1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN DỤNG cụ

20 7,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 9,64 MB

Nội dung

MỤC LỤC 1. Giải thích từ. 2. Thực trạng khử khuẩn tiệt khuẩn ở VN 3. Quy định về vô khuẩn. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn. 5. Nhưng biện pháp thực hiên - Nguyên tắc khử tiệt khuẩn. - Phân loại dung cụ, mức độ khử nhiễm. - Hóa chất khử khuẩn chính. - Làm sạch khử nhiễm. - Khử khuẩn (pp hóa học, pp Pasteur, chiếu đèn cực tím. - Tiệt khuẩn (tiệt khuẩn nhanh, - Cách xếp dụng cụ vào lò. - Giám sát quy trình tiệt khuẩn. - Đóng gói, dán nhãn, lưu trữ dụng cụ. 6. Kiểm soát chất lượng. 7. Thiết kế đơn vị tiệt khuẩn. 8. Xử lý một số dụng cụ đặc biệt. 9. Các quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn hiện đang sử dụng. KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ Bs. Đỗ Thị Bích Nga Khoa KSNK - BVĐKTT An Giang MỤC TIÊU: - Nắm được tính chất và khả năng khử khuẩn của một số hóa chất chính. - Biết phân loại dụng cụ và các mức độ khử khuẩn, tiệt khuẩn đi kèm. - Nắm được các quy trình trong khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. - Biết kiểm soát chất lượng trong khử khuẩn, tiệt khuẩn 1. GIẢI THÍCH TỪ: 1. Làm sạch: sử dụng t/ch cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên DC. 2. Khử nhiễm: sử dụng t/ch cơ học, hóa học loại bỏ chất hưu cơ và số lượng vk bám trên DC. 3. KK mức độ thấp: tiêu diệt hầu hết vk thông thường, một vài virus và nấm, không diệt được bào tử vk. 4. KK mức độ trung bình: diệt được hầu hết vk, virus, nấm kể cả vk lao, không diệt được bào tử 5. KK mức độ cao: diệt được hết vsv và một số bào tử. 6. Tiệt khuẩn: quá trình tiêu diệt được hết các dạng của vsv sống kể cả bào tử. 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XỬ LÝ DC - Tỉ lệ nhiễm khuẩn chéo : 11-35%, tỉ lệ này liên quan không nhỏ đến thất bại trong khử tiệt khuẩn của tái xử dụng DC. - Thất bại trong xử lý DC làm chất lương PT thủ thuật không đảm bảo, gây NKBV và có thể gây tử vong. - DC tái xử dụng nếu tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch, khử và tiệt khuẩn đúng có thể làm giảm 20% NKBV. - Ở VN việc tái xử dụng DC còn phổ biến, do đó cần cập nhật kiến thức thường xuyên. 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHỬ TIỆT KHUẨN Ở VN - Trang thiết bị không đủ, kém chất lượng: (85% cơ sở làm sạch bằng tay, 60% có lò hấp tiệt khuẩn, 2.2% lò hấp T 0 thấp, 20-40% có kiểm tra chất lượng DC khử tiệt khuẩn). - Nhân sự cho công tác KSNK không đủ và không được đào tạo chuyên nghiệp. - PT, kỹ thuật ngày càng phát triển, trang thiết bị không đáp ứng kịp thời, do đó một số lượng không nhỏ của DC thiết yếu chỉ được khử khuẩn bậc cao 4. QUY ĐỊNH VỀ VÔ KHUẨN: (chương I của thông tư 18) Điều 02: - Khi thực hiện PT, thủ thuật phải đảm bảo vô khuẩn theo đúng quy trình kỹ thuật của BYT. - DC tái sử dụng phải được khử tiệt khuẩn tập trung và phải đảm bảo vô khuẩn từ khâu tiệt khuẩn, lưu trữ, vận chuyển tới khi sử dụng cho người bệnh. Điều 03: - DC, phương tiện, vật liệu y tế dùng trong PT, thủ thuật phải được khử tiệt khuẩn và được kiểm soát chất lương tiệt khuẩn trước khi sử dụng. - DC tái sử dụng phải được xử lý theo quy trình thích hợp. - DC sau sử dụng cho người bệnh phải được làm sạch khử nhiễm ban đầu tại các khoa trước khi đưa đến ĐV tiệt khuẩn. 5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHỬ TIỆT KHUẨN DC: - Làm sạch DC chưa thỏa đáng (chưa được xem trọng). - Bảo quản DC sau khử tiệt khuẩn chưa đúng gây tái nhiễm - Khử khuẩn: Sử dụng hóa chất không đúng, sai nồng độ, ngâm không đủ thời gian, không làm khô thỏa đáng (điều này đôi khi giúp vk phát triển mạnh hơn) - Tiệt khuẩn: Lò hấp không đạt chuẩn, cài đặt chương trình chưa đúng, đóng gói chưa phù hợp với PP tiệt khuẩn, DC chưa được kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn. 5. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG KHỬ KHUẨN – TIỆT KHUẨN 5.1 Nguyên tắc chung: Mức độ khử tiệt khuẩn phụ thuộc vào: - Loại DC sử dụng: thiết yếu, bán thiết yếu, không thiết yếu. - Thành phần của loại DC: chịu nhiệt hay không chịu nhiệt. 5.2 Phân loại dụng cụ: * Không thiết yếu: DC tiếp xúc với da lành - DC chăm sóc (máy đo HA, ống nghe,bơm tiêm điện,…) hoặc bề mặt không dính máu (tủ, bàn, giường,…) Khử khuẩn mức độ thấp. - DC chăm sóc, bề mặt có dính máu, khử khuẩn mức độ trung bình. (dd khử khuẩn mức độ thấp, trung bình cho DC không thiết yếu * Bán thiết yếu: DC tiếp xúc niêm mạc, da không lành lặn. (DC nội soi đường tiêu hóa, hô hấp, DC điều trị HH). Khử khuẩn mức độ cao. * Thiết yếu: DC tiếp xúc mô vô trùng, mạch máu. Tiệt khuẩn. 5.3 Mức độ khử khuẩn – tiệt khuẩn: * Khử khuẩn mức độ thấp: - Diệt hầu hết VK thực vật: Pseudomonas spp, Salmonelle spp, Staphylococcus spp. - Vài loại virus: không vỏ bọc (polio-, rhino-), có vỏ bọc (HSV, CMV, HBV, HIV). - Vài loại nấm: Crytococcus spp, Candida spp. - Không diệt được bào tử vk. * Khử khuẩn mức độ trung bình: Diệt hầu hết VK thực vật, vk lao, hầu hết nấm và virus, không diệt bào tử. * Khử khuẩn mức độ cao: Diệt tất cả VSV, trừ một số bào tử VK (CJD, prions, virus chậm). * Tiệt khuẩn: Diệt tất cả vi sinh vật và bào tử 5.4 Hóa chất khử khuẩn chính: 1. AMMONIUMS bậc 4: * Phổ hoạt động: Diệt VK chủ yếu Gr(+), nấm, virus có vỏ bọc Không hiệu quả với Pseudomonas * Sử dụng: Chùi rửa bề mặt môi trường * Ưu điểm: rẻ tiền * Khuyết điểm: kháng khuẩn yếu, nguy cơ nhiễm cao nếu dịch bệnh do VK Gr(-). 2. ALCOHOLS: * Phổ hoạt động: Ethyl diệt khuẩn nhanh (Pseudomonas bị diệt trong 10s-1h). Isopropyl diệt virus (VG B, HIV, rotavirus). Cồn diệt cả vk lao * Sử dụng: Nồng độ tối ưu: 60-90%, dùng trong sát khuẩn da và bề mặt đồ vật. * Khuyết điểm: Dễ bay hơi nên khó đảm bảo nồng độ khi sử dụng, dể hỏng DC bằng plastics,. 3. PHENOL (Chlorhexidin) * Phổ hoạt động: Kìm và diệt khuẩn rộng (2% diệt hầu hết vk, 0.5% diệt HIV), tác dụng nhanh, ít độc, hấp thu kém ở da bình thường. Không hấp thu qua ống tiêu hóa. * Sử dụng: Sát trùng da (rửa tay nhanh, rửa tay PT, tắm bỏng, rửa bàng quang, khử khuẩn giác mạc). Chú ý: không sử dụng hexaclorphen để cọ rửa bồn tắm trẻ do thuốc hấp thu qua da trẻ sơ sinh. 4. IODOPHORS: Povidin * Phổ hoạt động: Ít độc, cần pha loãng để tăng hoạt tính kháng khuẩn. Diệt hầu hết các vk, virus, nấm. * Sử dụng: Sát trùng da, khử khuẩn 1 số DC (nhiệt kế) * Hạn chế: Dễ bị nhiễm. Pha loãng không thích hợp sẽ kém hiệu quả (sát trùng da 10%, niêm mạc mắt 5%). 5 .Hợp chất chứa CHLORINE: * Phổ hoạt động: Diệt khuẩn rộng, tác dụng nhanh sau vài phút. Không diệt bào tử và Mycobacterium. * Sử dụng: Khử khuẩn bề mặt, DC, vết máu đổ. Xử lý nước. * Ưu điểm: rẻ tiền, hoạt tính nhanh. * Hạn chế: ăn mòn KL 6 .FORMALDEHYDE: * Phổ hoạt động: Diệt vk mạnh, diệt nấm, virus và bào tử. * Sử dụng: Tẩy uế, ướp xác, bảo tồn bệnh phẩm trong GPB * Nhược điểm: Độc tính cao, gây ung thư khi tiếp xúc kéo dài. Ngày nay không khuyến cáo sử dụng trong khử khuẩn DC. 7. GLUTARALDEHYDE: Cidex 145 (2%). * Phổ hoạt động: >1% khử khuẩn mức độ cao. >2% dùng cho vk đề kháng. Diệt tất cả vk, HIV, HBV, nấm (10 ph), diệt 100% vk lao kể cả bào tử trong 1h. 8. GLUTARALDEHYDE: Cidex 145 (2%). * Sử dụng: - Là hóa chất chuẩn trong tái xử lý DC. - Tiệt khử khuẩn bậc cao. - Dễ bị hòa loãng khi sử dung, cần dùng que thử để xác định nồng độ. - Là hóa chất độc, dễ gây kích thích mắt, da niêm mạc hô hấp, cần TPHP khi sử dụng và tiếp xúc lâu dài. 9. ORTHO-PHTHALDEHYDE: Cidex OPA (2%). * Ưu điểm; Rút ngắn thời gian. Giảm độc tính. Mùi dễ chịu. * Dùng trong khử khuẩn bậc cao 5.5 Làm sạch – khử nhiễm dụng cụ: - Làm sạch là giai đoạn quan trọng nhất, nó loại bỏ được 4 log VK, nó quyết định hiệu quả của khử tiệt khuẩn sau đó. - Phải được làm sạch khử nhiễm ngay tại khoa phòng. Lưu ý: - DC phải được tháo rời, ngâm ngập trong dd tẩy rửa. - Khuyến cáo hóa chất làm sạch có enzyme. - DD tẩy rửa phải đổ bỏ sau mỗi lần sử dụng. - Làm khô DC QUY TRÌNH CHUNG CỦA LÀM SẠCH – KHỬ NHIỄM 5.6 Khử khuẩn: - Chọn mức độ khử khuẩn phụ thuộc vào loại DC cần xử lý nhưng hóa chất sử dụng phải cần tuân thủ đúng nồng độ, đúng thời gian và theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - DC phải khô trước khi ngâm hóa chất. - DC sau khi khử khuẩn phải làm khô, bảo quản trong ĐK sạch - Phương pháp khử khuẩn: - Hóa chất - Pasteur - Chiếu đèn cực tím 5.6.1 Khử khuẩn bằng hóa chất Khử khuẩn mức độ thấp. Ammonium bậc 4 Chlorin 1:500 Không thiết yếu Làm vệ sinh sàn, trần, bàn làm việc, bề mặt các thiết bị Khử khuẩn mức độ trung bình. Cồn 70 0 Phenol Chlorin (Presept, Javel, ChloraminB) Không thiết yếu - Sát khuẩn trong tiêm truyền, miệng chai thuốc, da liễu. - Đầu dây nối máy thở, ngâm bình kiềm. - Khử khuẩn máu, dịch tiết đọng trên bề mặt môi trường. Khử khuẩn mức độ cao. Glutaraldehyde, peracetic acid, orthophthaldehyde, hydrogen peroxide. Bán thiết yếu Endoscopes, ngáng miệng, ống mũi, mỏ vit, đầu dò âm đạo, ông dây máy thở. * Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp: sau khi ngâm ngập DC trong hóa chất đúng nồng độ và thời gian, tráng rửa DC bằng nước sạch, lau khô, bảo quản trong điều kiện sạch. * Khử khuẩn mức độ cao: - Sau khi ngâm ngập DC trong hóa chất đúng nồng độ và thời gian, rửa lại bằng nước vô khuẩn hoặc bằng cồn 70 0 . Trường hợp không áp dụng được có thể rửa bằng nước máy sau đó tráng lại bằng cồn (Phải có que thử nồng độ). - Làm khô bằng gạc vô khuẩn hoặc hơi nóng. - Bảo quản trong đk vô khuần (đóng túi vô khuẩn, lưu trữ), nếu không có đk bảo quản tốt chỉ nên sử dụng trong 24h. QUY TRÌNH CHUNG CHO KHỬ KHUẨN MỨC ĐỘ CAO 5.6.2 Khử khuẩn theo pp PASTEUR - Là quá trình khử khuẩn bằng nước nóng, thực hiện bằng việc sử dụng lò hấp Pasteur. - Ngâm ngập DC trong nước nóng >70 0 C trong 30ph - Ưu điểm: không độc, nhanh, chi phí thấp. - Nhược điểm: không diệt bào tử, dễ gây bỏng, thiếu sự chuẩn hóa về trang thiết bị, khó đánh giá hiệu quả của QT. 5.6.3 Khử khuẩn bằng chiếu đèn cực tím: - Hiệu quả diệt khuẩn của đèn nhờ vào bước sóng (vk bị bất hoạt ở bước sóng 250-280nm) - Khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào độ dài sóng, T 0 , cường độ tia, loại vsv, do đó nếu không có máy đo bước sóng thì phải thay đèn mỗi 6tháng. - Chiếu đèn là pp làm sạch KK, nhưng không dùng để ngăn ngừa nhiểm trùng trong PM. - Ánh sáng đèn có thể gây bỏng da, mắt, gây ung thư da, đục thủy tinh thể. 5.7 Tiệt khuẩn * Nguyên tắc: - Dùng cho tất cả DC thiết yếu. - Phải tuân theo quy trình phù hợp để đạt được và duy trì độ tiệt khuẩn - Tuân theo sự khuyến cáo của nhà Sx, quy trình hàng ngày phải được chính nhân viên ghi vào sổ lưu * Phương pháp: - Tiệt khuẩn bằng hơi (Autoclave). - Tiệt khuẩn nhiệt độ thấp (Plasma). - Tiệt khuẩn bằng hóa chất. - Tiệt khuẩn bằng hấp khô. - Tiệt khuẩn bằng khí (ethylene oxide hay formaldehyde). - Tiệt khuẩn nhanh. 5.7.1 Tiệt khuẩn nhanh - Sử dụng ngay, không cần đóng gói, không được lạm dụng chỉ vì sự tiện lợi và chi phí thấp. - Không được tiệt khuẩn nhanh cho các DC cấy ghép. - Chỉ nên tiệt khuẩn nhanh khi cần thiết. 5.7.2 Tiệt khuẩn bằng khí Ethylen (ETO 100%) - Nồng độ khí: 450-1200mg/l. - T 0 : 29-65 0 C. - Độ ẩm: 45-85%. - Thời gian: 2-5h Ưu điểm: xiên qua các vật liệu đóng gói, thích hợp với hầu hết vật liệu y tế, giám sát và vận hành đơn giản. Nhược điểm: buồng tiệt khuẩn nhỏ, thời gian hấp dài, cần tg thông khí, dễ gây cháy nổ, chất độc sinh ung thư. 5.7.3 Tiệt khuẩn bằng hấp khô - 170 0 C trong 2h - 180 0 C trong 1h Ưu điểm: xuyên sâu vào chất liệu, an toàn mội trường, không cần thông khí. Nhược điểm: thời gian tiệt khuẩn dài, DC dễ hỏng. Hiện nay không khuyến cáo sử dụng trong BV. 5.7.4 Tiệt khuẩn bằng công nghệ PLASMA (Sterrad) khuyến cáo sử dụng - Tiệt khuẩn nhiệt độ thấp kết hợp hơi và plasma hydrogen peroxide. - T 0 : 50-55 0 C -Tg: 55-75ph Ưu điểm: thích hợp với DC không chịu nhiệt, an toàn môi trườngvà nhân viện, không chất độc hại, vận hành đơn giản. Nhược điểm: không tiệt khuẩn được đồ vải, chất lỏng, DC ống có 01 đầu bít hoặc quá dài, phòng tiệt khuẩn nhỏ. 5.7.5 Tiệt khuẩn bằng hấp hơi nước (Autoclave) khuyến cáo sử dụng. - 121 0 C trong 30ph cho DC có gói và trong 20ph cho DC không gói với áp suất 1036 Bar. - 132 0 C trong 4ph ở lò hấp có hút chân không. Ưu điểm: tg ngắn, an toàn môi trường và nhân viện, không chất độc hại, không cần thông khí. Nhược điểm: hiệu quả tiệt khuẩn kém do khí đọng, ướt. Làm hư các bộ phận nhạy cảm với nóng và ẩm (giảm độ chiếu sáng của đèn lưỡi gà NKQ). [...]... trực tiếp niêm mạc cơ thể - tiệt khuẩn (nếu có điều kiện) hoăc tối thiểu khử khuẩn mức độ cao - DC không thiết yếu: DC tiếp xúc da lành, bề mặt môi trường – khử khuẩn mức độ trung bình và thấp * Cần làm tốt bước làm sạch DC để chất lượng khử tiệt khuẩn đạt mức tối ưu * Đóng gói DC phải phù hợp với pp khử tiệt khuẩn * Cần có các test kiểm định chất lượng vô khuẩn của DC sau tiệt khuẩn (test lò, test khối,... nước vô khuẩn hoặc nước qua nước máy và tráng lại với cồn Ethanol hoặc Isopropanol 700- 900) 9.2 DC hô hấp: tiệt khuẩn hay khử khuẩn bậc cao - DC (các bộ phận ngâm vào miệng, ống dây, ống nối phải được làm sạch, tiệt khuẩn hoặc ngâm khử khuẩn bậc cao (có thể sd cồn 700 thay cho nước vô khuẩn) - Máy giúp thở phải được lau chùi thường quy bên ngoài bằng dd khử khuẩn mức độ trung bình ( ), khử khuẩn định... kiến thức cơ bản về thanh tiệt khuẩn * Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, PM phải được huấn luyện chuyên ngành và có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực này * Kiểm tra thường xuyên hạn sử dụng, nếu hết hạn sd hoặc nhãn trên DC bị mờ hay không rõ, phải tiệt khuẩn lại * Kết quả giám sát mỗi chu trình tiệt khuẩn và tường trình PT phải lưu trong 5 năm * Kiểm soát chất lượng khử tiệt khuẩn phải được thực hiện...QUY TRÌNH CHUNG TRONG TIỆT KHUẨN DỤNG CỤ 5.8 Xếp dụng cụ vào lò: - Phải đảm bảo sao cho sự lưu thông tuần hoàn của các tác nhân tiệt khuẩn chung quanh các gói DC - Không được để DC chạm vào thành buồng hấp - Xếp các DC theo chiều dọc, DC đóng bằng bao Plastic phải được áp 2 mặt giấy (Hấp vào nhau 5.9 Giám sát quy trình tiệt khuẩn (Autoclave) * Giám sát QT tiệt khuẩn bằng các chỉ thị: cơ học,... oximetry, phế dung ký không khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn thường quy 9.3 Xử lý DC nha khoa: - DC đưa vào mô mềm hay xương (kiềm nhổ răng, nạy răng) phải tiệt khuẩn sau mỗi lần sử dụng - DC không đưa vào mô mềm hay xương nhưng có tiếp xúc với niêm mạc miệng (ống hút dich,…) vẫn phải tiệt khuẩn hay tối thiểu khử khuẩn bậc cao 9.4 Xử lý DC chạy thận nhân tạo, lọc máu liên tục: - DC thiết yếu – DC đi vào lòng mạch... trần 12cm, cách tường 5cm * Hạn sử dụng của DC đã tiệt khuẩn tùy thuộc vào pp tiệt khuẩn, chất lượng giấy gói, tình trạng lưu trữ - DC trong hộp chuyên dụng: không quá 10 ngày - Giấy chuyên dụng: không quá 03 tháng - Bao plastic theo khuyến cáo nhà SX (có thể để 6 tháng sau khi tiệt khuẩn nếu đóng gói, bảo quản tốt) 6 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TIỆT KHUẨN * Nhân viên thanh tiệt trùng phải được huấn luyện thường... sự tiệt khuẩn nhìn thấy được Chỉ thị sinh học mới cho biết hiệu quả thực sự của QT * Bowie- dick test: kiểm tra chất lượng lò hấp, làm mỗi ngày và được ktra ngay sau khi kết thúc QT tiệt khuẩn đầu tiên * Nên có test ktra chất lượng lò hấp và test ktra 3 thông số T0, AS, thời gian * Các gói DC không đạt chất lượng về các chỉ thị, cần thu hồi và tiệt khuẩn lại Lưu ý khi tiệt khuẩn dụng cụ: - Dù sử dụng. .. khi vào khu làm việc 9 KHỬ TIỆT KHUẨN MỘT SỐ DC ĐẶC BIỆT 9.1 DC nôi soi chẩn đoán: Khử khuẩn bậc cao - Làm sạch khử nhiễm: DC sau sử dụng cho người bệnh, tháo rời các bộ phận, ngâm trong dd enzyme bơm rửa các kênh nòng ống trong ngoài nhiều lần cho sạch hết máu và các chất hữu cơ bám, rửa lại dưới vòi nước sạch, lau khô - Khử khuẩn bậc cao: DC sau làm sạch, ngâm vào hóa chất khử nhiễm bậc cao (cidex... lọc,…) phải được tiệt khuẩn - DC bán thiết yếu – không đi vào lòng mạch nhưng có nguy cơ đưa vk vào (quả lọc, hệ thống dây dẫn,…), xử lý theo QĐ 1338/2004 QĐ-BYT 14/4/2004 TÓM LẠI: * Đứng trước một DC cần xử lý, ta cấn trả lời được câu hỏi “ DC này thuộc nhóm DC nào?” để quyết định mức độ khử tiệt khuẩn phải làm: - DC thiết yếu: DC đi vào mạch máu, mô, khoang vô trùng của cơ thể - tiệt khuẩn - DC bán... * Cần có các test kiểm định chất lượng vô khuẩn của DC sau tiệt khuẩn (test lò, test khối, test sinh học), que thử nồng độ hóa chất trong khử khuẩn bậc cao * Lưu trữ cần tránh gây tái nhiễm các DC đã khử tiệt khuẩn 10 MỘT SỐ QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ HIỆN ĐANG SỬ DỤNG . mức độ khử khuẩn, tiệt khuẩn đi kèm. - Nắm được các quy trình trong khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. - Biết kiểm soát chất lượng trong khử khuẩn, tiệt khuẩn 1. GIẢI THÍCH TỪ: 1. Làm sạch: sử dụng. trạng khử khuẩn tiệt khuẩn ở VN 3. Quy định về vô khuẩn. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn. 5. Nhưng biện pháp thực hiên - Nguyên tắc khử tiệt khuẩn. - Phân loại dung cụ, . quy trình tiệt khuẩn. - Đóng gói, dán nhãn, lưu trữ dụng cụ. 6. Kiểm soát chất lượng. 7. Thiết kế đơn vị tiệt khuẩn. 8. Xử lý một số dụng cụ đặc biệt. 9. Các quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn hiện

Ngày đăng: 07/08/2014, 01:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w