1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Sấu docx

4 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 366,84 KB

Nội dung

SẤU Dracontomelon duperreanum Pierre, 1898 Tên đồng nghĩa: Dracontomelon sinense Stapf., Tên khác: Sấu trắng, long cóc, sấu tía phổ thông; Dracontomelum, pancovier tiếng Anh Họ: Đào

Trang 1

SẤU

Dracontomelon duperreanum Pierre, 1898

Tên đồng nghĩa: Dracontomelon sinense Stapf.,

Tên khác: Sấu trắng, long cóc, sấu tía (phổ thông); Dracontomelum, pancovier

(tiếng Anh) Họ: Đào lộn hột – Anacardiaceae

Hình thái

Cây gỗ thường xanh, cao tới 30 m hay hơn,

sống ở những nơi có đất dày thường tạo ra những

bạnh vè lớn ở phía gốc Cành nhỏ có cạnh và có

lông nhung màu tro Lá mọc so le, kép lông chim,

dài tới 35 cm, thậm chí có thể tới 45 cm, mang

11-23 lá chét mọc đối hay so le Phiến lá chét hình trái

xoan, đầu nhọn, gốc lệch, ít khi tròn, dài 6-14 cm,

rộng 2,5-4 cm, lá ở gốc nhỏ hơn ở ngọn, dai, nhẵn,

mặt dưới có gân nổi rõ, khi vò ra có mùi thơm đặc

trưng

Cụm hoa mọc thành chùy ở ngọn hay gần

ngọn, ngắn hơn lá, có lông mang lá hoa nhỏ và

thuôn, hình mác, có lông dạng mi Hoa nhỏ, màu

xanh trắng, có lông mềm, cánh hoa 5, dài 8 - 10

mm, nhị 10, đĩa mật nguyên, bầu trên 5 ô Quả hạch

hình cầu hơi dẹt, đường kính độ khoảng 2 cm, khi

chín màu vàng sẫm, một hạt

Phân bố

Việt Nam:

Phân bố tự nhiên ở các tỉnh trung du Bắc Bộ và

Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai Hiện được trồng ở

nhiều nơi, chủ yếu là các đường phố, vườn cây ăn

quả

Thế giới:

Trung Quốc

Đặc điểm sinh học

Cây gỗ thường xanh có bạnh, mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, vùng núi đất ở độ cao 100-1200 m so với mặt nước biển Là cây ưa ẩm và mọc tương đối nhanh, thích hợp với loại đất có tầng mặt sâu, còn giầu chất dinh dưỡng Ở một số vùng rừng kín thường xanh ẩm, sấu trong rừng còn tương đối nguyên sinh, có những cây khổng lồ cao trên

30 m, cây có hệ thống bạnh vè lớn tạo nên sắc thái cho rừng ẩm nguyên sinh nhiệt đới của Việt Nam (VQG Cúc Phương, Bến En, Phong Nha - Kẻ Bàng…) Trong những quần thể tự nhiên

thường mọc chung với sấu rừng (D mangiferum Blume)

Sấu - Dracontomelon duperreanum Pierre

1 Lá kép; 2 Hoa; 3 Quả

Trang 2

Cây có ra hoa kết quả hàng năm tuy nhiên tỉ lệ đậu

hoa, quả còn phụ thuộc vào thời tiết lúc cây ra hoa, nếu

vào lúc đó có mưa nhiều thì năng suất sẽ kém do hoa

không đậu

Mùa hoa: tháng 4-5, mùa quả: tháng 6-8

Kỹ thuật nhân giống, gây trồng

Sấu tái sinh tự nhiên là chủ yếu Hạt giống sau

mùa bảo quản là những hạt đã được chọn từ những

cây khỏe mạnh và sau khi đã được loại bỏ hết vỏ, cơm,

làm khô, ngâm trở lại nước sôi, để tự nguội rồi được ủ

trong cát ẩm Hạt gieo sau khoảng 7-10 ngày thì nứt

nanh, lúc này ta mới cho vào bầu Công tác gieo hạt

được tiến hành vào mùa thu hàng năm Đất trong bầu

cũng được chọn lựa một cách kĩ càng gồm: 90 - 95%

đất thịt nhẹ, 5 - 8% phân chuồng hoai, 1 - 2% super lân

Các hốc gieo song song được tạo ra trên mặt luống,

trên có giàn che, cần tưới ẩm thường xuyên Đến tháng

ba hoặc tháng tư năm sau cây non có thể được đem

trồng

Khi trồng cần có phân chuồng hoai lót vào hố, trộn

phân với đất để lấp đầy hố Nếu không có phân lót thì

hố đào nhỏ hơn Chú ý: xé rách vỏ bầu trước khi đặt

cây vào hố trồng, cố gắng không làm vỡ bầu, đứt rễ

Mặc dù là cây ưa sáng nhưng trong giai đoạn còn non cần được che bóng, được tưới nước cho tới khi bén rễ Thỉnh thoảng cần phát quang, xới đất

Sấu có thể được trồng trên nhiều loại đất nhưng để có năng suất tốt thì cần được trồng trên đất còn đầy đủ dinh dưỡng như đất đồi, đất có độ tơi xốp tốt, đủ ẩm nhưng thoát hơi nước

Mật độ trồng trên đồi khoảng 400 - 500 cây / ha Tận dụng đất còn lại sau khi cây lớn bằng

việc trồng xen những cây ưa bóng như chè (Camellia sinensis), cà phê (Coffea spp.), đặc biệt

là trồng xen với những cây họ Đậu (Fabaceae) để tiết kiệm được chi phí cho việc bón phân đạm trong giai đoạn sấu còn non Ngoài ra có thể trồng theo băng, theo đường đồng mức để tránh sự xói mòn

Sấu trồng thành hàng lối bên đường đi với khoảng cách 10 - 12 m

Công dụng

Gỗ có phẩm chất trung bình, vân đẹp dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng

Quả ăn được, thường được dùng làm gia vị (nấu canh chua), làm mứt, xi-rô, giải khát (hấp hay ngâm quả sấu với đường) Canh nấu có quả sấu giúp ngon miệng và kích thích tiêu hóa

Phân bố sấu ở Việt Nam

Trang 3

Quả được dùng để chữa ngứa cổ, làm long đờm, thanh giọng, quả được hấp với gừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực Quả sấu cũng trị bệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc, khắp mình nổi mẩn, mụn cóc sưng lở, ngứa hoặc đau

Lá dùng nấu nước rửa mụn loét, hoại tử

Vỏ thân dùng trị bỏng, tử cung xuất huyết Vỏ rễ dùng trị sưng vú

Hoa hấp với mật ong chữa cho trẻ em bị ho

Phụ nữ bị nôn nghén: nấu canh quả sấu ăn với cá diếc hay thịt vịt cũng chóng lành

Ở Vân Nam (Trung Hoa) người ta dùng quả giã ra trị ngứa, lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ

rễ được dùng trị sưng vú

Khai thác, chế biến và bảo quản

Sấu được trồng trong vườn, trang trại, hai bên đường phố, đường làng… vừa mang lại mỹ quan, tạo môi trường trong lành, tạo bóng mát và mang lại lợi nhuận lớn về kinh tế trong mùa thu hoạch quả

Quả sấu được hái trực tiếp trên cây vào mùa dịp hè thu, vì lượng quả ở một cây là rất lớn

do đó khi thu hoạch thì toàn bộ quả của cùng một cây được thu hái một lần theo phương thức phổ thông truyền thống: bẻ cành mang quả Quả sau đó được tập trung lại và xuất vào các xe tải chở về thành phố hay những nơi tiêu thụ khác

Sấu bắt đầu cho quả sau 7-8 năm, sản lượng quả sẽ tăng dần cho tới hơn 30 năm sau nữa Có thể khai thác gỗ sấu ở tuổi 40 hoặc hơn

Quả hái vào dịp hè thu, rửa sạch hay gọt vỏ để nấu canh chua, lấy cơm làm mứt Quả có thể được gọt, rạch dao thành các đường xoắn ốc, ngâm với đường làm si-rô

Đối với quả và hạt có nhiệm vụ tái sinh, khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, thu hái trên những cây đứng, khỏe mạnh, có tuổi từ 8 năm trở lên, bóc bỏ phần cơm và vỏ (dùng cho tác dụng khác), hạt đem ngâm vào nước rồi xát sạch thịt quả, hong khô và bảo quản nơi khô ráo

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Sấu được trồng thành vườn, thậm chí thành trang trại, người ta lợi dụng cả đường đi là nơi trồng sấu, vừa có tác dụng tạo bóng mát, mỹ quan lại có giá trị kinh tế bởi sản lượng quả của sấu hàng năm là rất lớn, mang lại lợi nhuận cao mà lại tốn ít công chăm sóc, bảo vệ Quả sấu được ưa chuộng trên thị trường là vì dễ chế biến, bảo quản và sử dụng một cách dễ dàng, đặc biệt là tính đa tác dụng và chất lượng các sản phẩm từ quả Sấu

Phát triển thành một nguồn cung cấp đầu vào cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức (chủ biên), 1994 Một số rau dại ăn được ở Việt Nam: 212-213 Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; 2 Đỗ Huy Bích và cs., 2004 Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 718 - 719

Trang 4

Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội; 3 Võ Văn Chi, 1997 Từ điển cây thuốc Việt Nam: 1037 Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh; 4 Võ Văn Chi - Trần Hợp, 1999 Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập I: 277-279 Nxb Giáo dục, Hà Nội; 5 Phạm Hoàng Hộ, 2001 Cây cỏ Việt Nam, tập II:, 374 Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh; 6 Trần Hợp, 2002 Tài nguyên cây gỗ Việt Nam: 597 Nxb Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh; 7 Đỗ Tất Lợi (1999) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: 762 Nxb Y học, Hà Nội; 8 Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II: 944 Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

Ngày đăng: 07/08/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w