Giáo trình lý thuyết kiến trúc part 8 doc

12 658 12
Giáo trình lý thuyết kiến trúc part 8 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 85 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i CHƯƠNG IV NGUYÊN LÝ TỔ HỢP KIẾN TRÚC I. KHÁI NIỆM CHUNG: Nguyên lý tổ hợp kiến trúc (hay lý thuyết bố cục tạo hình) là lý thuyết chung của các ngành nghệ thuật. nhằm tạo nên vẻ đẹp cho một tác phẩm nghệ thuật. Nếu như loài người phân chia các hoạt động nghiên cứu khoa học thành hai lĩnh vực: - Khoa học tự nhiên: Nhằm giải thích những quy luật vận động của tự nhiên, khám phá các quy luật của tự nhiên nhằm phục vụ sự phát triển xã hội của loài người. - Khoa học xã hội: Nhằm nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người cũng không nhằm khỏi phục vụ sự phát triển của con người. - Thì nghệ thuật: Nhằm tạo nên cái đẹp, cùng với mục đích là đóng góp, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, văn minh loài người. Nghệ thuật đến với con người bằng sự cảm thụ Nghệ thuật tạo ra các tín hiệu, các tín hiệu này ảnh hưởng đến con người, được con người chấp nhận bằng kinh nghiệm, bằng kiến thức riêng của mình. Cái đẹp: Đề cao cái bi, cái hài: nâng cảm xúc đến đỉnh cao. Nghệ thuật đến với con người bằng sự cảm thụ. Karl Marx nói: Loài người sáng tạo ra thế giới theo quy luật của cái đẹp. Còn đối với Trecnuisepski: Cái đ5p là do cuộc sống yêu cầu. Cái đẹp tồn tại trong tự nhiên. Cái đẹp tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật để đạt đến đỉnh cao của cảm xúc. Cái đẹp là một phạm trù khách quan nhưng để cảm nhận nó cần cảm nhận chủ quan của con người. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ cảm của con người là: + Trình độ của người cảm nhận: + Tức là nói đến sự đào tạo + Đến cái năng khiếu bẩm sinh về nghệ thuật G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 86 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i + Đến cái gu, cái thị hiếu, sở thích của người cảm nhận: ý thích cá nhân. + Đến kinh nghiệm,văn hoá, lối sống, truyền thống Vì kiến trúc vừa là khoa học – kĩ thuật, vừa là nghệ thuật nên kiến trúc cần được tuân theo các quy luật của nguyên lý bố cục. - Nguyên lý bố cục cung cấp phương tiện để tạo nên vẻ đẹp trong kiến trúc. - Cung cấp cách lý giải về cái đẹp. - Cung cấp cách tìm hiểu và sự cảm nhận chung về cái đẹp, cảm nhận đặc thù của từng cá tính. * Nếu như các quy luật bố cục đối với cái đẹp ngôn ngữ hình thành nên các tác phẩm văn học * Nếu như quy luật bố cục dùng đối với cái đẹp màu sắc hình thành nên hội hoạ. * Nếu như quy luật bố cục dùng đối với cái đẹp âm thanh hình thành nên nền âm nhạc. * Nếu như quy luật bố cục dùng đối với hình khối hình thành nên các tác phẩm điêu khắc. * Đến lược mình - kiến trúc, quy luật bố cục cơ bản để tạo nên một tác phẩm kiến trúc đó là quy luật tổ hợp không gian. Ngoài yếu tố công năng liên quan đến nhu cầu sử dụng, ngoài yếu tố kĩ thuật - vật chất liên quan đến kiến thức khoa học, người kiến trúc sư cần có sự rung cảm của tâm hồn nghệ sĩ để từ những vật thể riêng lẻ, qua nguyên lý bố cục có thể tạo thành những tác phẩm kiến trúc có giá trị, có sức truyền cảm thẫm mỹ đến con người. Người ta không chỉ đòi hỏi sống trong một căn nhà đầy đủ tiện nghi không thôi mà còn cần đến vẻ đẹp của ngôi nhà ấy nữa. Vậy, tổ hợp kiến trúc là những nguyên tắc về hình thức kiến trúc có thể kết hợp thành một khối có tính thống nhất và hài hoà các thành phần riêng của nó, bên trong cũng như bên ngoài để đạt được những yêu cầu về công năng, kinh tế kỹ thuật, thẩm mỹ và kết cấu. G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 87 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i II. KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN LÝ TỔ HỢP KIẾN TRÚC (LÝ THUYẾT BỐ CỤC TẠO HÌNH): Tóm lại, theo một định nghĩa khác ta có thể nói tổ hợp kiến trúc là phương tiện mô tả nội dung tư tưởng nghệ thuật của một tác phẩm, nó góp phần biểu đạt sáng tỏ chủ đề của tác phẩm. 1. Bố cục tạo hình: Là việc sắp xếp đúng đắn các yếu tố tạo hình, các nhóm, các bộ phận để tạo nên một tập hợp mới hài hoà, thống nhất giữa các nhóm, các thành phần và giữa các thành phần tổng thể nhằm tạo ra cái đẹp. 2. Các quy luật của nghệ thuật tạo hình: Khi giải quyết một đơn lẻ hay một tổng thể kiến trúc, ở tất cả mọi vị trí và mọi cự ly, tác phẩm phải phù hợp với các quy luật thẩm mỹ. Đó là những quy luật: - Thống nhất và biến hoá và những phương tiện để đạt được sự thống nhất và biến hoá. - Cân bằng và ổn định - Tỷ lệ và tỷ xích. - Những quy luật về thị giác; tương phản và vi biến, vần luật và nhịp điệu, chủ yếu, thứ yếu, trọng điểm, liên hệ và phân cách. Trong chương này chúng ta tìm hiểu những quy luật cơ bản để vận dụng hình thành nên tổ hợp kiến trúc. 3. Mục đích của lý thuyết bố cục: - Mục đích của lý thuyết bố cục là nhằm tạo ra sự hài hòa và thống nhất. - Muốn thế thì người nghệ sĩ phải sử dụng những thủ pháp của bố cục kiến trúc G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 88 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 89 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i III CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 1. Thống nhất và biến hóa. Nguyên tắc cơ bản nhất, khái quát nhất của việc hình thành nên sức biểu hiện nghệ thuật của một tác phẩm kiến trúc là vừa thống nhất, hài hòa vừa biến hóa đa dạng. Tác phẩm kiến trúc mất đi tính toàn vẹn như một cơ thể sống có các bộ phận không liên quan chặc chẽ với nhau. 1.1 Thống nhất: Các tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện đều được tạo ra từ các bộ phận thành phần, giữa các bộ phận thành phần đều có mối liên hệ nộI tạI và thông qua quy luật để gắn bó, kết dính với nhau tạo thành một bộ phận tổng thể hoàn chỉnh. Ngay trong bộ phận thành phần của tác phẩm nói trên lại được bao gồm bởi những thành phần nhỏ khác. Và đến lược mình, một tác phẩm kiến trúc hoàn chỉnh lại chỉ là một bộ phận trong thành phần tổng thể kiến trúc. Trong tác phẩm kiến trúc, các bộ phận thành phần đó gắn bó hữu cơ lẫn nhau, có mối quan hệ tương hổ cho nhau không tách rời nhau được và khi đã thống nhất thì không thể xê dịch, thêm hay bớt bất cứ thành phần nào trong cái tổng thể ấy được,các bộ phận cũng như tổng thể có sự gắn kết, đứng gần nhau hoặc xâm nhập nhau (hình dạng tương đồng cùng phát triển theo một hướng) lúc đó bản thân tổng thể kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật biểu hiện cá tính riêng, hoàn chỉnh và có sức biểu cảm cao. Tuy nhiên một tác phẩm kiến trúc đa dạng không có nghĩa là một tác phẩm có các chi tiết đồng điệu, trong khi khái niệm thống nhất đưa đến hiệu quả thẩm mỹ thì sự đồng điệu hoàn toàn đưa đến những hiệu quả tiêu cực: nó làm mất phương hướng, làm cản trở sự nhận biết, làm mất tác dụng việc tuyển chọn và lám khó khăn trong việc phân cấp bậc hình thức kiến trúc mà nội dụng của nó ta vẫn thường thấy trong tự nhiên như sự lặp lại của ngày và đêm, sự vận động của bốn mùa trong một năm… Các yếu tố tạo thành một tác phẩm kiến trúc; Yếu tố công năng, yếu tố khoa học kỹ thuật, yếu tố hình tượng nghệ thuật cần phảI thống nhất với nhau. Sự thống nhất của một tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do nó cùng làm bằng một loại vật liệu, cùng một cấu trúc – thống nhất kết cấu và cùng nhất trí của chức năng sử dụng, là yếu tố khách quan được dung để phục vụ cho việc tăng sức biểu hiện. G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 90 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i Quy luật thống nhất thể hiện ở việc nhất trí giữa nội dung và hình thức, giữa công trình và thiên nhiên, môi trường để công trình kiến trúc đạt được một sự hài hòa giữa yêu cầu thích dụng (utilitas), bền vững (firmitas) và mỹ quan (venustas). G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 91 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i 1.2 Biến hóa: Sự biến hóa của tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do việc sử dụng những hình khối khác nhau,vật liệu xây dựng khác ngoài vật liệu xây dựng chủ yếu, sử dụng màu sắc và chất liệu khác nhau.Nhằm mục đích tạo ram các hình thức mới mang trính biểu hiện cao về nghệ thuật. - Nếu mọi yếu tố theo một quy lậut thống nhất thì dễ gây cảm xúc đều đều, buồn tẻ và khó biểu đạt chủ đề. - Nếu mọi yếu tố chỉ theo một quy luật biến hoá thì dễ gây cảm xúc hỗn loạn, đột biến và cũng khó diễn đạt ý tưởng. Vậy, việc kết hợp giữa tính thống nhất và tính biến hoá theo một quy luật nào đó sẽ dễ tạo nên một tác phẩm có trọng tâm, có chủ đề nhất định. 2. Các khái niệm về tương phản, vi biến, vần luật và nhịp điệu, chủ yếu và thứ yếu, trọng điểm. 2.1 Tương phản và vi biến: * Tương phản: Là sự khác biệt nhau rất rõ rang giữa hai vật thể, hai hình thể để làm nổi bật lên những đặc điểm của chúng. Tương phản dễ gây ra sự chú ý của mọi người. * Khái niệm: Là sự khác biệt, trái ngược nhau về hình khốI, đường nét, độ lớn, màu sắc và hình dáng – tạo cảm giác khác biệt. - Tương phản tạo ra sự khác biệt nhưng trong đó có sự thống nhất - Tương phản thể hiện trong kích thước, đường nét, hình dáng, chiều hướng. G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 92 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i Trong các ngành nghệ thuật khác, quy luật tương phản cũng được vận dụng nhiều, như trong văn học, âm nhạc, hộI họa…Chính quy luật này gây cảm giác ngạc nhiên, thích thú, bất ngờ nơi người xem, nhờ thế, cảm nhận về cái đẹp càng dễ nhận ra. Ví dụ: - Bảo tàng Louvre Pháp, tương phản về vật liệu và hình dáng. - Khu phố cổ. * Vi biến: - Là sự khác nhau không nhiều của hai hay nhiều vật thể, hình thể biến đổi dần dần từ đặc điểm này sang đặc điểm khác. Dị biến thường gây cảm xúc hài hoà. - Đây là sự chuyển dần dần, sự khác biệt nhau rất ít của các thành phần kiến trúc. - Việc vận dụng quy luật vi biến cáo tác dụng kéo các bộ phận của công trình kiến trúc gần nhau để tạo sự thống nhất. Tương phản và vi biến là biện pháp quan trọng để đạt được tính thống nhất và biến hoá trong nghệ thuật. G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 93 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 94 - G G i i ả ả n n g g v v i i ê ê n n : : V V ũ ũ T T h h ị ị T T h h u u ý ý H H ả ả i i 2.2 Vần luật và nhịp điệu, sự cắt đoạn nhịp điệu. - Sự lặp đi lặp lại trong thiên nhiên một cách có tổ chức đó là vần luật, nhịp điệu; ví như: sự lặp lại của ngày và đêm trong ngày, của bốn mùa trong năm. Sự lặp đi lặp lại đó gọi là vần luật, nhịp điệu, gây cho con người cảm giác nhất định. - Đây cũng là một hiện tượng thường thấy trong bố cục nghệ thuật, như trong thơ ca, âm nhạc chẳng hạn. Từ những chữ, những câu, những âm sắc đơn lẻ, người ta sắp xếp chúng theo một quy luật nào đó mà thong quan bài thơ, bản nhạc biểu đạt được chủ đề mà tác giả mong muốn. Trong kiến trúc thì quy luật vần luật, nhịp điệu cũng được thể hiện: - Với tổng thể của một khu phố, sự sắp xếp của các ngôi nhà với khối hình nhà cao, thấp, to, nhỏ, vuông trò, góc cạnh ra sao để đạt được tính thống nhất – hài hoà, đó là vần luật. - Với một công trình kiến trúc, sự sắp xếp các mảng đặc, rỗng, đường nét, vật liệu, màu sắc cũng theo một quy luật thích ứng với chính nó và tổng thể nói chung. - Với các chi tiết trang trí bên trong, bên ngoài, các thiết bị đồ đạc… muốn đạt được tính thống nhất và hài hoà cũng cần đến quy luật vần điệu. Vần luật chia ra: - Nhịp điệu đều. - Nhịp điệu tăng dần đều. - Nhịp điệu giảm dần đều. S.Ghi điông nói: “ Trong các khu nhà ở, chúng ta chấp nhận sự sử dụng nhịp điệu lặp đi lặp lại như một nhân tố tích cực trong sáng tạo sức biểu hiện thẩm mỹ” Le Courbusier: “ Sự thống nhất các thành phần xây dựng là một sự bảo đảm cho thẫm mỹ, tính đa dạng do nhà ở ( xây dựng hàng loạt) đưa vào kiến trúc sẽ dẫn đến những bố cục lớn, những nhịp điệu kiến trúc chân chính” Các hình thức vần luật trong kiến trúc: - Vần luật liên tục. - Vần luật tiệm biến. [...]...G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y t K i n T r ú c - V n lu t l i lõm - V n lu t giao thoa và hi u qu a hư ng Trong ki n trúc l n, ph i c n n khái ni m s c t o n nh p, hay là s ngh , s nh n m nh tr ng i m ây là y u t quan tr ng t o cho công trình có tr ng thái ngh ngơi, yêu tĩnh và tránh tình tr ng s d ng m t chu i quá dài t s ng i u - 95 Gi ng viên: V ũ T h Thuý H i G i á o t r . H H ả ả i i CHƯƠNG IV NGUYÊN LÝ TỔ HỢP KIẾN TRÚC I. KHÁI NIỆM CHUNG: Nguyên lý tổ hợp kiến trúc (hay lý thuyết bố cục tạo hình) là lý thuyết chung của các ngành nghệ thuật. nhằm. kiến trúc vừa là khoa học – kĩ thuật, vừa là nghệ thuật nên kiến trúc cần được tuân theo các quy luật của nguyên lý bố cục. - Nguyên lý bố cục cung cấp phương tiện để tạo nên vẻ đẹp trong kiến. ả ả i i II. KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN LÝ TỔ HỢP KIẾN TRÚC (LÝ THUYẾT BỐ CỤC TẠO HÌNH): Tóm lại, theo một định nghĩa khác ta có thể nói tổ hợp kiến trúc là phương tiện mô tả nội dung tư tưởng

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan