1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Huyết áp trong thai kỳ doc

6 382 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 414,57 KB

Nội dung

Huyết áp trong thai kỳ Bác sĩ muốn kiểm tra thường xuyên huyết áp cho người mẹ để chắc rằng, bạn và bé luôn khỏe mạnh. Thay đổi huyết áp khi mang thai Huyết áp của bạn có thay đổi đôi chút khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường. Hormone trong thai kỳ như progesterone làm giãn các mạch máu. Điều này khiến huyết áp giảm trong 3 tháng đầu. Kết quả là bạn có thể thấy mờ mắt khi đứng lâu hoặc đột ngột đứng dậy. Huyết áp ở mức thấp nhất trong giai đoạn 18-20 tuần. Đến thời điểm này, cơ thể mẹ đòi hỏi phải sản xuất thêm 1l máu, tim hoạt động mạnh hơn để bơm máu đi khắp cơ thể mẹ. Huyết áp sẽ trở lại mức trước khi mang thai trong vài tuần trước khi em bé sinh ra. Lý do cần đo huyết áp Đo huyết áp là một phần trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Qua huyết áp, bác sĩ sẽ phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật (protein trong nước tiểu và huyết áp cao đều có thể cảnh báo sản giật). Huyết áp cao có tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nào trong thời kỳ mang thai: • Trước 20 tuần, nếu bạn bị huyết áp cao, nó được gọi là tăng huyết áp cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn có thể có huyết áp cao trước khi bạn mang thai (cũng được gọi là cao huyết áp từ trước). • Sau 20 tuần, cao huyết áp được gọi là cao huyết áp thai kỳ. Cao huyết áp thai kỳ thường không phải là một vấn đề. Bạn sẽ được kiểm tra huyết áp thêm. Nếu huyết áp của bạn quá cao, bạn có thể được khuyên dùng thuốc để kiểm soát. Cao huyết áp từ trước (hoặc tăng huyết áp thai kỳ) không có nghĩa là bạn có nhiều khả năng phát triển tiền sản giật. Tuy nhiên, bạn vẫn cần được kiểm tra cẩn thận. Hãy đi khám ngay nếu bạn cảm thấy không khỏe giữa các cuộc hẹn khám thai. Đôi khi, tiền sản giật có thể phát triển nhanh chóng. Nếu bạn trong giai đoạn đầu của tiền sản giật, bạn phải được kiểm tra thường xuyên hơn để đảm bảo rằng bạn và con bạn khỏe mạnh. Bạn sẽ được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn và có thể dùng thuốc an toàn để kiểm soát huyết áp của bạn. Đo huyết áp Bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ gọi là huyết áp kế để đo và ghi lại huyết áp cho bạn. Điều này có thể được tiến hành tại mọi lần khám thai. Trước khi đo huyết áp, bạn phải ngồi xuống, loại bỏ áo chật nơi cánh tay, bác sĩ cuốn một vòng dây của máy đo huyết áp quanh bắp tay bạn, phía trên khuỷu tay và bắt đầu bơm. Túi hơi bung ra và chỉ một thời gian ngắn, cánh tay như siết lại nhưng không làm bạn bị tổn thương. Kết quả giống như một phân số, ví dụ 110/70. Con số đầu tiên là chỉ huyết áp khi tim đập và đẩy máu đi khắp cơ thể (huyết áp tâm thu); con số phía dưới là số huyết áp khi tim nghỉ giữa các lần đập (áp tâm trương). Huyết áp bình thường có thể khác nhau giữa các người mẹ; do đó, không nên cố gắng so sánh kết quả. Kết quả huyết áp khỏe mạnh là 110/70 tới 120/80, mặc dù kết quả này còn thay đổi nhiều trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ phải để mắt tới bạn nếu huyết áp của bạn cao hơn 140/90. Huyết áp sau sinh Nếu bạn cao huyết áp thai kỳ có khả năng huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh nhưng phải mất một vài tuần. Huyết áp của bạn được kiểm tra ít nhất một lần trong vòng 6 tiếng sau sinh. Nếu bạn mắc huyết áp thai kỳ thì bạn cần phải được kiểm tra mỗi 4 tiếng (hoặc lâu hơn). Nếu huyết áp vẫn cao, bạn có thể phải dùng thuốc vài tháng sau sinh. Nếu bạn mắc huyết áp từ trước mang thai, bạn có thể phải dùng thuốc vì huyết áp không giảm sau sinh. Theo M&B . • Sau 20 tuần, cao huyết áp được gọi là cao huyết áp thai kỳ. Cao huyết áp thai kỳ thường không phải là một vấn đề. Bạn sẽ được kiểm tra huyết áp thêm. Nếu huyết áp của bạn quá cao, bạn. Huyết áp trong thai kỳ Bác sĩ muốn kiểm tra thường xuyên huyết áp cho người mẹ để chắc rằng, bạn và bé luôn khỏe mạnh. Thay đổi huyết áp khi mang thai Huyết áp của bạn có. huyết áp của bạn. Đo huyết áp Bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ gọi là huyết áp kế để đo và ghi lại huyết áp cho bạn. Điều này có thể được tiến hành tại mọi lần khám thai. Trước khi đo huyết

Ngày đăng: 07/08/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN