1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

77 442 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 10,83 MB

Nội dung

Trang 1

PHẢNI ĐẶT VÁN ĐÈ 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Lương thực là một trong những nhu cầu tối cần thiết để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại, quyết định sự tỒn vong của mỗi quốc gia Chúng ta nói đến sản xuất lương thực là nói tới sản xuất nông nghiệp và người nông dân Muốn đảm bảo được vấn đề về lương thực, thực phẩm thì

trước hết phải quan tâm chăm lo cho người nông dân có cuộc sống ồn định vì

họ chính là người trực tiếp làm ra sản phẩm.Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, hội nhập để phát triển là vấn đề tất yếu đối với mỗi quốc gia Sự phát triển của nền kinh tế đất nước sẽ gắn liền với sự phát triển của các thành phần kinh tế và quá trình đơ thị hố, điều này sẽ dẫn đến một thực trạng là diện tích đất sản xuất bình quân đầu người ngày một giảm hiện tại ở đồng bằng Sông Hồng còn 500 m/người (Theo đề án miễn TLP của Bộ Tài chính Tháng 9 năm 2007), bên cạnh đó sự gia tăng dân số nhanh sẽ gây sức ép rất lớn lên sản xuất

lương thực và vấn đề đảm bảo an ninh lương thực của đất nước Kết hợp với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nước ta có rất nhiều cơ hội mới nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đặt ra như: Phải cắt bỏ trợ cấp

cho nhiều mặt hàng trong nước, đặc biệt là hàng nông sản có sức cạnh tranh kém sẽ đứng trước nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều mặt hàng ngoại nhập

tràn vào thị trường trong nước Trong khi đó, giá vật tư nông nghiệp không ồn định và liên tục tăng cao, góp phần tăng thêm chỉ phí trong sản xuất của người nông đân Sản phẩm làm ra bán với giá rẻ hoặc bị tư thương ép giá, làm cho người dân điêu đứng, thu nhập và mức sống đã thấp nay còn thấp hơn Để

Trang 2

chính phủ ra đời là cần thiết

Thuy lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nên chủ trương miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn Trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho nông đân Nhà nước đã đầu tư số vốn rất lớn đề xây dựng các công trình

thuỷ lợi, giao thông nông thôn, trường học, đường điện, cơng trình văn hố, thực hiện chính sách miễn thuế nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư Chỉ

tính trong 3 năm gần đây vốn đầu tư của Nhà nước dành cho nông nghiệp tăng đáng kể, năm 2005 là 14.740 tỷ đồng, trong đó thuỷ lợi 9.497 tỷ đồng; năm 2006 là 35.581 tỷ đồng cho thuỷ lợi 30.052 tỷ đồng; kế hoạch năm 2007 là 25.413 tỷ đồng, cho thuỷ lợi 1§.143 tỷ đồng (Đề án miễn TLP của Bộ Tài chính Tháng 9 năm 2007)

Cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước Huyện Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương, đã nhanh chóng bắt tay vào công tác thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp Tuy nhiên, khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí để hỗ trợ nông dân thì Ngân sách nhà nước phải bù đắp khoản kinh phí này, mặt khác phải có chính sách sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm và công bằng giữa các đối tượng sử dụng nước, đồng thời nâng cao chất lượng hệ thống công trình thuỷ lợi

Do đó câu hỏi đặt ra: Được miễn thì chất lượng dịch vụ có được đảm bảo như trước hay không? Chính sách được nông dân đón nhận như thế nào? Thuận lợi và khó khăn đề chính sách đi từ lý luận đến thực tiễn? Giúp người dân hiểu được để họ cùng tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước có hiệu quả hơn Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí cho

nông nghiệp tại Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ‹

Trang 3

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tình hình thực thi chính sách miễn

TLP cho nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình thực hiện cho phù hợp % Mục tiêu cụ thế: + Hệ thống hoá cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của chính sách miễn thuỷ lợi phí + Phân tích tình hình thu chi, nợ đọng TLP của các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi

+ Phân tích thực trạng cung cấp nước, sử dụng nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp của các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy lợi và các hộ nông dân

+ Đề xuất các giải pháp để khắc phục khó khăn và hoàn thiện quá trình

thực thi chính sách miễn TLP cho nông nghiệp

1.3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

1.3.1 Đi tượng nghiên cứu

+ Cac don vi cung ứng dịch vụ thuỷ lợi và các hộ nông dân

1.3.2 Pham vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương + Pham vi thời gian: Từ thang 01/2009 đến tháng 5/2009

Trang 4

PHAN II CO SO LY LUAN VA THUC TIEN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản > Thuy loi

Theo giáo trình kinh tế thuỷ nông: “Thuỷ lợi là sự tổng hợp các biện

pháp khai thác sử dụng nguồn nước trên mặt đất và nước ngầm, đấu tranh

phòng chống những thiệt hại do nước gây ra đối với nền kinh tế quốc dân và với dân sinh đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường

Công trình thuỷ lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại đo nước gây ra bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái

Hệ thống thuỷ lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi từ đầu mối tới mặt ruộng, nó có mối liên hệ mật thiết liên hoàn, tương hỗ, phụ thuộc nhau để phục vụ công tác tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp Cấp nước cho đân sinh,

cho công nghiệp và các ngành tham gia lợi dụng tông hợp nguồn nước của

các hệ thống công trình thuỷ lợi, nó bao gồm: Công trình đầu mối, mạng lưới

kênh mương, mạng lưới kênh chứa, máy bơm, trạm bơm Các công trình này thường nằm ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên,

chịu sự phá hoại của sinh vật và sự tác động của con người

Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi “7y lợi phí"

là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ

từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chỉ phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi

Mọi cá nhân và tổ chức được hưởng lợi về tưới nước và tiêu nước hay

các dịch vụ khác từ các công trình thuỷ nông do nhà nước quản lý đều phải trả tiền thuỷ lợi phí cho các dịch vụ thuỷ nông Để đảm bảo và duy trì và khai

Trang 5

những diện tích được hưởng lợi về nước

Thuý lợi phí bao gồm các khoản thu có liên quan đến cung ứng dịch vụ

thuỷ lợi như: Tưới tiêu nước cho lúa, mạ, màu, cây công nghiệp, sử dụng mặt

nước làm phương tiện giao thông và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Các khoản khấu hao, chi phí sửa chữa thường xuyên các máy móc, thiết bị nhà xưởng,

kho tàng, các phương tiện khác dùng vào việc duy trì, khai thác, quản lý các công trình thuỷ lợi, chi về điện, xăng dầu, chỉ lương cho cán bộ nhân viên và chi phí quản lý của các dịch vụ thuỷ lợi

Đối với người dân thuỷ lợi phí là một phần chỉ phi san xuất được tính ngay từ đầu hay chính là phần chi phí đầu vào của một quá trình sản xuất Theo nghị định I12/HĐBT ngày 25/8/1984 thì mức thu thuỷ lợi phí cao hay thấp là tuỳ thuộc vào điều kiện từng vùng, từng địa phương

Đối với công ty, HTX dịch vụ thuỷ lợi thì thuỷ lợi phí chính là giá sản

phẩm mà công ty làm dịch vụ cho người dân Nó được dùng để nộp cho nhà nước và trang trải cho các khoản chi trong công ty

> Vai trò cúa thuỷ lợi trong sản xuất nông nghiệp

Nước ta là một nước nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp liên quan tới cây trồng, vật nuôi nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên Câu thành ngữ “ Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” đã được nhân dân ta đúc kết từ ngàn đời nay, trong đó yếu tố về nước đóng vai trò quan trọng nhất có khả năng làm thay đổi kết quả trong sản xuất Vì thế dịch vụ về

nước (thuỷ lợi) được coi là ngành mũi nhọn chiếm vị trí rất quan trọng

trong sản xuất nông nghiệp

Trang 6

số sử dụng đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt năng suất sản lượng cao Do đó ở đâu có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo ở đó đời sống nhân dân được ồn định, nông thôn phát triển Các chính sách đổi mới nông nghiệp có cơ sở đề hoàn thiện và phát huy sức mạnh, những vùng nông thôn có mục tiêu xoá đói giảm nghèo thường là những vùng còn nhiều khó khăn do chưa có hệ thống thuỷ lợi phát triển Ngoài việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi còn phục vụ các ngành khác như: Giao thông đường thuỷ,

nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, dịch vụ du lịch, cung cấp nước cho các ngành

công nghiệp.Vì vậy trong quá trình thực hiện nhằm đưa nông nghiệp phát triển lên một bước thì việc đẩy mạnh các biện pháp phát triển thuỷ lợi là hết sức cần thiết

2.1.2 Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuỷ lợi phí > Mô hình trợ giá đầu vào cho nông dân

Đất nước hội nhập với nền kinh tế chung toàn thế giới, đòi hỏi tất cả

các ngành kinh tế cũng phải chuyển mình theo Nhưng đối với nông dân đây

là việc làm hết sức khó khăn, không thể nói là làm được ngay Hội nhập kéo theo đó là không có bắt cứ một hình thức trợ cấp trợ giá nào cho riêng các sản

Trang 7

Tác động của chính sách trợ giá đầu vào P, —— , a a Pz > d b c Qi Q

(Nguén: Gido trình chính sách Nông nghiệp, 2002)

P¡, S¡ là giá và cung nông sản trước trợ giá

Po, Sp la gia va cung nông sản sau trợ giá - Giá giam: AP = P; — P2

- Sản lượng tăng: AQ = Q;— Q¡

Do giá đầu vào thấp nên nông dân tăng sản xuất Sản phẩm tăng lên từ Q¡ lên

Q> Lợi ích người sản xuất tăng từ a lên a + b + c

b là phần thặng dư tăng thêm do tiết kiệm được chi phí ở mức sản lượng cũ

(khoản chi của Chính phủ)

c là phần thặng dư tăng thêm do tăng sản lượng

Trang 8

* Xét về mặt an sinh xã hội: Thặng dư người sản xuất tăng thêm là b + c; Chính phủ phải chi cho trợ giá là b + c + e => An sinh xã hội bị giảm một

lượng là e

* Xét về mặt dịch chuyển tài nguyên: Do trợ giá đầu vào cho sản xuất nên nguồn lực sẽ được sử dụng thêm là c + d + e; Tiết kiệm được ngoại tệ là

phần c + d => Tài nguyên được sử dụng thêm là e

Vậy trợ giá đầu vào cho sản xuất Nông nghiệp mãi mãi là không tốt, chúng ta chỉ trợ giá cho một số mặt hàng thiết yếu không nên trợ giá cho tất cả các mặt hàng Mô hình quy luật cung câu, thặng dư người sản xuất, thăng dư người tiêu dùng MC MC S S, ATCC ATCC P P Q Q Q Q

Trang trại, hộ nông dân Trang trại, hộ nông dân Cung, cầu thị trường sau

trước khi miễn thuý lợi phí sau khi miễn thuỷ lợi phí khi miền thuỷ lợi phí

(PGS.7% Nguyễn Van Song- Tap chí nghiên cứu kinh tế số 346 - Tháng 3/2007)

Trang 9

tại E Khi có miễn thuỷ lợi phí, chi phí đầu vào của các trang trại, hộ nông dân giảm Vì vậy lượng cung của các trang trại, hộ nông dân tăng lên Cũng chính vì vậy cung của tồn ngành nơng nghiệp dịch chuyến từ S sang Ss làm cho lượng cung của ngành nông nghiệp tăng từ Q tới Qs giá các sản phẩm sẽ giám xuống từ P đến Ps Điểm cân bằng mới tại F thay cho điểm E trước khi

miễn thuý lợi phí Như vậy, mặt tích cực của Chính sách miễn thuý lợi phí là

sản phẩm nông sản sẽ được cung nhiều hơn, xét dưới góc độ an toàn lương

thực sẽ được đảm bảo hơn; Phân phối lại thặng dư của xã hội: Người nông

dân được lợi do được trợ cấp đầu vào, người tiêu đùng được lợi đo sản phẩm nông nghiệp bán ra với giá rẻ hơn; Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn sẽ được

giảm bớt do lượng cung tăng

Tuy nhiên, chính sách miễn thuỷ lợi phí thể hiện một số hạn chế như: Làm mắt cân bằng thị trường nông sản; Một số lượng nông dân làm ăn không

hiệu quả (Sản xuất lượng sản phâm từ Q đến Qs) nếu không có miễn thuỷ lợi phí đã bị “Phá sản sáng tạo” đem lại hiệu quả cho nền kinh tế Số lượng nông dân này tổn tại trong nền kinh tế được là nhờ giá tưới tiêu nước bằng 0; Vì hệ thống thủy nông vẫn phải hoạt động bình thường thậm chí còn cao hơn khi so với khi không miễn giảm thủy lợi phí (Ý thức tiết kiệm kém của nông dân) Do đó toàn bộ chỉ phí của hệ thống thuỷ nông do ngân sách nhà nước chỉ trả Mà ngân sách chủ yếu thu từ thuế nên tạo ra phúc lợi xã hội âm; Do không phải trả tiền nên gây lãng phí nguồn nước cạn kiệt nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường nước Mặt khác ý thức bảo quản duy tu thuỷ nông cũng không được coi trọng gây xuống cấp nhanh hơn

2.1.2 Các yếu tô ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách miễn TLP cho nông nghiệp

> ,Sự quản lý của nhà nước

Yếu tố về sự quản lý của nhà nước tới chính sách miễn thủy lợi phí

Trang 10

các cơ quan chức năng bộ NN&PTNT, Bộ tài chính và các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy lợi cấp tỉnh cấp xã Phải nhanh chóng hoàn tất các thủ tục về mặt hành chính tạo điều kiện để chính sách ưu việt của nhà nước sớm tới tay

người nông dân Thêm vào đó các mục hướng dẫn phải chỉ tiết rõ ràng cụ thể

từng đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này.Có trách nhiệm thực hiện

công tác quy hoạch kế hoạch rõ ràng sử dụng hợp lý nguồn nước tránh tình trạng lãng phí tài nguyên nước và đảm bảo công bằng giữa các hộ đầu nguồn

nước và cuối nguồn nước

»> ,Sự tham gia của người dân

Người dân có vai trò rất quan trọng đóng vai trò trực tiếp thực hiện mục đích của chính sách này Khi đã được giảm một phần chỉ phí trong sản xuất người dân cũng đã bớt đi được một gánh nặng thì lúc này ý thức để xây

dựng cộng đồng là cần thiết hơn cả Tự bản thân mỗi nông dân cần phải sử

dụng nước một cách tiết kiệm, cùng góp công góp sức xây dựng hệ thống kênh mương hoàn chỉnh dẫn nước tới ruộng khơng bị thất thốt nhiều Giúp cho các hộ ở cuối nguồn nước cũng dẫn được nước về ruộng của mình, không xả rác bừa bãi làm tắc dòng chảy, cản trở dòng nước lưu thông ảnh hưởng tới

sản xuất

> Thời gian thực hiện

Trang 11

> Điều kiện tự nhiên

Đây là ảnh hưởng của ngoại cảnh, đo hầu hết các công trình thủy lợi nằm ở ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phá hoại của thời tiết cũng như các vi sinh vật và quan trọng hơn nữa, đa số các kênh mương được xây dựng từ trước là bằng đất chưa được kiên cố hóa Nguồn nước bơm vào

những km kênh mương này thường bị thất thoát nhiều hơn những kênh

mương đã được kiên có hóa Trong quá trình quản lý và sử dụng ít chú ý hoặc không quan tâm tới công tác này dẫn tới tình trạng thiếu nước ở những hộ có ruộng ở cuối nguồn hoặc vùng chân ruộng quá cao nước không thể dẫn tới

được hoặc dẫn tới được nhưng quá ít không đủ lượng nước cần thiết cho cây

sinh trưởng phát triển Từ đó ảnh hưởng tới năng suất và gây ra sự bất công bằng làm giảm tính ưu việt của chính sách

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Ở Việt nam

1.1 Thực trang phát triển thuỷ lơi ở Viêt Nam

> Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Từ sau cách mạng tháng Tám — 1945 nhà nước đã có nhiều chuyển biến

về chế độ chính trị, cũng như về kinh tế, nền kinh tế ngày càng được phát triển đặc biệt là kinh tế nông nghiệp — nền kinh tế chủ yếu của nước ta Bởi

thế công tác thuỷ lợi và thuỷ lợi phí luôn có sự thay đổi, cho đến nay Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư như sau:

Sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949 về việc “Án hành kế hoạch thực

hành các công tác thuý nông và thé 1é bảo vệ công trình thuỷ nông nhằm huy động người dân, bằng cách giúp đối công và của vào việc xây dựng, tu bố và khai thác công trình thuỷ nông”

Nghị định 1028/TTg ngày 29/9/1956 “ Ban hành điều lệ tạm thời về thuyền bè, đi lại trên nông giang quy định thu vận tải phí theo loại thuyền bè,

Trang 12

xà lan”

Nghị định 66/CP ra đời ngày 5/6/1962 Nghị định này quy định mức thu thuỷ lợi phí từ 80 — 140kg thóc/ha được tưới nước đủ cả vụ Đối tượng trả thuỷ lợi phí là HTX nông nghiệp, nhà nước thu và quản lý số thóc qua ngành lương thực và ngành tài chính.”

Nghị định 141/CP ngày 26/9/1963 Chính phủ ban hành nghị định này kèm theo điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông Bước

đầu thực hiện việc phân công, phân cấp, phát huy vai trò của người đân tham

gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và trả thuỷ lợi phí

Đối với các hệ thống thuỷ nông loại nhỏ và tiểu thuỷ nông có liên quan đến nhiều hợp tác xã trở lên, các chi phi vé quan lý tu bổ, khai thác đều do HTX và nông dân có ruộng đất hưởng mức cùng nhau thoả thuận đóng góp

Nghị định số 112/HĐBT ngày 25/8/1984: Về thu thuỷ lợi phí thực hiện

trong phạm vi cả nước, thay cho nghị định số 66/CP Đây là nghị định đầu

tiên được áp dụng chung trong cả nước kể từ khi đất nước thống nhất Mục đích của nghị định nhằm đảm bảo: Duy trì và khai thác tốt công trình thuỷ nông bằng sự đóng góp công bằng hợp lý của những diện tích được hưởng lợi

về nước Nghị định quy định thuý lợi phí thu bằng thóc và được quy đổi thành

tiền theo giá thóc do nhà nước quy định Mức thu theo tỷ lệ phần trăm năng

suất lúa bình quân trên đơn vị diện tích hec-ta được tưới theo mùa vụ, loại công trình (từ 4% - 8%)

Nghị định 143/2003 NĐ-CP: “ Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi” Trong đó quy định việc giao

Trang 13

Khung mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:

a) Thủy lợi phí được thu bằng đồng Việt Nam

Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thủy lợi phí

Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì giảm từ 50% đến 70% mức thủy lợi phí

b) Khung mức thủy lợi phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước trồng lúa, rau, màu, cây vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày

Khung mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa: Đơn vị: 1.000 đồng/ha

Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 50% đến

70% mức trên

Trường hợp chi tao nguồn tưới, tiêu thì thu bằng 40% đến 60% mức trên Trường hợp lợi dụng thủy triều đề tưới tiêu thì thu bằng 70% mức tưới tiêu bằng trọng lực ở vùng không chịu ảnh hưởng thủy triều

Đối với điện tích trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kế cả cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí tối thiểu thu bằng 30% đến 50% mức thu tưới lúa

c) Khung mức thủy lợi phí áp dụng đối với việc sản xuất muối tinh bang 2% giá trị muối thành phẩm

d) Khung mức tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản

xuất lương thực

e) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được cấp bù số tiền do thực hiện miễn thuý lợi phí tính theo mức thu quy định tại điểm a, b, c và các tiết 3, 4 của Biểu mức thu tiền nước tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này

Trang 14

f) Đối với đơn vị quản lý, khai thác hệ thống công trình đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc có một phần vốn ngân

sách nhà nước và thu thuỷ lợi phí theo thoả thuận được cấp bù số tiền đo

thực hiện miễn thuỷ lợi phí tính theo mức thu quy định tại khoản 4 Điều 19

Nghị định này

Nghị định số 154/2007 NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007

về việc “Sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định một số điều:

- Mién thuỷ lợi phí đối với:

Hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức giao đất nông

nghiệp, bao gồm: đất do nhà nước giao, được thừa kế, cho, tặng, nhận chuyền nhượng hợp pháp, kể cả phần diện tích đất 5% công ích do địa phương quản

lý mà các hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư được miễn thuỷ lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất, mặt nước dùng vào nông nghiệp,

lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; không phân biệt trong hay ngoài

hạn mức giao đất

Mức miễn thu thuỷ lợi phí được xác định theo khung mức thuỷ lợi phí quy định tại điểm b, c và các mục 3, 4 và 5 của điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP

-_ Không miễn thuỷ lợi phí đối với:

Diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân;

Các doanh nghiệp hoạt động cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tiêu nước cho sản xuất công nghiệp, nước cấp cho các nhà máy nước sạch,

Trang 15

khác được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi

Các tổ chức, cá nhân nộp thuỷ lợi phí cho tổ chức hợp tác đùng nước

theo thoả thuận để phục vụ cho hoạt động của các tổ hợp tác dùng nước từ vị

trí công đầu kênh của hợp tác dùng nước đến mặt ruộng > Bộ máy quản lý và tổ chức sử dụng hệ thống thuỷ lợi e Tổ chức bộ máy quán lý

Đối với các công trình công cộng, bán công, hiện nay vấn đề quản lý sẽ

là yếu tố quyết định đến việc phát huy công suất tăng tuổi thọ công trình từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng công trình Công trình thuỷ lợi là công trình bán công có đặc điểm riêng là nằm trên diện tích lớn, đi qua nhiều địa phương, nhiều vùng dân cư và có nhiều người cùng sử dụng Việc sử dụng của hộ này gây ảnh hưởng tới sử dụng của hộ khác ví dụ: Các hộ ở đầu nguồn tuyến kênh nếu lấy quá nhiều nước với thời gian dài cho ruộng nhà mình sẽ làm cho các hộ ở phía cuối kênh thiếu nước hoặc chậm thời vụ Do vậy công tác quản lý mang tính cộng đồng nhiều hơn là cá nhân các hộ dùng nước Công tác tô chức bộ máy quản lý cần đảm bảo công trình có chủ thế quản lý, phục vụ đúng đối tượng, tiết kiệm và công bằng trong cộng đồng những người dùng nước Đây sẽ là yếu tố cơ bản để đảm bảo giữ vững công trình thuỷ lợi, phát huy tối đa công suất phục vụ hiệu quả cho sản xuất Để quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi có các tổ chức sau:

Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi:

Tính đến ngày 31/12/2006, toàn quốc có 110 doanh nghiệp làm nhiệm vụ

quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi

Về hình thức tổ chức của các doanh nghiệp, hiện nay có các loại hình sau: - Công ty Nhà nước quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (96 DN); - Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên (9DN);

Trang 16

- Công ty xây dựng tham gia quản lý khai thác (2DN)

Các loại hình khác

Ngoài loại hình trên, còn có một số loại hình tổ chức khác thuộc nhà

nước cũng tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi như : - Chi cục Thuỷ lợi (Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Cà Mau);

- Trung tâm Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (An Giang, Vĩnh

Long, Bạc Liêu);

- Ban Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (Tuyên Quang);

- Trạm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc các huyện (Yên Bái) Tổ chức hợp tác dùng nước

Cùng với các tổ chức thuộc Nhà nước, hiện nay còn có các tổ chức hợp tác dùng nước tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ nông nội đồng, gồm

các loại hình:

Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu Ban quản lý thuỷ nông

Tổ đường nước, đội thuỷ nông Hội dùng nước - Một số công trình nhỏ ở một số nơi được giao trực tiếp cho người dân quản lý (Theo đề án miễn TLP cho nông nghiệp — Bộ tài chinh,2007) e _ Tố chức sử dụng

Trang 17

khai thác công trình thuỷ lợi rất khó khăn Nó bao gồm quản lý các đối tượng

theo mục đích sử dụng, lập kế hoạch khai thác sử dụng nguồn lợi từ công trình thuỷ lợi, tổ chức tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nguồn nước Thực hiện phương châm “Nhà nước và nông dân cùng làm” đê đạt hiệu quả cao, phát huy tối đa nguồn lực sẵn có

2, Thực trạng miễn thuỷ lợi phí ở Việt Nam hiện na

Thực hiện Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001 và Nghị định số 143 ngày 28/11/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh trong những năm qua đã đạt được những hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên

trong quá trình thực hiện Pháp lệnh và tình hình thực tế của người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn nên Nhà nước đã có chính sách miễn thuỷ lợi phí Đây là một chủ

trương lớn nhằm khắc phục một phần khó khăn cho hộ, gia đình, cá nhân sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cũng nhằm thúc đây sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã phát biểu một số ý kiến về việc miễn giảm thuỷ lợi phí Việc miễn, giảm thuỷ lợi phí đã được Nhà nước ta thực hiện kể từ khi

ban hành Nghị định 143/NĐ-CP ngày 28-11-2003, trong đó có quy định rõ là Không thu khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn; không thu tiền điện bơm tiêu úng, không thu chi phí chống hạn vượt định mức Miễn giảm khi thiên tai,

mắt mùa và miễn hoàn toàn ở các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn Vì vậy, theo tính toán của Cục Thuỷ lợi (Bộ NNÑ&PTNT) 2007, với mức thu thủy lợi phí hiện tại, Nhà nước đã hỗ trợ khoảng 50 - 60% chi phí cho người dân, thể hiện sự ưu việt của Nhà nước ta Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT hàng năm

đề nghị Chính phủ cấp bù và hỗ trợ chống úng, hạn cho các địa phương, như năm 2005 kinh phí chống hạn là 143,8 tỷ đồng, năm 2006 là 48 tỷ đồng và đầu năm 2007 là 95,1 tỷ đồng (đề án miễn TLP cho nông nghiệp,9/2007)

Trang 18

Thực trạng miễn thúy lợi phí ở một số địa phương trong cả nước

Miễn thuỷ lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn mức và diện tích đất 5% công ich do dia phương quản lý mà hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu chuyển quyền sử dụng từ 1/1/2008 được coi là cu hich dau tiên để nông nghiệp, nông thôn phát triển và giảm dần các khoản đóng góp cho nông dân Theo Bộ Tài chính, việc thu thủy lợi phí không còn

phát huy tác dụng Cụ thể năm 2006, cả nước chỉ thu được hơn 900 triệu đồng thủy lợi phí, trong khi tống nợ đọng thủy lợi phí trên toàn quốc lên tới 377 tỉ

đồng ước tính, mỗi năm nông dân sẽ được hưởng lợi hơn 1.000 tỷ đồng nhờ

chính sách này

Theo phương án được đề xuất, việc miễn thủy lợi phí sẽ được thực hiện

theo hạn điền nhằm hỗ trợ bà con nông dân, ngư dân nghèo phát triển sản

xuất, ôn định đời sống và tiếp tục miễn hoàn toàn đối với các vùng kinh tế

khó khăn Tuy nhiên, Nhà nước không thể bao cấp về nguồn nước đến từng

mảnh ruộng mà chỉ cung cấp đến hệ thống kênh cấp 1- 2, còn lại được chuyển

giao cho các tổ chức khai thác, quản lý các công trình thuỷ lợi Sau đó, các tô

hợp tác dùng nước ở các địa phương, các đơn vị quản lý phải cùng bà con

nông dân đưa nước vào ruộng theo thoả thuận Các tổ chức này ở địa phương

cần tự chủ về tài chính, thoả thuận với người dân mức thu hoặc do chính

người dân quản lý dé đáp ứng cho công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đã được chuyên giao, phân cấp Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí duy

tu, bảo dưỡng đối với các công trình do tổ hợp tác quản lý Hộ dùng nước

vượt hạn điền, các đơn vị đùng nước cho công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ vẫn phải trả thuỷ lợi phí theo quy định

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT 2007, nước ta hiện có 75

Trang 19

trục lớn, 5.000 cống tưới tiêu, 23.000km bờ bao (ước trị giá 120.000 tý đồng), đảm bảo nước tưới cho trên 6,85 triệu ha lúa, cung cấp nước ngọt để ngăn

mặn cho 0,87 triệu ha, sản xuất 5 tỷ m3 /năm dành cho nước sinh hoạt và sản

xuất công nghiệp, cấp nước cho l triệu ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày Tuy nhiên, việc thu thủy lợi phí hiện chỉ đáp ứng trên 50% nhu cầu tu sửa cho hệ thống, vì vậy ngành thuỷ lợi phải dành số tiền đó vào việc quản lý, chỉ lương, tiền điện, nếu khi hệ thống kênh mương xuống cấp không thê phục vụ hết công suất thì đành bó tay, ước tính, miễn, giảm thuỷ lợi phí cho nông dân thì ngân sách Nhà nước hàng năm phải chỉ tối thiêu 1.500 tỷ đồng

Theo Ơng Đồn Thế Lợi ở (Cục Thuỷ lợi) thì đưa ra 4 phương án,

trong đó có 3 phương án do Cục Thủy lợi đề xuất, một của Viện Khoa hoc

Thủy lợi Trong số này, phương án 1 cũng gần giống với quan điểm trên, tức

là miễn toàn bộ thủy lợi phí cho các vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn Các vùng khác áp dụng mức thu thấp nhất hoặc giảm 30% theo mức thu thấp nhất quy định tại NÐ 143

Phương án 2 nghiêng về việc phân cấp, chuyên giao hợp lý các công trình thủy lợi cho các tổ chức hợp tác sử dụng nước quản lý Các tô chức này

sẽ tự chủ về tài chính, tự thỏa thuận với dân về mức thu, các DN hiện nay sẽ không thực hiện việc thu thuỷ lợi phí nữa

Riêng phương án 3 thì cho rằng nên giữ nguyên mức thu như hiện nay Cuối cùng, phương án 4 là đây mạnh phân cấp, quản lý các hệ thống

thủy lợi lớn, liên tỉnh hiện do Bộ NN-PTNT quản lý Các công trình nhỏ nên giao cho các tố chức, hợp tác dùng nước và UBND tỉnh có quyền quy định mức phí, tùy theo điều kiện thực tế mỗi địa phương

Tại Vĩnh Phúc

Nhìn từ việc làm thí điểm của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, lợi ích của việc

Trang 20

nam 2003 — 2004; sé tiền bà con không phải nộp thủy lợi phí lên tới 12 tỷ đồng,

mà còn thực sự mang lại khí thé lao động mới trên các vùng quê, diện tích sản

xuất ngày càng được mở rộng Mặc dù việc miễn, giảm thủy lợi phí sẽ khiến các công ty quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi gặp khó khăn nhưng theo ông Nguyễn Đức Sinh -Trưởng phòng Thuỷ lợi (Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc) ” Việc

miễn, giảm Thủy lợi phí đã giúp 80% dân số sản xuất nông nghiệp được hưởng

lợi Bởi Thủy lợi phí hiện chiếm 1/5 giá trị của một sản phẩm nông nghiệp, đây

là con số rất có ý nghĩa đối với nông đân nghèo, góp phần giảm bớt áp lực”

Tại Hưng Vên

Bên cạnh đó ở Hưng Yên tỉnh quyết định giảm 50% thuỷ lợi phí từ vụ chiêm năm 2007 và miễn 100% cho vụ mùa và vụ đông năm 2007, là những tỉnh đi đầu cả nước về miễn giảm thuỷ lợi phí Nhưng phòng NN-PTNT huyện Văn Giang báo cáo là đến thời điểm này tỉnh mới chỉ trả được 50% tiền miễn vụ chiêm cho các HTX làm dịch vụ nước, còn vụ mùa và vụ đông chưa chi trả

xong, đây các HTX vào cảnh hoạt động khó khăn, ng nan chồng chất Trong khi đó nông dân thì gánh hậu quả là nước đến cũng bập bõm như nước trời

2.2.4 Ở nước ngoài

Nhìn chung ở những nước có nền kinh tế phát triển thì mức đầu tư cho thuỷ lợi rất cao, khoảng 10000USD/ha Do đó các công trình thuỷ lợi đầu mối không những chỉ là những công trình vững chắc về kỹ thuật mà còn là những công trình kỹ thuật có kiến trúc hiện đại Có hệ thống kênh mương được bê tơng hố nên làm việc rất ôn định và chống thấm tốt Có hệ thống thiết bị quản lý trang bị hiện đại, hệ thống đóng mở được cơ khí hoá và điều khiển từ xa Có công tác quản lý khai thác hệ thống đạt trình độ cao bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ Chức năng quy định rõ ràng đến từng nguời

Ở Thái Lan, chính phủ cho rằng muốn duy trì được tốc độ tăng trưởng

Trang 21

kinh tế Thái Lan thuỷ lợi đã làm tăng năng suất lao động nông nghiệp Nên

việc đầu tư cho công trình thuý lợi của Thái Lan chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng hoá lớn đó là vùng đồng bằng trung tâm Chính phủ đứng ra trực tiếp quy hoạch và đầu tư các công trình thuỷ lợi mà nông dân không phải đóng góp và trả bất kỳ một khoản chỉ phí nào cho việc tưới tiêu nước

Ở Trung Quốc, hệ thống quản lý thuỷ lợi được hình thành trên nguyên

tắc ai là người đầu tư xây dựng công trình thì người đó làm chủ quản lý công trình, thay đổi có tính chất quyết định nhất là việc chuyền đồi từ hình thức tổ chức quản lý từ đội thuý lợi mà các thành viên của nó chỉ gồm các thành viên

của uỷ ban làng xã thành các nhóm thuỷ nông làng xã bao gồm các thành viên là những người nông dân hoạt động tương đối độc lập với các uỷ ban xã

Ở Malayxia, để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển, Chính phủ đã đầu tư xây dựng toàn bộ các công tình thuý lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà nông dân không phải trả bất cứ một khoản thuý lợi phí nào

Trang 22

PHAN III

DAC DIEM DIA BAN VA PHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

.I.I.I Vị trí địa lý

Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một trong 3 vùng năng động của

Việt Nam hiện nay, gần Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đối, giao lưu hàng hố, cơng nghệ, lao động kỹ thuật

Tứ Kỳ nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng, có phía Bắc giáp thành phố Hải Dương; Phía Tây giáp huyện Gia Lộc; Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà; Phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang và phía Nam giáp Hải Phòng

Nam doc theo tỉnh lộ 391 (ước đây là 191), nối quốc lộ 5 và quốc lộ 10 đi Hải Phòng và Thái Bình, cách Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc, cách Hải Phòng 40 km về phía Nam và Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 14 km về phía Tây Bắc Lãnh thổ của huyện được bao bọc bởi sông Thái Bình, sông Luộc và hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải (gôm sông Tứ Kỳ và sông Câu

Xe) Những thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sông, tạo điều kiện cho

huyện giao lưu kinh tế - văn hố với bên ngồi

Huyện Tứ Kỳ gồm 1 thi tran va 26 x4, diện tích tự nhiên của huyện là 170 km”, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương Dân số của huyện năm 2008 là hơn 170 nghìn người, mật độ dân số là 1.000 người/km” và được phân bó tương đối đồng đều giữa các xã, thị trắn trong huyện

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai và thổ nhưỡng

Trang 23

xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi trũng, phía Tây Bắc địa hình khá bằng phẳng, phía Đông và Đông Nam chịu ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều sông

Thái Bình và sông Luộc, do đó một bộ phận diện tích vùng thấp, bị nhiễm mặn, chủ yếu thuộc các xã: An Thanh, Văn Tố và Tứ Xuyên Tuy vậy, so

với nhiều địa phương nằm trong vùng đất phù sa sông Thái Bình thì Tứ Kỳ vẫn là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng

Về thổ nhưỡng, đất đai của huyện được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng đưới hình thức pha trộn, đất đai Tứ Kỳ mang

day đủ các tính chất của đất phù sa cổ được bồi đắp lâu ngày, đất có mầu

xám, có cấu trúc hạt nhẹ, xen với đất thịt nhẹ, tầng canh tác từ 10-15 cm, thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau mầu thực phẩm khác

* Thời tiết - Khí hậu

Huyện Tứ Kỳ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa tương đối

rõ rệt, mùa nóng và mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa lạnh và khô kéo đài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ thấp nhất của huyện là từ 17,8- 18,4°C, cao nhất từ 27,4 - 29,7°C, nhiệt độ trung bình là 24.2°C Khí hậu và số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp thâm canh, năng suất cao

Trên địa bàn huyện có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn tương

đối thuận lợi, tạo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản

Hàng năm huyện có lượng mưa khá lớn, thay đối trong khoảng từ I- 496 mm Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất

cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc Các tháng 7,8,9 mưa nhiều, cường độ lớn

có thể gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đên sản xuât

Trang 24

* Thúy văn

Trên địa phận huyện Tứ Kỳ có 2 con sông lớn là sông Thái Bình, đoạn qua Tứ Kỳ có chiều đài là 28,5 km, sông Luộc đoạn qua Tứ Kỳ có chiều đài là 20 km Nước thuý triều theo cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình ảnh hướng trực tiếp đến hệ thống thuỷ văn cũng như môi trường thiên nhiên của huyện

Bên cạnh sông lớn, huyện còn có trên 57,5 km sông Bắc Hưng Hải, đây

lại là điểm cuối của hệ thống sông Bắc Hưng Hải, nên toàn bộ nước dồn về

Tứ Kỳ để đồ ra sông Thái Bình (ga cống Cầu Xe) và ra sông Luộc (gua cống An Thổ) Do hầu hết hệ thống bơm tiêu úng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đồ nước ra sông Bắc Hưng Hải, nên vào mùa mưa nhiều gặp lúc thuỷ triều cao, hệ thống bờ kênh Bắc Hưng Hải ở Tứ Kỳ chịu áp lực lớn như sông Thái Bình và sông Luộc Đặc biệt vào mùa hạ nước thượng nguồn đồ về kết hợp với triều cường Với đặc điểm thuỷ văn như vậy, nên nhiệm vụ chống lụt luôn được đặt ra với chính quyền và nhân dân trong huyện

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội * Tình hình đất đai:

Đất đai của huyện Tứ Kỳ thuộc nhóm đất thịt nhẹ là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng

Huyện Tứ Kỳ có diện tích đất tự nhiên là 17.066,67 ha, với 1.1490,03 ha đất nông nghiệp Diện tích đất cây hàng năm, trong năm 2006 1a 8.862,21 ha, đến năm 2008 giảm xuống còn 8.683,25 ha

Trong khi đất nông nghiệp ngày càng giảm đi thì đất phi nông nghiệp (chủ yếu là đất thổ cư và đất chuyên dùng) đang tăng dần, cụ thé: năm 2006, diện tích đất phi nông nghiệp là 5.478,74 ha, chiếm 31,2% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2008 tăng lên 5.537,54 ha, chiếm 32,45% tổng diện tích đất tự nhiên Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì diện tích đất chuyên

Trang 25

lên 2.627,91 ha; đất thổ cư cũng vậy, trong năm 2006 có 1.414,77 ha, đến nam 2008 tăng lên 1.425,2 ha

Hiện nay, huyện Từ Kỳ vẫn còn một phần diện tích đất chưa sử dụng, nhưng chiếm tỷ lệ không lớn khoảng 0,24% tổng diện tích đất tự nhiên tuy nhiên, việc khai hoang, cải tạo diện tích đất này sử dụng cho sản xuất nông

nghiệp hay sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp diễn ra chậm Cụ thể, năm

2006, diện tích đất chưa sử dụng của huyện là 45,48 ha, đến năm 2008 giảm

xuống còn 40,43 ha

Năm 2008, bình quân đất nông nghiệp/khẩu là 680,02 m”; bình quân đất nông nghiệp/hộ là 2.714,12 m”

Trang 27

* Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của huyện Tứ Kỳ được thể hiện qua Bảng

3.2 Trong năm 2008, dân số của huyện là 169.892 người, trong đó nữ chiếm 51% và nam giới chiếm 49% Hiện nay, tỉ lệ dân số thành thị của huyện là rất nhỏ chỉ chiếm 3,79% tổng dân số của huyện, tương đương với 6.438 người Như vậy, nếu phân theo thành thị và nông thôn thì tỷ lệ dân số ở nông thôn chiếm đa số, còn dân số thành thị chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do huyện chỉ có một

thi tran có quy mô không lớn

Trong cơ cấu lao động của huyện thì lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu vẫn là ngành nông nghiệp (bao gồm cả thủy sản), các ngành khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ Năm 2006, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 79,72 % tông số lao động, đến năm 2008 giảm xuống còn 72,68 % Điều này cho thấy cơ cấu lao động của huyện cũng đang đần dần chuyện dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng;

thương mại, dịch vụ, tuy nhiên số lượng này vẫn còn rất nhỏ

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, năm 2008, toàn huyện có 91.789

lao động, trong đó lao động nông nghiệp, chiếm 72,68%; lao động trong ngành thương mai, địch vụ chiếm 13,76% và lao động ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 13,56% Số lao động trong ngành thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng

dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 31,91%/năm Lao động

nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, tốc độ giảm bình quân 3 năm là 4,95%/năm Như vây, cơ cấu lao động của huyện cơ bản chuyên dịch phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay Xu hướng của việc chuyền dịch lao động trong những năm tới là: lao động nông nghiệp ngày một

giảm đi và chuyển sang các ngành nghề khác như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ Vì vậy, huyện cần có biện pháp sử dụng

hợp lý các nguồn lực nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Trang 29

3.1.2.2 Cơ sở hạ tâng và điễu kiện kinh tế, xã hội của huyện * Hệ thống giao thông, thủy lợi

Giao thông

Do đặc thù về vị trí địa lý, hệ thống giao thông của huyện Tứ Kỳ tương đối phong phú bao gồm: Giao thông đường bộ và giao thông đường thủy Tuy

vậy, giao thông đường bộ vẫn là mạng giao thông chủ yếu của huyện

Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ năm 2008 là 1.040,8 km, trong do

tỉnh lộ 42 km gồm: đường 391 (26 km), đường 17A (5 km), 17D (11 km);

đường do huyện quản lý là 32,6 km, đường liên xã, liên thôn, liên xóm là 966,2 km (trong đó, đường có kết cấu vật liệu cứng là 516 km, còn lại là đường đất và đường ra đồng) 100% xã, thị trắn có đường ô tô về đến trung

tâm, trong đó đường nhựa có 20/27 xã, thị trấn

Đường sông: Mạng lưới đường sông của huyện Tứ Kỳ có tổng chiều đài là 106 km, gồm 48,5 km đường thuộc sông Luộc, sông Thái Bình và 57,5

km thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải Đây là mạng lưới giao thông không kém phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Dọc theo hệ thống sông có 02 Âu thuyền (2w Cau xe va Au An thd), 15 bến đò, 01 cầu phao và khoảng 20 bến xếp đỡ hàng hóa phục vụ nhu cầu của địa phương Tuy nhiên do ảnh hưởng của bãi bồi, độ sâu cũng như chiều rộng lòng sông và các âu thuyền, cống , đã làm cản trở tàu thuyền lớn qua lại Thực tế trong những năm qua, việc khai thác giao thông đường thủy để phát triển kinh tế vẫn chưa được quan tâm đầu tư và khai thác

Thủy lợi

Là một huyện thuần nông, nằm ở hạ lưu hệ thống kênh Bắc Hưng Hải có

cột nước thấp, xung quanh đều có sông bao bọc lại vừa bị ảnh hưởng của thủy

triều và ảnh hưởng hệ thống kênh Bắc Hưng Hải, nên khâu thủy lợi luôn được huyện rất quan tâm đầu tư, coi đó là khâu mấu chốt trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, mạng lưới kênh mương tưới tiêu được phát triển rất

Trang 30

mạnh Đến năm 2008, toàn huyện có 96 trạm bơm với tổng công suất 386.000 m”⁄h và 290 km kênh mương tưới và 250 km kênh tiêu, trong đó có 101 km được kiên có hóa, chiếm 22,22% Và đặc biệt là bắt đầu từ năm 2008 nông dân đã được miễn tiền thuỷ lợi phí Kết quả việc miễn thuỷ lợi phí và việc kiên cố hóa kênh mương trong những năm vừa qua đã góp phần giúp ngành nông nghiệp

thâm canh tăng vụ, thau rửa phèn tăng độ phì của đất, thu hẹp hạn hán, mở rộng diện tích trồng mầu lên 30-35% tổng diện tích đất canh tác, đưa hệ số sử dụng đất từ 2,2 lần năm 2002 lên 2,38 lần năm 2008 (Phòng thống kê huyện) Tuy nhiên, đo nông dân được miễn không phải đóng tiền thuỷ lợi phí nữa nên hệ thống thủy lợi của huyện cũng như trách nhiệm và sự quản lý của các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông vẫn còn nhiều bắt cập đó là: tỷ lệ chủ động tưới tiêu còn thấp, chủ động tưới khoảng 5.125 ha (57) diện tích đất canh tác và chủ động tiêu 3.000 ha (34%) dién tích đất canh tác, tỷ lệ kiên có hóa kênh mương thấp (22,22%), chủ yếu vẫn là kênh đất được xây dựng lâu năm, mặc đù được tu bổ nhưng vẫn liên tục xuống cấp gây khó khăn cho việc điều tiết nước phục vụ sản xuất Do kênh dẫn nước là kênh đất mà hiện nay được miễn thuỷ lợi phí, nước được bơm theo lịch nên nước bị thất thoát rất nhiều Mùa hạn hán thì bơm lâu nước mới tới được chân ruộng và không được lưu giữ lại lâu do bị ngắm

xuống đất nhiều, Mùa mưa thì thoát nước chậm dẫn tới úng lụt trong thời gian

dài Hiện nay, huyện đang thực hiện dự án xây dựng trạm bơm tiêu Bình Hàn

với công suất thiết kế 7 máy 8.000 m”⁄h, dự kiến sẽ hoàn thành vào trong năm 2009, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần cải thiện đáng kẻ hệ thống thủy lợi của huyện

* Hệ thống điện nước:

Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đều sử dụng mạng lưới

điện lưới quốc gia Toàn huyện có 451 km đường dây điện (rong đó, đường

Trang 31

Nhìn chung, huyện Tứ Kỳ đầu tư cho công tác xây đựng hệ thống lưới điện khá tốt, đáp ứng sự gia tăng phụ tải và bảo đảm an toàn cung cấp điện

cho địa phương, với 100% xã, thị trấn có điện và 100% số hộ dân trong huyện được dùng điện Tuy nhiên, hệ thống lưới điện 0.4 KV phát triển không có quy hoạch, mang tính chắp vá, không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng

thời do xây dựng đã lâu và ít được tu sửa lên hệ thống lưới điện trung áp, đặc biệt là lưới điện 10 KV đang trong tình trạng xuống cấp, thiết bị trạm và đường dây lạc hậu gây ton thất điện năng lớn và không đảm bảo độ tin cậy

cấp điện cho các hộ phụ tai, đễ gây sự có trong vận hành và thiếu an toàn Vì

vậy, hệ thống lưới điện của huyện cần được cải tạo, nâng cấp dé đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Hệ thống cấp nước trong những năm qua tiếp tục được đầu tư xây dựng

đề phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân, hiện nay, toàn huyện có 7/27 xã,

thị trấn có trạm cấp nước sạch và trên 70% số hộ trong toàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh

* Hệ thống thông tin liên lạc: Toàn huyện có 27 đài phát thanh ở 27 xã, thị trấn, số giờ phát thanh 60 phút/ngày đảm bảo chuyển tải thông tin đến toàn thể nhân dân Mạng viễn thông nông thôn những năm gần đây đã có

những bước phát triển mạnh mẽ Đến nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có Bưu điện văn hóa xã phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin của

nhân dân, hệ thống công trình viễn thông liên tục được đầu tư sửa chữa nâng cấp, đưa tỷ lệ số máy điện thoại/100 dân tăng từ 0,63 máy/100 dân năm 2000 lên 6,9 máy/100 đân năm 2007; tổng số xã, thị trấn trong huyện có điểm truy

cập Internet công cộng từ 0/27 xã, thị trấn năm 2000 lên 20/27 xã, thị trấn năm 2007, đạt 74,1% Đây là điều kiện hết sức cần thiết để khai thác các nguồn thông tin phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện

* Hệ thống Y tế: Toàn huyện có 27 trạm Y tế ở 27 xã, thị trấn, 01 bệnh

Trang 32

nhân dân trong những năm vừa qua, ngành Y tế đã có nhiều có gắng đề phục

vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt nhất Năm

2007, tỷ lệ nhân viên y tế/1 vạn dân là 15 người, trong đó số y bác sỹ/1 vạn dân là 6,§ người

* Về giáo dục: Đến năm 2008, toàn huyện có 89 trường học (có 20

trường đạt chuẩn quốc gia), trong đó có 29 trường mầm non, với 223 phòng học, 276 giáo viên và 5.405 học sinh; 29 trường tiểu học với 448 phòng học, 561 giáo viên và 11.503 học sinh; 27 trường trung học cơ sở, với 215 phòng học, 614 giáo viên và 10.662 học sinh; 4 trường phô thông trung học, với 86

phòng học, 196 giáo viên và 5.908 học sinh Trong những năm qua, các trường học luôn được cải tạo tu sửa, nâng cấp và xây mới để tạo điều kiện học

tập tốt nhất cho học sinh Toàn huyện được công nhận phô cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và

phô thông trung học hàng năm luôn ở mức cao trên 99% Tỷ lệ học sinh phố thông trung học đỗ vào các trường Đại học, cao đăng và trung học chuyên nghiệp luôn ở mức cao và nằm trong tốp những huyện dẫn đầu tỉnh

Nhìn chung, chất lượng giáo dục của huyện luôn được giữ vững và phát triển, số giáo viên đạy giỏi và học sinh giỏi của các trường đều tăng lên so với những năm trước Hội đồng giáo dục, Hội phụ huynh học sinh đều có nhiều đổi

mới trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, UBND huyện luôn quan tâm đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng đề đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới 3.1.3 Cơ cấu kinh tế chung của huyện Tứ Kỳ

Trang 33

với mặt bằng chung cả nước Cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng chuyển dịch tương đối rõ và cơ bản đúng hướng Trong ngành nông nghiệp mặc dù tốc độ phát triển và giá trị sản xuất hàng năm vẫn tăng song tỷ trọng trong cơ cấu chung giảm dần qua các năm Ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,05%

năm 2006 lên 26,98% năm 2008; Ngành thương mại và dịch vụ tăng từ 28,99% năm 2008 lên 29,94% năm 2008 Sự chuyền dịch này đã tạo ra một cơ cấu mới cho nền kinh tế, đây là sự chuyền dịch tích cực, nhằm khai thác tốt các lợi thé, góp phần đảm bảo sự phát triển ôn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đây mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2006-2008

Trang 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Địa điểm nghiên cứu: Gồm 2 xã là Minh Đức và Tân Kỳ, do đặc điểm tự nhiên và thổ nhưỡng của huyện ở các khu vực là khác nhau nên có những

vùng có thê vừa trồng lúa vừa xen trồng mầu, và nơi khác chuyên trồng mầu

hoặc chuyên trồng lúa Đối với 2 xã được chọn làm địa điểm nghiên cứu là các xã điễn hình, đại diện cho những xã có đặc điểm về tự nhiên và thổ

nhưỡng thích hợp cho chuyên trồng lúa và chuyên trồng mầu Lúa và các loại

rau mau là những loại cây trồng có nhu cầu về nước là khác nhau nên sẽ phản ánh được tình hình chung của toàn huyện về việc thực thi chính sách miễn

thuỷ lợi phí cho nông nghiệp của nhà nước

Tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ, mỗi xã 30 hộ, phỏng vắn trực tiếp

các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông, các cán bộ thuý nông các cấp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Tỉ 1ỞđD SỐ liêu thứ cáp

Là các số liệu được công bồ trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:

o_ Các tài liệu về hệ thống công trình thủy lợi, cách thu thúy lợi phí của nhà nước, cách sử dụng nước trong hộ nông dân từ sách báo, luận văn, luận án, đề tài liên quan

o_ Các văn bản pháp luật của nhà Nước, các quyết định của UBND

Tỉnh, các nghị định, thông tư của Chính phủ, giáo trình chính sách nông nghiệp, dự án phát triển nông thôn, các website của Tổng cụ thống kê, các đơn vị cung cấp dịch vụ thủy nông các cấp có liên quan

o Bao cao tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ năm 2008 o Các báo cáo về tình hình thu và chỉ thủy lợi phí tại các xí nghiệp

Trang 36

khai thác công trình thủy lợi, HTX, tình hình nợ đọng thủy lợi phí của các hộ

qua 3 năm 2006-2008

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân, sử dụng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, các hộ, các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông,cán bộ thủy nông các cấp

Bước 1: Chọn mẫu điều tra lần 1

Được sự giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, các UBND xã và sự liên hệ trực tiếp với các trưởng thôn, chúng tôi lựa chọn 10 hộ điều tra phỏng vấn thử(lầnI) Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện, tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay tại địa bàn Các hình thức cung cấp dịch

vụ thủy lợi tại các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy nông, các HTX Xem xét

thực trạng của hệ thống công trình thủy lợi, quá trình tưới và tiêu úng trên địa bàn Điều tra lan 1 còn đánh giá mức độ tin cậy trong việc cung cấp số liệu và

là cơ sở để chọn mẫu điều tra 2

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra (xem phụ lục)

Nội dung phiếu điều tra gồm:

Những thông tin chung về chủ hộ: họ tên, địa chỉ, giới tính, tuổi, số

nhân khâu và lao động, tổng diện tích canh tác có tưới và tiêu nước,tình hình

kinh tế hộ, điều kiện sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, máy móc, vốn, .); tình hình sản xuất lúa, rau màu (cơ cấu giống gieo trồng, năng suất, sản lượng, ); tình hình đầu tư, chỉ phí (giống, phân bón, thuốc BVTV, .), Đồng thời xây dựng một số câu hỏi định tính nhằm gợi ý cho các hộ nông dân đánh giá, đưa ra những ý kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến đề tài như: mong muốn, nhu cầu nguyện vọng của họ .ai là người trực tiếp đưa ra quyết định trong sản xuất? Trước và sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí, ý kiến của hộ về vấn đề này như thế nào? Trên cơ sở đó có những căn cứ để đưa ra những định hướng và giải pháp sát thực cho việc nâng cao hiệu quả và thể hiện được

Trang 37

Những thông tin liên quan đến tổng thu - tổng chỉ tiền mặt có gắn với từng vụ được phát sinh: Chi trong lúa, rau màu và nuôi trồng thủy san, thu từ trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, chỉ cho thủy lợi phí là bao nhiêu?

Don vi nao chịu trách nhiệm và trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ thủy

nông cho nông dân sản xuất Những thông tin liên quan tới doanh thu va chi

phí cho thủy lợi, tình hình nợ đọng thủy lợi phí của các hộ nông dân

Những vấn đề phát sinh sau khi tiền thủy lợi phí được miễn cho nông

dân, thái độ và trách nhiệm của các đối tượng hưởng lợi từ chính sách? Bước 3: Tiến hành điều tra

Quá trình tiếp cận các hộ nông dân cũng như cán bộ có thâm quyền, cần phải có kỹ năng hỏi, kỹ năng quan sát và phán đốn, tư duy lơgic để gợi mở những ý kiến và thái độ từ nhiều khía cạnh của vấn đề Họ phản ứng ra sao?

Bên cạnh những tác động tích cực đó còn những bắt cập và hạn chế gì từ chính sách và từ phía những đối tượng được hưởng lợi?

Bước 4: Hoàn thiện và xây dựng phiếu điều tra (lần 2)

Phiếu này tập trung vào nghiên cứu tình hình thực thi chính sách tại địa bàn như thế nào? Sau khi được miễn thủy lợi phí nông dân có được cung cấp nước tưới đủ và kịp thời không? So với trước khi miễn có hơn không, tưới và tiêu nước có đủ và kịp thời? Giữa hộ đầu nguồn và cuối nguồn thì mức độ hưởng lợi là khác nhau liệu như thế đã công bằng chưa? Thái độ phục vụ của cán bộ cung ứng dịch vụ thủy nông thay đôi như thế nào?

Các HTX và các đơn vị cung ứng dịch vụ thủy nông cung cấp nước tưới và tiêu theo hình thức nào Thu thủy lợi phí theo quyết định và cơ sở nào? Sau khi miễn thủy lợi phí HTX và các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi có

sự thay đổi như nào về cơ cấu tổ chức, sắp xếp công việc cho nhân công

Có một vài ý kiến cho rằng chỉ nên giảm thủy lợi phí không nên miễn cho tất cả các đối tượng Vậy quan điểm của những người lãnh đạo về vấn đề này như thế nào?

Trang 38

Bước 5: Lựa chọn mẫu điều tra (lần 2)

Trên cơ sở thực tế đã điều tra lần 1, tôi tiến hành như sau;

Chọn ra 2 xã trong đó 1 xã chuyên trồng rau màu còn xã kia trồng 2 vụ lúa một vụ màu Nguyên nhân là do mỗi loại cây trồng khác nhau và trồng ở

mùa vụ khác nhau thì mức độ sử dụng nước của chúng là khác nhau Rau màu

là loại cây ngắn ngày và cần khá nhiều nước Lúa cạn cần ít nước hơn rau màu nên mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau

Bước 6: Xử lý và phân tích số liệu

Trên cơ sở thu thập số liệu qua điều tra, tôi tiến hành phân tổ nhóm hộ,

hộ đầu nguồn, hộ cuối nguồn và giữa nguồn nước Phân tích số liệu nhằm phản ánh tình hình sử dụng nước của từng nhóm hộ Và thông qua đó biết

được thực trạng cơ sở hạ tầng của hệ thống công trình thủy lợi Từ đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu tình hình thực thi chính sách tại địa phương, đề xuất một số giải pháp dé hoàn thiện chính sách hơn nữa

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Trang 40

Phương pháp phân tích so sánh là phương pháp sử dụng nhiều trong

nghiên cứu kinh tế, số liệu thu thập được dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự

biến động của hiện tượng trước và sau khi có chính sách So sánh những

thuận lợi và khó khăn đối với nông hộ và vác đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ nông, so sánh các hộ đầu nguồn và cuối nguồn nước So sánh giá thành của

các nơng sản hàng hố trước và sau khi có chính sách miễn thuỷ lợi phí

Chỉ ra mức độ nguyên nhân biến động của hiện tượng điều tra qua các

nam, qua tirn g mua vu Đánh giá tình hình thực thi chính sách trên địa bàn, so sánh với các quy định của nhà nước đã ban hành và so sánh với các địa

phương khác trong cả nước cùng thực hiện chính sách này Từ đó xác định

mức độ ảnh hưởng của chính sách tới các đối tượng hưởng lợi

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô ta thông qua số liệu thu thập được Phương pháp này được sử dụng đề phân

tích tình hình thực thi chính sách miễn thuỷ lợi phí, những thuận lợi và khó

khăn trong quá trình thực hiện ảnh hưởng của chính sách đến chỉ phí sản xuất

của các hộ

3.2.4 Phương pháp đánh giá so sánh trước sau

Để thấy được tác động của chính sách đến phát triển nông thôn là

phương pháp quan trọng đề so sánh tình hình phát triển kinh tế xã hội và môi trường ở vùng trước và sau khi có chính sách Phương pháp này đòi hỏi phải tính toán các chỉ tiêu trước và sau khi có chính sách kết quả so sánh sẽ cho

chúng ta thấy được sự tăng lên hay giảm đi hay nói cách khác chính là tác

động của chính sách miễn thuỷ lợi phí đến phát triển sản xuất nông nghiệp

3.2.5 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Ngày đăng: 06/08/2014, 19:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w