinh dưỡngcủa nó tốt hơn đất có tỷ lệ cát cao Tuy nhiên, nếu không được bổ sung dinh dưỡng vàkhông có biện pháp bảo vệ thích hợp thì sẽ dẫn đến thoái hóa: giảm tốc độ thấm nước,tăng tính mao dẫn, tăng tính dính (Nguyễn Thế Đặng, 1999) Đất có tỷ lệ sét cao, hàmlượng chất dinh dưỡng thấp, nếu thời gian canh tác càng lâu, liên tục thì tình trạng nén

dẽ của đất dễ dàng xãy ra (Võ Thị Gương, 2004)

Trang 12

I.3.3.2 Về mặt hóa học đất:

Độ chua của đất

Là một tính chất quan trọng, ảnh hưởng đến các tính chất lý, hóa, sinh học đất.Qua giá trị pH ta có thể biết được lượng vôi cần bón, khả năng dư thừa gây độc củacác ion, hoạt động của vi sinh vật và liên quan đến độ hữu hiệu của tất cả các dinhdưỡng khoáng (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2000) Theo Trần Thị Ba, 1999 pH thíchhợp cho rau phát triển từ 5,5-7, ở pH này thì cây hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng vàcác sinh vật đất cũng hoạt động tốt Khi pH thấp từ 4,5-5, muốn trồng rau thì phải bónthêm vôi Ở pH này sự khoáng hóa N kém, P hữu dụng, Ca và Mg thấp, các vi sinh vậtgây hại hoạt động tốt hơn Các yếu tố này đưa đến khả năng chống chịu những điềukiện bất lợi của đất kém, cây yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công (Võ Thị Gương, 2004)

Bảng 3 Thang đánh giá độ chua hiện tại cho đất trồng màu (Washington University –tree Fruit research & Extention center, 2001)

pH H2O Độ chua của đất

<5.0 Thấp (low)16.0-7.5 Tối hảo (optimal)

>7.5 Cao (high)

I.4 PHÂN HỮU CƠ VÀ VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ

I.4.1 Phân hữu cơ

I.4.2 Khái niệm chất hữu cơ và sự khoáng hoá chất hữu cơ

Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong phú từ

đá mẹ để tạo thành đất Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá mẹ và lànguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì của đất Số lượng và tính chất của chất hữu cơquyết định đến nhiều tính chất hóa lý và sinh học của đất (Nguyễn Thế Đặng, 1999)

Chất hữu cơ là bộ phận của đất có thành phần phức tạp và có thể chia làm haiphần: Chất hữu cơ chưa bị phân giải và những tàn tích hữu cơ như: thân, rễ, lá thựcvật, xác động vật, xác vi sinh vật Phần thứ hai là những chất hữu cơ đã phân giải.Trong phần chất hữu cơ đã phân giải này chia làm hai nhóm:

+ Nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài mùn

+ Nhóm những hợp chất mùn

Nhóm những hợp chất trong đất ngoài mùn chiếm tỷ lệ thấp trong toàn bộ chấthữu cơ thường không vượt quá 10-15% (trừ than bùn hoặc đất dưới rừng có tầng thảm

Trang 13

mục dày) Nhóm chất hữu cơ này gồm các chất hữu cơ thông thường có trong độngvật, thực vật và vi sinh vật như: Hydrat, cacbon, Protein, Linhin, Lipit, andehyt,…

Nhóm hợp chất mùn là những hợp chất cao phân tử có cấu tạo phức tạp Chúngchiếm tỷ lệ cao trong chất hữu cơ (khoảng 85-90%)

Bảng 4 Thang đánh giá chất hữu cơ trong đất (%CHC), (theo I.V Chiurin,1972)

Chất hữu cơ trong đất, % Đánh giá

Theo Nguyễn Thế Đặng (1999), thì sự khoáng hoá phụ thuộc vào : thành phầnchất hữu cơ, ẩm độ của đất (thích hợp là 70-80%), nhiệt độ (thích hợp là 25-35oC), pHđất (thích hợp 6.5-7.5), và càng thoáng khí khoáng hoá càng nhanh Quá trình khoánghoá xảy ra nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều chất dinh dưỡng cho câytrồng Tuy nhiên khoáng hoá xảy ra trong điều kiện yếm khí thì sẽ sinh ra nhiều chấtđộc có hại cho cây trồng như: CH4, CO2, H2S…(Lê Huy Bá, 2000)

Xác hữu cơ Mùn hoá khoáng hoá nhanh

Khoáng hóa từ từ Các hợp chất mùn Các hợp chất khoáng

Hình 1.2 Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất( Dương Minh Viễn, 2003)

I.4.2.1 Nguồn gốc chất hữu cơ

Nguồn gốc nguyên thủy của chất hữu cơ trong đất là mô thực vật: thân, rễ, lácây sau khi chết đi sẽ bị mục nát, hoa màu sau khi thu hoạch thì phần còn lại như: Láhay rễ cũng bị phân hủy để cung cấp chất hữu cơ cho đất Ngoài ra động vật cũng là

Trang 14

nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất Chất hữu cơ được bổ sung vào đất từ các nguồnsau đây:

Xác sinh vật (còn gọi là tàn tích sinh vật): Đây là nguồn hữu cơ chủ yếu Sinhvật đã lấy thức ăn từ đất để tạo nên cơ thể chúng và khi chết đi để lại những tàn tíchhữu cơ cho đất Trong xác sinh vật có đến 4/5 là từ thực vật Tính trung bình hàng nămđất được bổ sung từ thực vật 5-18 tấn thân, rễ và lá trên ha (Nguyễn Thế Đặng, 1999).Ngoài thực vật thì xác vi sinh vật và động vật đất đã cung cấp chất hữu cơ một phầnhết sức đáng kể, mặc dù khối lượng không lớn nhưng có chất lượng tốt

Phân hữu cơ đối với đất đang canh tác thì lượng chất hữu cơ do con người bónvào đất là nguồn hữu cơ đáng kể Những nơi thâm canh cao người ta có thể bón tới 80tấn hữu cơ trên ha Nguồn phân hữu cơ bao gồm: phân chuồng, phân xanh, phân rơmrác, bùn ao,… tùy thuộc vào loại phân hữu cơ khác nhau mà chất lượng khác nhau(Ngô Ngọc Hưng, 2004)

Phân hữu cơ là loại phân bón được loài người sử dụng đầu tiên, từ gần 3000năm trước đây ở Trung Quốc (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2002)

I.4.2.2 Phân hữu cơ

Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệuhữu cơ như dư thừa thực vật, phân chuồng, phân xanh, chất thải thực vật, các phếphẩm nông nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân Sau khi phân giải có khảnăng cung cấp dinh dưỡng cho cây Quan trọng hơn nữa là có khả năng tái tạo lớn.Đây là nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà còn có khả nănglàm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất (NgôNgọc Hưng, 2004)

Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, nghiên cứu phân bón cho thấy để đảmbảo năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vàophân vô cơ là không đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng(Vũ Hữu Yêm, 2005)

Michel Vilain (1989) đề nghị phân loại theo mức độ khoáng hóa chất hữu cơhay khả năng tạo mùn của chất hữu cơ Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trựctiếp vào đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất

Trang 15

hữu cơ cải tạo đất Chất hữu cơ thông qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ

lệ C/N thấp thì gọi là phân hữu cơ (Vũ Hữu Yêm, 2005)

I.4.3 Vai trò của phân hữu cơ

I.4.3.1 Vai trò của phân hữu cơ đối với cây trồng

Từ lâu vấn đề này được biết đến, chất hữu cơ trong đất có ảnh hưởng đến sựphát triển của cây trồng, nó không thể giải thích thông qua sự thêm dinh dưỡng đơnđộc Chất hữu cơ chứa các nguyên tố N, P, K, Mg, Ca, S,… và nhiều nguyên tố vilượng cần thiết cho cây Cây có thể hút trực tiếp một lượng chất đạm hữu cơ dưới dạngAmino Acid như: Alanine, Glyeine, còn thông thường cây hút các chất dinh dưỡngdưới dạng muối khoáng có được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ Ví dụ: Cây lúa hút80% chất đạm từ sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, ngay cả khi đất được bón phân(Đỗ Thị Thanh Ren, 1993) Bón kết hợp thích đáng giữa phân hóa học và phân hữu cơ

sẽ có tác dụng tăng năng suất cây trồng

Phân hữu cơ có chứa đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho cây trồng nhưnghàm lượng không nhiều Mặc dù phân hữu cơ không có tác dụng tức thời như phânhóa học, nhưng bón với số lượng lớn thì tác dụng của nó không thua kém phân hóahọc ( Nguyễn Thanh Hùng, 1984)

I.4.3.2 Vai trò của phân hữu cơ đối với đất

Cải tạo hóa tính đất và bồi dưỡng đất

Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất toàn diện, đặt biệt nó cải tạo nhiều đặc tínhxấu của đất ngoài việc cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm tăng lượngchất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được

Bón phân hữu cơ đất ít bị rửa trôi thành đất bị bạc màu hoặc trơ cát sỏi Chấthữu cơ có tác dụng như keo giữ lại các hạt đất rất nhỏ Đồng thời, nếu chất mùn trongđất được tăng lên thì các chất dinh dưỡng do ta bón cho cây như: N, P, K,… cũng ít bịrửa trôi hay bay hơi đi mất Ngoài ra, đất có tính đệm nghĩa là khi bón các loại phânhóa học hoặc vôi vào đất thì tính chất hóa học của đất như: chua, kiềm, mặn…ít tăngđột ngột nên cây trồng ít bị thiệt hại Bón phân hữu cơ vào các loại đất thịt nhẹ, đấtxám, đất cát làm cho đất không có cấu trúc rời rạc, nhờ đó hạn chế sự bốc hơi nướccủa đất và giúp cây ít bị khô héo nhanh khi bị nắng hạn, nhưng khi gặp mưa dầm thì

Trang 16

đất ít bị dính chặt, dễ hút nước hơn…Ngược lại, đất thịt nặng hoặc đất sét nếu đượcbón nhiều phân hữu cơ thì đất trở nên tơi xốp hơn do đó cây trồng sẽ phát triển mạnh

để hút nhiều thức ăn cho năng suất cao (Nguyễn Thanh Hùng, 1984)

Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999) cho rằng: Phân hữu

cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phúthêm thành phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi củađất Đặc biệt là các humic aicd trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trongđất (Nguyễn Bảo Vệ, 1996)

Bón phân hữu cơ sẽ cung cấp thêm các khoáng chất cho cây, phân hữu cơ làmtăng khả năng hòa tan cho chất khoáng khó hòa tan

Các chất hữu cơ sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi chất của đất Đặctính này quan trọng đối với thành phần cơ giới nhẹ: khả năng trao đổi của mùn gấp 5lần khả năng trao đổi của đất sét

Cây trồng lấy từ đất một lượng dinh dưỡng khá lớn, nhiều chất bị rửa trôi, bayhơi (N) nên phải trả lại lượng dinh dưỡng cho đất để duy trì độ phì nhiêu của đất Đểđáp ứng thức ăn cho cây trồng Bón phân hữu cơ có tác dụng cung cấp cho đất gần đầy

đủ các loại dưỡng chất cần thiết: N, P, K, Ca, Mg… Và nhiều chất vi lượng khác màphân hóa học không có đặc điểm này ( Nguyễn Thanh Hùng, 1984)

Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004 phân hữu cơ còn cung cấp CO2 cho sựquang tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ như: Đường và cácamino acid là sản phẩm trung gian trong quá trình phân hủy, có thể được cây trồng sửdụng, làm giảm khả năng trực di các cation, điều này quan trọng trong các loại đấtchứa ít sét, làm gia tăng khả năng đện các chất dinh dưỡng, chủ yếu là N, P, K và S Vìvậy, làm tăng hiệu quả của phân hóa học vào đất…

Hữu cơ còn là nhân tố tích cực tham gia vào chuyển hóa lân trong đất từ dạngkhó tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị Thủy và ctv, 1997).Mặt khác, chất hữu cơ còn có tác dụng đệm trong hầu hết các loại đất (Đỗ Thị ThanhRen, 1998), hay tạo phức chất hữu cơ – khoáng để khắc phục các yếu tố độc hại trongđất (Lê Văn Khoa và ctv, 1996) Theo Lê Duy Phước (1968), tăng cường bồi dưỡngđất bằng phân hữu cơ kết hợp sử dụng vôi, phân hóa học hợp lý để cải tạo thành phần

lý – hóa của đất, cải tạo nhanh chóng đất bạc màu Bên cạnh đó, chất hữu cơ còn phát

Trang 17

huy tác dụng của các chất điều hòa tăng trưởng sinh ra trong đất (Hoàng Minh Châu,1998).

Cải tạo lý tính của đất

Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc trộn chất hữu cơ vào đất làm tăng độ địnhkết cấu đất Tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất chất hữu cơ, và mức

độ mùn hóa Mùn tăng khả năng kết dính các hạt đất để tạo thành đoàn lạp và làmgiảm khả năng thấm ướt khiến cho kết cấu được bền trong nước (Đỗ Thị Thanh Ren,1998)

Chất hữu cơ làm cho nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước caohơn, việc bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm nước được tưới

Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng và tránh sự xóimòn Cải thiện lý hóa tính và đặc tính sinh học của đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí , ổnđịnh pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng… Tạo điều kiệnthuận lợi cho sự hoạt động của các vi sinh vật hữu ích trong đất, giúp bộ rễ và câytrồng phát triển tốt Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơthành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, vi lượng… để cây trồng hấp thụ, qua đó giảmcác tổn thất do bay hơi, rữa trôi gây ra Phân hủy các độc tố trong đất, tiêu diệt các loạimầm bệnh, các loại vi sinh vật gây hại, làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất Gópphần làm sạch môi trường, cho nông sản sạch, an toàn trong tiêu dùng, chất lượng cao( Vũ Hữu Yêm, 1995)

Ngoài ra, phân hữu cơ còn đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và nângcao độ phì nhiêu đất thoái hóa, khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phìnhiêu hồi phục càng nhanh (Lê Hồng Tịch, 1997)

Tác dụng đến đặc tính sinh học của đất

Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật,

cả thức ăn khoáng và thức ăn hữu cơ, nên khi vùi phân hữu cơ vào đất tập đoàn vi sinhvật trong đất phát triển nhanh, cả giun đất cũng phát triển mạnh

Bón phân chuồng, phân rác vào đất còn làm phong phú thêm tập đoàn vi sinhvật trong đất

Trang 18

Một số chất có hoạt tính sinh học (phytohormone) được hình thành lại tác độngđến việc tăng trưởng và trao đổi chất của cây (Đỗ Thị Thanh Ren, 1998)

Thông qua hoạt động của vi sinh vật chất hữu cơ phân hủy biến thành mùn,mùn có khả năng kiên kết những hạt đất phân tán làm cho đất có cấu trúc tốt, thoángkhí, tăng độ xốp, đất dễ cày bừa, giữ phân và giữ nước tốt hơn Khi bón phân hữu cơmột cách có hệ thống sẽ cải thiện những tính chất lý – hóa cũng như sinh học, chế độnước, chế độ nhiệt của đất (Lê Văn Khoa và ctv, 1996)

Bón phân hữu cơ vào đất làm tăng dung tích hấp thụ NH4 Bón từ 6-15 tấnhữu cơ khả năng hấp thu NH4+ tăng lên 15-24%, dung tích hấp thu tăng

Bón phân hữu cơ làm tăng hiệu quả của khoáng hóa

Khối lượng phân hữu cơ vùi vào trong đất càng nhiều thì độ phì nhiêu phục hồicàng nhanh (Ngô Ngọc Hưng, 2004)

Chức năng vệ sinh, bảo vệ

Tăng cường phân hủy sinh học nông dược dư tồn trong đất thông qua việc kíchthích hoạt động vi sinh vật trong đất

Hấp phụ các chất làm ô nhiễm đất như tạo phức với kim loại nặng một số nôngdược (Phạm Tiến Hoàng, 2003)

Tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhờ chất acid humic (HoàngMinh Châu , 1998) Theo Nguyễn Bảo Vệ, 1996 các chất hữu cơ cũng là nguồn dinhdưỡng cung cấp cho cây do mùn bị phân hủy (Akio Inoko, 1984) và hòa tan các chất

vô cơ trong đất

Chất hữu cơ không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng màcòn có tính chất bền vững đến tiềm năng, năng suất cao nhất cho phép của đất nhờ conđường khoáng hóa và cải tạo tinh chất lý – hóa đất (Wolfgangn Flaig, 1984)

Và theo Nguyễn Lân Dũng (1968) nguồn đạm bổ sung cho đất chủ yếu dựa vàonguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm của các vi sinh vật sống trong đất Ngoài ra, bảnthân phân hữu cơ có chứa các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg và nhiều nguyên tố vi lượngcần thiết cho cây trồng (Trần Thành Lập, 1998 )

Trang 19

Bảng 4 Hàm lượng NPK có trong các loại phân hữu cơ tự nhiên (tính theo %

I.4.4 Lợi ích của việc bón phân hữu cơ

Qua những phân tích về mặt bất lợi về lý, hóa cũng như sinh học đất do sự suygiảm độ phì nhiêu của đất Hướng lâu dài để cải thiện và phục hồi dần cấu trúc đất,tăng cường độ phì nhiêu về mặt dinh dưỡng và sinh học đất, chống chịu các nguồn sâubệnh từ đất là là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, rơm rạ, tàn dư thực vật…đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu của đất bị thoáihóa Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phì nhiêu hồi phục càngnhanh

Các lợi ích của việc bón phân hữu cơ

Lợi ích thứ nhất: cải thiện và ổn định kết cấu của đất Đây là điều kiện tiên quyết

làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, từ đó:

- Làm cho nước thấm vào đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chếchảy tràn làm rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiết độ đất, tăng cường hoạt động củasinh vật đất ( Vũ Hữu Yêm, 2005)

Trang 20

Chất hữu cơ có khả năng hấp phụ lượng nước gấp 5 lần khối lượng của nó, do

đó tăng cường khả năng giữ nước của đất để cung cấp cho nhu cầu của cây, gíup vậnchuyển chất dinh dưỡng dễ dàng đến rễ cây trồng, ngoài ra còn giúp điều hoà nhiệt độđất Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loại cây trồng cạn như hoa màu, rau cải

và cây ăn trái Việc thiếu nước tạm thời trong những ngày nóng, tháng khô sẽ làmnăng suất cây trồng giảm đáng kể, nhất là rất quan trọng trên các loại đất cát (Vũ HũuYêm, 1995)

- Giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng ngập úng, dư thừa nước Điều nầyrất quan trọng đối với các loại cây trồng không chịu úng như rau, màu trồng trên cácloại đất sét nặng Khả năng thoát nước tốt của đất đặc biệt quan trọng trong hạn chế sựphát triển của các bệnh có nguồn gốc từ đất mà nguyên nhân là do tình trạng đất quákhô hay quá ẩm, pH đất thấp và sự phát triển kém của quần thể các vi sinh vật có lợitrong đất

- Trên đất sét nặng, do đó việc bón bổ sung chất hữu cơ làm đất tỏi xốp sẽ giúp

rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự thu hút chất dinh dưỡng cho cây là yếu tố rấtquan trọng để gia tăng năng suất cây trồng

Lợi ích thứ hai: cung cấp nguồn chất dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm chất dinh

dưỡng trở nên dễ hữu dụng cho đất, tăng cường giữ phân cho đất:

- Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng như đạm, lân, kali,

Ca, Mg, S, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho câytrồng Tuy nhiên đây là sự cung cấp toàn diện các chất dinh dưỡng cùng một lúc, bền

do đó có ý nghĩa quan trọng nếu so với việc bón phân hóa học, chỉ cung cấp một sốcác nguyên tố dinh dưỡng nhất định

Đặc biệt là sự cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamine từ phânhữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngọt hơn vìtránh được hiện tượng bón dư thừa chất đạm, làm giảm lượng đường trong trái; làmtrái cây ngon hơn vì những chất hữu cơ trong quả là kết quả của các qúa trình sinh hoátrong cây khi có đầy đủ các men điều khiển Các men nầy thường được tạo thành khi

có đầy đủ các nguyên tố vi lượng Sự mất cân đối khi bón các nguyên tố vi lượng cóthể ảnh hưởng sự tạo thành các men nầy do đó ảnh hưởng phẩm chất hạt Bón phân vilượng không đúng liều lượng có thể gây sự mất cân đối trong dinh dưỡng cây trồng( Hoàng Minh Châu, 1998)

Trang 21

Sự cung cấp dưỡng chất từ từ với một lượng nhỏ sẽ không gây hiện tượng mấtcân đối dưỡng chất như đối với phân hóa học Điều này cũng làm hạn chế nguy cơ bón

dư thừa phân đạm, do đó hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại như đối với phân hóahọc

Chất mùn của đất có khả năng tạo kết hợp vói các chất khoáng trong đất nhất làcác nguyên tố vi lượng ở dạng liên kết dễ hữu dụng đối với cây trồng, bảo vệ cácnguyên tố vi lượng không bị phản ứng với các chất khác thành những dạng không hữudụng đối với cây trồng do đó có tác dụng tăng cường hiệu quả của phân hóa học bónvào, làm cho phân lân chậm tan trở nên dễ tan hơn Ngoài ra khi độ phì nhiêu của đấtgia tăng, có thể giảm lượng phân hoá học sử dụng

- Lợi ích quan trọng nữa của phân hữu cơ mà phân hóa học đơn thuần khôngthể có là giúp gia tăng chất mùn cho đất, làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng chođất, tăng khả năng điều chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học, khắc phục cácảnh hưởng xấu như cháy lá, sót rễ, lốp đỗ., hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng, khônggây ô nhiễm môi trường Bón phân hữu cơ cho đất còn làm tăng khả năng chống chịucủa đất khi bị chua hoá đột ngột do ảnh hưởng của bón phân hoá học, làm đất ít chuahơn (Vũ Hữu Yêm, 1995)

Lợi ích thứ ba: Tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất, tăng cường “sức

khoẻ” của đất

Phân hữu cơ còn là nguồn thực phẩm cần thiết cho sự họat động của các sinhvật đất Các qúa trình chuyển hoá , tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất, sự cố địnhđạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, vv… được thực hiện

do hoạt động của các sinh vật đất Đất sẽ gần như trở thành "đất chết" nếu hệ sinh vậtđất không họat động được, các chất thải, dư thừa thực vật, thuốc trừ sâu, bệnh khôngđược phân huỷ nếu không có một quần thể vi sinh vật đa dạng và phong phú Việc bónphân hữu cơ có bổ sung thêm các nguồn vi sinh vật đất như Trichoderma sẽ làm giảmcác tác nhân gây bệnh thối rễ trên cà chua, ớt, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố địnhđạm, vi sinh vật phân giải lân sẽ giúp tăng cường nguồn phân đạm cố định được vàgiúp hoà tan các hợp chất lân kém hoà tan trong đất thành những dạng lân dễ hữu dụngcho cây trồng Do đó, bên cạnh bón phân hóa học, khoáng vi lượng thì việc dùng phânchuồng để bón lót cho rau màu là hết sức cần thiết

Trang 22

Nói chung, bón phân hữu cơ là một giải pháp lâu dài để tăng cường độ màu

mở tự nhiên của đất và việc bón phân hóa học chỉ là biện pháp trước mắt để bổ sungchất dinh dưỡng cho cây trồng Nếu chỉ chú ý bón phân hóa học thì về lâu dài đất sẽ bịbạc màu, cằn cỗi, sức sản xuất của đất sẽ giảm dù lượng phân hóa học được bón tăngcường Việc bón phân hữu cơ kết hợp bón phân hoá học là biện pháp cần được thựchiện để bồi dưỡng sức sản suất của đất, nâng cao năng suất cây trồng một cách ổnđịnh

Ở những nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Triều Tiên nền nôngnghiệp hữu cơ đã được khởi xướng như là một giải pháp để giảm thiểu việc sử dụngphân hóa học, để duy trì sức sản xuất của đất, có ý nghĩa bảo vệ môi trường, xây dựngnền nông nghiệp bền vững Nhiều chương trình chứng nhận sản phẩm từ nền nôngnghiệp hữu cơ cũng đã được tiến hành ở các nước này (Ngô Ngọc Hưng, 2004)

I.4.5 Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ

Việc sử dụng phân hữu cơ hợp lý sẽ làm cho phân hữu cơ phát huy hết ưu điểm

và khắc phục được nhược điểm của phân hữu cơ

Muốn sử dụng phân hữu cơ hợp lý cần phân tích thành phần và những đặc tínhcủa phân về mặt sinh học, hóa học và vật lý học Có phân tích thỏa đáng mới quyếtđịnh được việc dùng phân như thế nào? Chế biến ra sao? Và bón cho đối tượng nào?(bón cho rau, cây ăn quả hay cây ngũ cốc…) Mỗi loại đối tượng cần có mức hoai mụckhác nhau ( Vũ Hữu Yêm, 1995)

Trong điều kiện thâm canh, riêng phân hữu cơ không đủ cung cấp dinh dưỡngcho đất Muốn tăng năng suất và phát huy được hiệu lực của phân hữu cơ nên phối hợpphân hữu cơ và phân hóa học

Khi sử dụng phân hữu cơ chú ý nguồn bệnh, cỏ dại và ô nhiễm môi trường để

có biện pháp khắc phục Bằng biện pháp ủ nóng trước, nguội sau đưa nhiệt độ đốngphân lên trên 50oC các nguồn bệnh sẽ bị tiêu diệt, hạt cỏ sẽ mất sức nảy mầm, trứngruồi muỗi sẽ ung hết, phân sử dụng được an toàn hơn Phân ủ hoai có mùi đất nênkhông còn hấp dẫn ruồi muỗi nữa

Khi vùi phân hữu cơ phải chú ý trộn đảo thật đều vào đất, tránh gây hiện tượngkhử mạnh cục bộ Vùi đều vào đất còn tránh được việc bay mất NH3 khi bón phân hoai(Vũ Hữu Yêm, 1995)

Trang 23

I.4.6 Sử dụng phân hữu cơ trong canh tác rau màu

Theo Ngô Ngọc Hưng (2004) thì nguồn phân hữu cơ sử dụng có thể là:

+ Nguồn rơm rạ tại chỗ Điều này có ý nghĩa như một sự hoàn trả chất dinhdưỡng trở lại cho đất Có 2 cách để sử dụng nguồn rơm rạ này

* Biện pháp đốt rơm rạ: hầu hết chất đạm, bị mất đi một cách hoang phí khi đốt,quần thể thiên địch trên ruộng lúa như các con ăn mồi bị giảm Do đó, biện pháp nàychỉ nên sử dụng hạn chế sau nhiều vụ canh tác

* Nên sử dụng biện pháp vùi rơm rạ để hoàn trả chất dinh dưỡng lại cho đất Cóthể vùi rơm rạ bằng cách cày vùi khi chuẩn bị làm đất Hoặc sử dụng rơm ủ nhanh cótưới thêm dung dịch nấm Tricô-Đại Học Cần Thơ để phân hủy và ủ nhanh ngoài đồng

từ 35-40 ngày Việc sử dụng nguồn rơm rạ mục sau khi trồng nấm rơm cũng là mộtbiện pháp khả thi

+ Nguồn phân chuồng gia súc từ chuồng trại chăn nuôi gia đình đã được ủ hoai.+ Chất thải từ hầm ủ biogas

Các nguồn phân hữu cơ nầy sau khi được ủ hoai có thể dùng để bón lót cho lúa,rau màu

Hiện nay, có rất nhiều loại loại phân hữu cơ được bán trên thị trường Đó là cácloại phân hữu cơ ủ từ phân chuồng, phân heo, phân gia súc, bã bùn mía có trộn thêmphân khoáng NPK và các nguyên tố vi lượng, cung như các loại vi sinh vật có ích.Thành phần chế biến, hàm lượng chất dinh dưỡng và cách sử dụng được ghi chú trênbao bì Trong sử dụng thì cần chú ý các điểm sau:

- Các loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân gia súc, gia cầm, xác bã thực vậtrơm rạ, bã bùn là nguồn phân hữu cơ rất tốt, những loại nầy cần phải sử dụng với khốilượng lớn tuy nặng công nhưng lại có tác dụng rất tốt trong cải tạo đất và cung cấpthức ăn cho vi sinh vật Vì mục đích quan trọng của việc bón phân hữu cơ các loạiphân này cung cấp thêm vào đất nhiều chất các-bon cần thiết để vi sinh vật có ích pháttriển để khống chế hoạt động của các loài vi sinh vật gây hại , tác dụng liên kết các hạtđất nhỏ lại thành những hạt đất to hơn để đất xốp thoáng khí cũng như các tác dụngcung cấp thêm vào đất chất để hút nước, giữ nước và thoát nước tốt cho cây trồng Cácloại phân hữu cơ đậm đặc tuy cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nhẹ dễ vận chuyển

Trang 24

nhưng do chỉ nên bón với số lượng thấp nên cung cấp lượng chất carbon thấp, tác dụngcải tạo về mặt vi sinh vật đất và vật lý đất hạn chế (Vũ Hữu Yêm, 2005).

- Các loại phân có trộn thêm vi sinh vật cần chú ý hạn sử dụng, vì vi sinh vậtchỉ có thể sống được trong một thời hạn nhất định ở ầm độ thấp, nếu quá thời hạn sửdụng phân không còn tác dụng về mặt vi sinh vật

I.4.7 Bón phân hữu cơ cho rau

Đối với các loại rau ăn lá , bộ rễ ăn cạn, thời gian sinh trưởng ngắn , việc bónphân hữu cơ rất cần thiết Trên đất thịt pha cát, bón lót phân hữu cơ sẽ giúp giữ phân,giữ nước tốt; trên đất sét nặng giúp đất tơi xốp, rễ phát triển mạnh, cung cấp thêmnhiều dinh dưỡng cho cây Có thể bón lót từ 5-10 tấn phân chuồng /ha

Trên các loại rau an quả như dưa lê, có thể bón lót 5-10 tấn/ha, dưa hấu có thểbón lót từ 10-15 tấn/ha

Tuy nhiên tuỳ điều kiện nguồn phân có sẳn, có thể bón ít hơn 1-3 tấn, nhưngbón hằng vụ để cải tạo đất

CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

II.1 PHƯƠNG TIỆN

II.1.1 Địa điểm khảo sát

Trang 25

Thí nghiệm trên đất trồng rau tại phường Long Tuyền - Quận Bình Thuỷ thànhphố Cần Thơ.

II.1.2 Mẫu đất

Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt canh tác 0-10 cm, từ 10-20cm và từ 20-40cm

II.1.3 Các trang thiết bị hỗ trợ

Các phương tiện v trang thiết bị phục vụ cho việრ trang thiết bị phục vụ cho việ ၣ phân tích và xác định các

chỉ tiêu vật lý và hoá học đất của phòng thí nghiệm vật lý đất và ho học đất của Bộს học đất của Bộ

môn Khoa học đấၣ và Quản lý đất đai, Khoa n ng nghiệp và Sinh học ứng dụng,ჴng nghiệp và Sinh học ứng dụng,Trường Đại học Cần Thơ

và Đông Xuân 2006 – 20ဠ7 Mỗi lô 20 m2

* Thí nghiệm dưa hấu:

+ Nghiệm thức 1: không bón hữu cơ, bón phân theo nông dân (200-170-120).+ Nghiệm thức 2: có bón hữu cơ vi sinh 10 tấn/ha + phân vô cơ theo khuyếncáo (150-90-100)

* Thí nghiệm dưa lê:

+ Nghiệm thức 1: không bón hữu cơ, bón phân theo nông dân (200-170-120).+ Nghiệm thức 2: có bón hữu cơ vi sinh 10 tấn/ha + phân vô cơ theo khuyếncáo (150-90-160)

Nội nghiệp

- Phân tích các chỉ tiêu hoá học đất: pH(H2O), Chất hữu cơ

- Phân tích các chỉ tiêu vật lý đất: thành phần cơ giới, dung trọng, tỷ trọng, độxốp và tính bền

- Sử dụng chương trình thống kê MSTAT-C để phân tích và biện luận số liệu

Ngày đăng: 21/03/2013, 15:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ (Trang 3)
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành Phố Cần Thơ (Trang 3)
Bảng 1 Thang đánh giá độ xốp đất (% thể tích), (theo N.A. Karchinski, 1965). - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 1 Thang đánh giá độ xốp đất (% thể tích), (theo N.A. Karchinski, 1965) (Trang 11)
Bảng 2 Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm3 (N.A. Karchinski, 1965) - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 2 Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm3 (N.A. Karchinski, 1965) (Trang 11)
Bảng 1 Thang đánh giá độ xốp đất (% thể tích), (theo N.A. Karchinski, 1965). - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 1 Thang đánh giá độ xốp đất (% thể tích), (theo N.A. Karchinski, 1965) (Trang 11)
Bảng 2 Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm 3  (N.A. Karchinski, 1965) - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 2 Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm 3 (N.A. Karchinski, 1965) (Trang 11)
Bảng 4 Thang đánh giá chất hữu cơ trong đất (%CHC), (theo I.V. Chiurin, 1972). - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4 Thang đánh giá chất hữu cơ trong đất (%CHC), (theo I.V. Chiurin, 1972) (Trang 13)
Bảng 4  Thang đánh giá chất hữu cơ trong đất (%CHC), (theo I.V. Chiurin, - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4 Thang đánh giá chất hữu cơ trong đất (%CHC), (theo I.V. Chiurin, (Trang 13)
Bảng 7 Thành phần cơ giới tại điểm thí nghiệm - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 7 Thành phần cơ giới tại điểm thí nghiệm (Trang 29)
Bảng 8 Tỷ trọng của đất tại vùng khảo sát. - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 8 Tỷ trọng của đất tại vùng khảo sát (Trang 34)
Bảng 8 Tỷ trọng của đất tại vùng khảo sát. - Ảnh hưởng của việc bón phân hữu cơ lên năng suất và tính chất vật lý của đất trồng dưa hấu, dưa lê ở phường Long Tuyền- quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ
Bảng 8 Tỷ trọng của đất tại vùng khảo sát (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w