cách nhuộm màu tranh thêu
Trang 1Cho đến thời phong kiến, nghề thêu là một trong những nghề phục vụ cho Vua chúa và giới Qúy tộc Sản phẩm thêu được hoàn thành bởi những chất liệu chỉ vải do công sức sáng tạo của những nghệ nhân Việt Nam Những sợi chỉ lúc đó được nhuộm bằng công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn thiên nhiên như
củ nâu, cây chàm, vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá mài, hoa hòe…khiến cho người nước ngoài phải cảm phục để nhận định rằng: “Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ thấy rất dơ dáy không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng tưởng như phù phép mới có được" tranh thêu chữ thập
Trong thời kỳ đó nghề thêu thường là do người phụ nữ Việt Nam đảm trách, theo quan niệm của nho giáo, người con gái phải hoàn thiện được tứ đức “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” như người xưa từng nói:
“Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may”
Đại đa số phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và có tính chuyên nghiệp từ lâu đời là ở Huế Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc mẹ vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu đã kết hợp những ưu điểm của kỹ thuật thêu Châu Âu với những tinh hoa của nghệ thuật thêu Châu Á để biến nó trở thành nghệ thuật thêu của Cung Đình, gắn liền với những đặc điểm thùy mị, tinh tế,
tỉ mỉ của người con gái xứ Huế tranh thêu chữ thập hà nội
Gabrielle học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu văn hóa Á Đông viết: “…Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ làm cho bông sen, bông tự nở trên lụa, làm cho bươm bướm trên mặt nước trong xanh, người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và cách pha màu sắc…”
Hocquard soạn giả sách nói về nghề thêu cuối thế kỷ XIX nhận định: “Người thợ thêu Việt Nam tỏ ra rất khéo léo trong việc phân bổ màu sắc trên lụa, để có những bức tranh thêu hòa hợp không chát chúa.” Trải qua hàng thế kỷ thăng trầm, nghề thêu có khi lên xuống nhưng nó vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc