1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bệnh lùn sọc đen trên cây lúa pot

4 506 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 184,3 KB

Nội dung

Bệnh lùn sọc đen trên cây lúa Hàng chục nghìn héc-ta lúa chiêm xuân tại nhiều tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ đang mơn mởn xanh tươi bỗng chốc xoăn đầu lá, thấp lùn, gân lá “sưng tấy” lên, rồi teo tóp biến dạng Nông dân ngơ ngác hỏi nhau: Không hiểu đó là bệnh gì? [http://agriviet.com] Thực ra, đó là loại dịch hại trên lúa do vi-rút có tên là “lùn sọc đen” tấn công! Điều đáng nói loại dịch hại này chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Chúng tôi đã về hai tỉnh thuần nông Thái Bình và Hải Dương để tìm hiểu thêm thực trạng này Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay chưa có loại thuốc đặc hiệu để trị vi-rút gây bệnh lùn sọc đen trên cây lúa… “Lời ngỏ” của một doanh nghiệp Chúng tôi đã vô tình gặp một doanh nhân đang “3 cùng” với nông dân để trị bệnh cứu lúa. Đó là kỹ sư Nghiêm Mẫn, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư phát triển Thiên Đức. Trong lúc các cơ quan chức năng còn đang loay hoay tìm thuốc, cách thức tiêu diệt rầy và vi-rút lùn sọc đen, thì vị giám đốc cựu chiến binh này khẳng định: Sẽ có cách phòng trừ hiệu quả loài “sát thủ” nguy hiểm này qua sử dụng nhóm chế phẩm sinh học EXIN 4.5 HP. Điều oái oăm là, có lẽ loại vi-rút gây bệnh lùn sọc đen trên lúa còn quá mới tại Việt Nam và loại thuốc này chưa tìm “đúng lối đi” nên không được Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn nào hướng dẫn để nông dân… tin dùng! Như để chứng minh tính hiệu quả của thuốc, vị doanh nhân này quyết định cấp thuốc miễn phí cho nhiều nông dân (của gần 20 xã thuộc 8 tỉnh, trong đó có Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An…) để thực nghiệm mô hình trên đồng ruộng với tổng diện tích là 30ha. Ông Nghiêm Mẫn khẳng khái: Nếu khi sử dụng, lúa vẫn bị bệnh và không cho thu hoạch, doanh nghiệp sẽ đền bù toàn bộ thiệt hại. Thậm chí, ông sẵn sàng ứng trước tiền đền bù rủi ro cho nông dân! Ông Nghiêm Mẫn với các nông dân xã An Bồi, huyện Kiến Xương (Thái Bình) Điều bất ngờ là tất cả các xã mà chúng tôi đến như Tây Giang, Tây An (huyện Tiền Hải), An Bồi, Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương (Thái Bình), Tân Phong, huyện Ninh Giang (Hải Dương), cán bộ địa phương và nông dân đều khẳng định: Sau khi sử dụng thuốc, lúa đã hết rầy, phát triển bình thường, thậm chí tốt hơn các hộ không bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, trên chính thửa ruộng từng quắt queo vì bị bệnh ở xã Tây Giang, nơi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trực tiếp đến kiểm tra giữa tháng 3 vừa qua, nay lúa đã mơn mởn đẻ nhánh, tươi xanh. Ông Phạm Văn Thành, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ xã Tây Giang nói với tôi: “Để đánh giá đúng hiệu quả, chúng tôi đã giao cho một đồng chí bí thư chi bộ trực tiếp phun thuốc trên ruộng nhà mình, vì ruộng đó bị nhiễm rầy với mật độ khoảng 600 đến 700 con/m2. Thật kỳ diệu, chỉ sau đúng 2 ngày thì cơ bản sạch rầy, nay ruộng lúa tốt như chưa từng bị bệnh”. Ông Nghiêm Mẫn tiết lộ, nhóm chế phẩm EXIN 4.5 HP là loại thuốc trừ dịch bệnh không gây hại cho con người (sử dụng công nghệ sinh học), chi phí thấp hơn so với sử dụng các loại thuốc thông dụng. Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do kỹ sư Hứa Quyết Chiến (công tác tại Viện Sinh học nhiệt đới, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm chủ nhiệm đề tài. Không thể để kết quả một đề tài khoa học “ngủ yên”, kỹ sư Hứa Quyết Chiến đã phối hợp với doanh nhân Nghiêm Mẫn đưa sản phẩm đến với nông dân Và kết quả đã được trả lời trên đồng ruộng. Trong một bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mới đây, ông Nghiêm Mẫn chỉ có một mong muốn vị Bộ trưởng nên quay lại thăm thửa ruộng nhiễm bệnh mà ông từng đến ở xã Tây Giang, huyện Tiền Hải để “chứng kiến và nghe những người nông dân, những cán bộ nông nghiệp phản ánh về hiệu lực của nhóm chế phẩm EXIN 4.5 HP trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh sọc đen và loại trừ rầy trên lúa”. Theo chúng tôi, trong lúc “cứu lúa như cứu hỏa”, lại chưa có loại thuốc đặc trị bệnh lùn sọc đen do vi-rút, các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xác minh, thẩm định hiệu quả thực chất của loại thuốc này. Hơn lúc nào hết, hãy tìm mọi biện pháp để cứu lúa. Đó là mệnh lệnh từ ruộng đồng. . ngăn chặn sự phát triển của bệnh sọc đen và loại trừ rầy trên lúa . Theo chúng tôi, trong lúc “cứu lúa như cứu hỏa”, lại chưa có loại thuốc đặc trị bệnh lùn sọc đen do vi-rút, các cơ quan chức. hiệu để trị vi-rút gây bệnh lùn sọc đen trên cây lúa “Lời ngỏ” của một doanh nghiệp Chúng tôi đã vô tình gặp một doanh nhân đang “3 cùng” với nông dân để trị bệnh cứu lúa. Đó là kỹ sư Nghiêm. Bệnh lùn sọc đen trên cây lúa Hàng chục nghìn héc-ta lúa chiêm xuân tại nhiều tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ đang mơn mởn xanh tươi bỗng chốc xoăn đầu lá, thấp lùn, gân lá “sưng

Ngày đăng: 06/08/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w