1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TỐT MÔN TẠO HÌNH pot

5 494 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 288,36 KB

Nội dung

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TỐT MÔN TẠO HÌNH I THỰC TRẠNG BAN ĐẦU Vào đầu năm học tôi được Ban Giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, cũng như hàng năm nhưng năm nay sĩ số đông, và có một số cháu chưa qua lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, nên đa số các cháu chưa có thói quen nề nếp học tập, khó khăn nhất là vào những tiết tạo hình có cháu chưa biết cầm cây viết, còn đa số cháu khác cầm cây viết chưa vững, nên khi vẽ những đường nét gẫy gập, nguệch ngoạc, còn xé dán thì không xé được 1 đề tài nào, cũng như nặn chẳng nặn ra được 1 hình dáng hay 1 mẫu nào hết. Chính vì thế mà đến giờ tạo hình các cháu uể oải không hứng thú học. Môn tạo hình đòi hỏi các cháu phải ham thích, sáng tạo, biết cảm xúc trước cái đẹp, sự vật hiện tượng xung quanh để thể hiện vào các bức tranh. Qua đó rèn luyện tư thế cho các cháu ngồi đẹp, ngồi đúng. II NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA MÔN TẠO HÌNH : Trước tình hình thực tế của lớp như thế, tôi suy nghĩ mãi mình làm gì đây để dạy tốt môn tạo hình, để các cháu tham gia hứng thú trong tiết học nầy. Thế là tôi theo dõi xem các cháu vẽ đẹp thường phát sinh từ đâu, và rất may là ở nhà con của tôi vẽ cũng rất đẹp. Tôi nhớ lại từ nhỏ tới lớn những lúc rảnh rỗi con tôi thường hay vẽ. Tôi tìm hiểu những cháu khác thì cũng tương tự như vậy. - Bắt đầu, tôi tranh thủ những lúc hoạt động ngoài trời, hướng dẫn theo dõi các cháu cầm viết, cầm kéo đúng và vững vàng hơn, tập xé dán với giấy, làm quen với đất nặn nhiều hơn. - Tôi tham khảo sách hướng dẫn thực hiện của Sở Giáo dục và tìm kiếm để mua những cuốn sách hướng dẫn những đường nét cơ bản và một hôm tôi đã mua được một quyển sách "tập vẽ và tô màu những đường nét căn bản cho trẻ em". Quyển sách nầy có trên 1.000 hình vẽ rất gần gũi trong cuộc sống của các cháu với phương pháp đơn giản hóa đường nét để các cháu dễ bắt chước và dễ thực hành. Trình tực soạn thảo rất hấp dẫn và dễ ghi nhớ với các hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật với các nét gạch, nét cong, nét gãy, dấu chấm để tạo thành các đề tài gợi ý cho các cháu tập vẽ như' cảnh vật, con người, vật dụng, nhà cửa, xe cộ, thú vật - Trước tiên tôi cho các cháu vẽ những đường nét đơn giản, lúc đầu có cháu vẽ vẫn không được, tôi rất chán nản, tôi phải đến từng cháu để sửa và sửa cả tư thế ngồi cho đúng. - Tôi quyết định cho cháu vẽ những cái đầu đơn giản từ vòng tròn, dấu chấm, nét cong thể hiện nét mặt bình thường, buồn, vui theo sách hướng dẫn. Không ngờ các cháu rất thích và đa số cháu vẽ được. Tôi hướng dẫn vẽ thêm tóc; lỗ tai, các cháu vẽ gần được hết lớp. - Các cháu bất đầu thích vẽ, tôi dạy vẽ tiếp những đồ vật, vật dụng, tiện nghi đơn giản chẳng hạn như : - Tiếp theo là dạy cháu những đường nét phối hợp hình người. - Tôi động viên các cháu về nhà tập vẽ thêm xem cháu nào có bức tranh đẹp nhất và nhờ phụ huynh rèn tiếp. Ở lớp tôi dạy các cháu vẽ những gì thì về nhà các cháu vẽ lại những cái tôi đã dạy. Có phụ huynh vào nói "Cô ơi bây giờ cháu rất thích vẽ". Qua một thời gian, tôi thấy các cháu vẽ các đề tài vào tập tương đối được, có nhiều tiến bộ. Tôi tham khảo thêm và cho cháu xem các quyển sách tô màu mẫu giáo, trong đó có nhiều phối cảnh rất hay và màu sắc rất đẹp, để tôi hướng dẫn các cháu có nhiều sáng tạo trong bức tranh hơn, từ từ tôi thấy các cháu vẽ đẹp và có nhiều bức tranh sáng tạo rất tốt, có cháu vẽ ở nhà đem vào khoe cho tôi xem, có cháu tự đem tập, viết vào trường để vẽ trong giờ chơi - Các cháu cẽ được rồi, tôi bắt đầu rèn xé dán và nặn, nhưng tôi rất vui mừng vì các cháu xé dán và nặn đạt kết quả nhiều hơn. Tôi nghĩ vì các cháu vẽ được thì các cháu sẽ hình dung ra để xé và dán tốt hơn. - Mỗi ngày có hoạt động ngoài trời, các cháu cứ đòi "Cô ơi cho con vẽ đi !" III KẾT QUẢ. - Đầu năm học đa số các cháu không ham thích và hứng thú học môn tạo hình, vì các cháu cầm viết chưa vững, nặn, xé dán, vẽ chưa được. Nhưng qua các biện pháp vừa nói trên học sinh ở lớp tôi đều hứng thú và thực hiện tốt các đề tài của môn tạo hình có trong chương trình 5 tuổi. Qua đó còn hình thành năng khiếu mỹ thuật ở từng cháu để chuẩn bị lên lớp một. - Tỷ lệ học sinh đạt trên 80%. - Học sinh lớp tôi tham gia hội thi "Bé khéo tay" ở truờng, đạt 1 giải nhất và 2 giải khuyến khích. - Cuối năm tôi thi đậu giáo viên giỏi môn tạo hình cấp Thành phố. - Ngoài ra, tôi được Sở Giáo dục phân công dạy minh họa môn tạo hình cho chị em giáo viên các huyện, thị về dự giờ rút linh nghiệm, học sinh tham dự hội thi vẽ tranh thiếu nhi đạt giải khuyến khích. IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Qua việc làm trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : - Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy. - Cần đầu tư tranh mẫu đẹp, to rõ, nhiều sáng tạo. - Giáo viên phải tạo không khí phấn khởi và hứng thú, làm cho tiết học được sinh động, đạt yêu cầu cao. - Giáo viên phải động viên, uốn nắn sửa từng cháu, phối hợp với gia đình để dạy thêm cho cháu. - Giáo viên phải nghiên cứu thêm sách để hướng dẫn trẻ vẽ những đường nét cơ bản. Đây là bước ban đầu rất cần để giáo viên dạy tốt môn này. Long Xuyên, ngày 29 tháng 05 năm 1999 Người viết THÁI THỊ HỒNG HẠNH GV trường MG Hướng Dương-LX . LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TỐT MÔN TẠO HÌNH I THỰC TRẠNG BAN ĐẦU Vào đầu năm học tôi được Ban Giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, cũng như hàng. chẳng nặn ra được 1 hình dáng hay 1 mẫu nào hết. Chính vì thế mà đến giờ tạo hình các cháu uể oải không hứng thú học. Môn tạo hình đòi hỏi các cháu phải ham thích, sáng tạo, biết cảm xúc trước. hình thực tế của lớp như thế, tôi suy nghĩ mãi mình làm gì đây để dạy tốt môn tạo hình, để các cháu tham gia hứng thú trong tiết học nầy. Thế là tôi theo dõi xem các cháu vẽ đẹp thường phát

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w