1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tưởng hồ chí minh về giáo dục potx

70 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Khoa: Lý luận – Chính trị Lớp: DHDI4ALT, nhóm thực hiện: TYDS Khóa học: 2010 - 2014 GVHD: TS NGUYỄN MINH TIẾN Tp. HCM, tháng 03 năm 20101 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Khoa: Lý luận – Chính trị Lớp: DHDI4ALT DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN 1.28- 10335871 Tạ Huy Đông 2. 10 - 10330141 Trần Thanh Phú Cường 3. 35- 10322941 Trần Quang Hải 4. 62 -10308651 Lê Đức Nhân 5. 100 -10305321 Trần Tự 6. 91 -10311271 Lê Văn Thừa 7.46 -10310311 Nguyến Phi Long 8. 78 -10305991 Đổ Lý Minh Sáng 9. 74 -10315601 Lê Hoàng Nhật Phương 10. 71 -10304951 Nguyễn Hồng Phúc 11.40-10321411TrầnViếtHiền. Khóa học: 2010 - 2014 GVHD: TS. Nguyễn Minh Tiến Tp. HCM, tháng 03 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực hiện bài tiểu luận với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” đã giúp nhóm chúng em hiểu sâu hơn về tư tưởng của Bác trong sự nghiệp giáo dục con người, về thực trạng hiện tại của nền giáo dục Việt Nam; đồng thời giúp nâng cao các kỹ năng cần thiết khi làm bài tiểu luận và thuyết trình. Để có được những điều đó là nhờ sự đoàn kết,đóng góp,của các thàng viên trong nhóm.đặc biệt là của thầy bộ môn. Nhóm chúng em xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến: • Khoa Lý luận – Chính trị đã cung cấp tài liệu học tập môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” đến chúng em để dùng làm cơ sở thực hiện bài tiểu luận này • Thầy: Nguyễn Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn cho cả lớp nói chung và nhóm chúng em nói riêng để hoàn thành trọn vẹn bài tiểu luận này Tp. HCM, ngày 19 tháng 03 năm 2011 Nhóm TYDS LỜI CAM ĐOAN Nhóm chúng em xin cam đoan Đề tài này là công sức,là quá trình tự tìm tòi nghiên cứu và thảo luận của nhóm để đi đến hoàn thiện không sao chép của bất kì ai.nếu có điều gì giả dối nhóm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước thầy và toàn trường.nhóm chúng em xin cam đoan và gửi nơi đây lời biết ơn chân thành nhất! Tp.hồ chí minh, ngày 20 tháng 3 năm 2011. Nhóm trưởng TYDS Phần A. Mở đầu 1 PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Bác nói” Vì lợi ích mười năm trồng cây,Vì lợi ích trăm năm tồng người”nghĩa là vì lợi ích chung của con người trong việc trống thiên tai lụt lội và biến đổi khí hậu thì phải trồng cây ,gây rừng.vì sự tồn tại của giống nòi và sự tiến bộ của xã hội thí phải đào tạo cong người. Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Do đó, môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. Hơn thế nữa, đang là sinh viên trên ghế giảng đường và sẽ là những bậc cha (mẹ) trong tương lai; chúng em nhận thấy vai trò của giáo dục và được giáo dục trong mỗi chúng ta là rất quan trọng. Vì thế, nhóm chúng em quyết định chọn mảng giáo dục, kết hợp với tư tưởng của Hồ Chí Minh và thực trạng của nền giáo dục Việt Nam để thực hiện nghiên cứu một đề tài hoàn chỉnh, đó là: “Sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh” 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Mục đích: - Tìm hiểu tư tưởng của Bác về giáo dục - Tìm hiểu về những mặt ưu và khuyết điểm của nền giáo dục nước ta. Từ đó, đề ra những kiến nghị, biện pháp cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và cho bản thân nói riêng Yêu cầu: - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự “học” của mỗi cá nhân; từ đó góp phần cải thiện sự nghiệp giáo dục của nước nhà GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần A. Mở đầu 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục - Thực trạng giáo dục Việt Nam xưa và nay - Các chủ thể trong giáo dục (Học sinh, giáo viên, cấp lãnh đạo, gia đình….) 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp thống kê - Phương pháp logic - Phương pháp lịch sử - Phương pháp duy vật biện chứng - … 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Bài tiểu luận được nghiên cứu và thực hiện trong 3 tuần, được thực hiện tại trường ĐH Công Nghiệp HCM - Thông tin trong bài tiểu luận được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là” giáo trình Tư tưởng hồ chí minh” do khoa lí luận chings trị của trường soạn thảo. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Làm sáng tỏ được nội dung tư tưởng của Bác về sự nghiệp giáo dục của Việt Nam - Tìm hiều sâu hơn về thực trạng giáo dục của nước ta trước và sau 1969 - Đánh giá được những thành tựu của giáo dục trong nhiều năm nay - Nêu lên được những mặt ưu và khuyết điểm của nền giáo dục Việt Nam - Đề ra được những biện pháp cho nền giáo dục nước ta và vận dụng cho bản thân. GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 3 PHẦN B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Khái niệm giáo dục: Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, nhằm đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. 1.2 Vai trò của giáo dục: Giáo dục bao gồm việc dạy và học, đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ suy luận đúng đắn, truyền thụ hiểu biết…Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tinh thần, cách ứng xử trong xã hội của mỗi người. • Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. • Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá giáo dục. Sự giáo dục của mỗi con người bắt đầu từ khi sinh ra,lớn lên và tiếp tục trong suốt cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này). Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 4 nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường. 1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo, nhà văn hoá lớn của thế giới, Người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng về giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng, ở tầm chiến lược và ngày càng ngời sáng qua thực tiễn.do vậy người đã có câu nói nổi tiếng mang ý nghĩa thời đại và nhân văn sâu sắc”Vì lợi ích mười năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người”. 1.3.1 Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng: Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tư tưởng giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc" của Người. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, dù ở trong hoàn cảnh nào, Người cũng là chiến sĩ tiên phong đi vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, dẫn dắt họ ra đấu tranh giành độc lập tự do ; giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu, tạo mọi điều kiện cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh và tương lai của mình. Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi: "Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 5 1.3.2 Giáo dục – Chiến lược con người: Người nhấn mạnh : "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo “những công dân tốt ,cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì dân trí phải cao, phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ được đi học. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước phồn vinh đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền giáo dục, đào tạo nhân tài chính là Người đặt ra mục tiêu giáo dục toàn diện. Người yêu cầu: “Phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Theo Hồ Chủ tịch, nội dung giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài và đức. Không những phải giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách mạng. “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt” mà “phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. 1.3.3 Mục đích của giáo dục: “ Học để biết phải trái, học để hành, để làm người, để phụng sự nhân dân” Học tập là hoạt động đòi hỏi phải nhận thức rõ ràng tính mục đích. Hồ Chí Minh ý thức rất rõ điều này nên luôn chú trọng giải thích tại sao phải học, học để làm gì cho mỗi tầng lớp nhân dân thông suốt mà hăng hái đi học. Với học sinh - những người chủ tương lai của nước nhà, Người khuyên phải học để sau này làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức và triệt để chống lại những gì trái với GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 6 quyền lợi của tổ quốc và lợi ích chung của nhân dân, trái với khoa học, trái với đạo đức; học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Người lý giải thanh niên phải học để biết phải trái, làm việc phải, tránh việc trái, nhận rõ bạn thù ở ngoài và ở trong mình ta. Với công dân Việt Nam, Người chỉ rõ quy luật nghiệt ngã "dốt thì dại, dại thì hèn" và giải thích "vì không chịu dại, không chịu hèn nên thanh toán mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng" để từ đó mà nhắc nhở công dân nước Việt Nam độc lập ai cũng phải học để hiểu biết quyền lợi và bổn phận công dân của mình, "phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Với công nhân, Người phân tích "máy móc ngày một thêm tinh xảo công nhân cũng phải có trình độ kỹ thuật rất cao không kém gì kỹ sư, phải biết tính toán nhiều". Với nông dân sau cải cách ruộng đất, Người chỉ rõ: "Trước kia ruộng là của địa chủ, nông dân cứ cúi đầu làm lụng, gặt bao nhiêu thì nộp cho địa chủ hết, nên không cần văn hoá mà cũng không thể mong có văn hoá được. Bây giờ khác, nông dân có ruộng đất, lại có tổ đổi công cho nên nông dân phải có văn hoá, phải ghi tổ có mấy người, phải biết chia công chấm điểm". Từ đó Người dẫn đến kết luận đầy sức thuyết phục là phải học. Đối với cán bộ, Người chỉ rõ học là "để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, tổ quốc và nhân loại" và học để hành. Người cảnh báo trước cho cán bộ thấy là "không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau". Về phương pháp tư tưởng, Hồ Chí Minh đã để lại một bài học kinh nghiệm quý báu nhằm thuyết phục, lôi kéo người dân đi học: đó là khéo chỉ ra lợi ích mà việc học sẽ đem lại cho cá nhân và cộng đồng nhằm động viên từng người và từng cộng đồng ra sức học tập. Làm cho cá nhân và cộng đồng thực sự thông suốt về tư tưởng, cụ thể là giác ngộ được lợi ích của việc học tập thì sẽ tạo ra được động cơ học tập, giác ngộ càng cao thì động cơ càng mạnh mẽ. Với từng cộng đồng khác nhau như nông dân, công nhân, cán bộ, Người có những cách thuyết phục khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 [...]... sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục + Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc: Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay... Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận GVHD: ThS Nguyễn Thị Chính 20 Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 21 2.2.3.2Chế độ giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa: * Chương trình giáo dục: ♦ Giáo dục tiểu học: Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ nhất Cộng hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất) Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập... GVHD: ThS Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 24 ►Trung học tổng hợp Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là một chương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey, sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp... hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v ►Đời sống và tinh thần giáo chức: Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo. .. ThS Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 17 2.2.2 Mục tiêu của giáo dục: Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ... quyết định phổ cập giáo dục tiểu học và xoa mù chữ là chương trình mục tiêu quốc gia, đặt mục tiêu đến năm 2000, tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ tư (khoá VII) đã đề ra Nghị quyết về "tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo" Nghị quyết nêu lên 4 quan điểm chỉ đạophát triển giáo dục - đào tạo trong... cho giáo dục ngày càng được kiểm soát và tăng dần hiệu quả sử dụng 2.3.2 Giáo dục – Chiến lược con người: Quy mô hệ thống giáo dục - Học sinh: Số trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo: 3.305.391; Tiểu học: 6.745.016; Trung học cơ sở: 5.515.123; Trung học phổ thông: 2.951.889; Giáo dục thường xuyên: 418.319; Trung cấp chuyên nghiệp: 625.770; Cao đẳng: 476.721; Đại học: 1.242.778 (đạt tỉ lệ 195/1 vạn dân) - Giáo. .. mạnh giáo dục và đào tạo cùng với kho học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu Tháng 12- 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Ðảng khoá VIII tiếp tục ra Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đào GVHD: ThS Nguyễn Thị Chính Nhóm 03 Phần B: Nội dung tiểu luận 30 tạo Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua luật Giáo dục, tháng 12 - 1998 Trong những năm cuối thập kỷ XX, Giáo. .. "dân tộc" (nationalistic), và "khai phóng" (liberal) được chính thức hóa ở hội nghị này Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967) + Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa... Phần B: Nội dung tiểu luận 2 Thực trạng: 2.1 10 Giáo dục Việt Nam thời phong kiến: Đề cập tới nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến tức là nói về xã hội từ thời Hùng Vương cho tới giữa sau thế kỷ thứ 19 Hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của Trung Quốc, có thể nói mô hình giáo dục của xã hội Việt Nam thời bấy giờ rập khuôn Trung Quốc Hay nói một cách khác, Nho giáo là trung tâm của chế độ thi cử thời phong . CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Khoa: Lý luận – Chính trị Lớp: DHDI4ALT,. với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã giúp nhóm chúng em hiểu sâu hơn về tư tưởng của Bác trong sự nghiệp giáo dục con người, về thực trạng hiện tại của nền giáo dục Việt Nam; đồng. gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường. 1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w