Sáng kiến kinh nghiệm môn tự nhiên và xã hội – Âm nhạc và Văn học docx

3 539 0
Sáng kiến kinh nghiệm môn tự nhiên và xã hội – Âm nhạc và Văn học docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm môn tự nhiên và xã hội – Âm nhạc và Văn học “ĐƯA ÂM NHẠC VÀO HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC CHO TRẺ MẦM NON” NHÓM 2(TỔ 1 LỚP MN K4) Như chúng ta đãbiết giáo dục mầm non chính là tiền đề vì đó là môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục khởi đầu cho các cấp sau này của mỗi con người. Hệ giáo dục này có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức, khám thế giới, có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Trong âm nhạc và kể chuyện là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục tình cảm đạo đức (tình yêu gia đình, bạn bè, hành vi ứng xử xh…), hình thành thị hiếu thẩm mỹ (yêu cái đẹp, cái tốt, phân biêt cái hay cái dở…). Sự phát triển trí tuệ (tư duy logic, trí tưởng tượng…) và thể chất cho trẻ (ngôn ngữ…). Âm nhạc, kể chuyện là hoạt động không thể thiếu và trở thành một nhu cầu tinh thần rất cần thiết của trẻ em như nhà sư phạm Xu-khôm-lin-xki đã viết “ Tuổi ấu thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích, thiếu đi những cái đó trẻ chỉ còn là những bông hoa khô héo…”. Theo Sutherland và Arbuthnot “văn học cho trẻ mầm non là những tác phẩm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Khi trẻ được tiếp xúc với những câu chuyện được nghe đọc những bài thơ vui nhộn là trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật của ngôn từ và tiếp xúc với nền Văn Hoá cao (văn hoá đọc). Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó với con người từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi giã từ cuộc sống, đầu tiên chỉ là những lời ru êm dịu đưa trẻ vào giấc ngủ ngon lành. Và mỗi bước trưởng thành của con người, âm nhạc luôn là nguồn động viên an ủi, tiếp sức cho chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Trẻ ở lứa tuổi này có thể chưa hiểu rõ âm nhạc là gì? Nhưng chính những lời ru ngọt ngào, những bài hát vui, ngộ nghĩnh, những điệu múa… đã mở ra một thế giới âm thanh tràn đầy thú vị, nuôi dưỡng và làm giàu cảm xúc trong tâm hồn trẻ thơ. Đồng thời âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho trẻ. Từ đó có thể thấy việc đưa âm nhạc vào văn học là việc làm cần thiết không thể thiếu được cũng như việc lồng ghép tích hợp các lĩnh vực khác trong hoạt động giáo dục. Thực trạng hoạt động kể chuyện ở đây còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả cao, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kể chuyện chưa được lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác mà chủ yếu tiến hành kể chuyện bằng phương pháp thuyết trình, nặng nề về truyền đạt ngôn ngữ kết hợp ngữ điệu (tranh minh hoạ, gấu ngồi bông…). Vì vậy trẻ mới chỉ “cảm nhận” được câu chuyện ở trạng thái tĩnh mà chưa có âm thanh, nền, phần lớn sau khi nghe kể các em dễ quên hoặc nhớ không hoàn chỉnh câu chuyện, ít có sự tưởng tượng sang tạo, hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Do đặc điểm tâm sinh lý nên phần lớn trẻ tham gia kể chuyện ở độ tuổi từ 4-6 tuổi với khả năng tập trung không dài, dễ mất tập trung. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, ở lứa tuổi này giai đoạn thính giác trẻ phát triển có khả năng cảm thụ âm thanh khác- đặc là âm thanh âm nhạc. Một giai điệu, một nét nhạc có thể gợi lên ở trẻ những rung cảm nhất định,tạo nên những sắc thái tâm lý khác nhau. Sẽ rất thuận lợi nếu giáo viên có thể khai thác khả năng này để họ trợ cho trẻ tiếp cận tri thức. Do đó, cần thiết kết hợp âm nhạc vào hoạt động kể chuyện để hỗ trợ khả năng tiếp thu, cảm thụ của trẻ một cách thoải mái, chủ động, linh hoạt và trọn vẹn hơn. Cùng với những điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi (máy tính, băng hình, đàn ocgan, đầu đĩa…). Sẽ giúp điều này dễ dàng thực hiện hơn. Trong qua trình thực hiện giáo viên cần lưu ý tâm sinh lý cảu trẻ ở mỗi độ tuổi. khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ 4 – 5 tuổi tối hơn trẻ 3 – 4 tuổi, những nền tảng cơ bản về nhân cách trẻ đang dần ổn định nên nội dung câu chuyện cũng được kéo dài hơn nhiều tình tiết và nhân vật hơn. Bởi vậy, các câu chuyện giáo viên kể cho trẻ chủ yếu nhằm định hướng những phẩm chất, nhân cách cho trẻ. Về khả năng âm nhạc trẻ 4 – 5 tuổi duy trì hứng thú hoạt động âm nhạc (hát, múa, đàn, …), thậm chí hiểu được . Sáng kiến kinh nghiệm môn tự nhiên và xã hội – Âm nhạc và Văn học “ĐƯA ÂM NHẠC VÀO HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC CHO TRẺ MẦM NON” NHÓM 2(TỔ 1 LỚP MN K4). hồn trẻ thơ. Đồng thời âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho trẻ. Từ đó có thể thấy việc đưa âm nhạc vào văn học là việc làm cần thiết. không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích, thiếu đi những cái đó trẻ chỉ còn là những bông hoa khô héo…”. Theo Sutherland và Arbuthnot văn học cho trẻ mầm

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan