Giáo trình CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ - Chương 3 potx

17 384 0
Giáo trình CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ - Chương 3 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 71 3.4 TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG CỔNG TIẾP GIÁP – JFET. Transistor hiệu ứng trường cổng tiếp giáp, gọi tắt là JFET [Junction Field-Effect Transistor] là một kiểu khác của transistor hiệu ứng trường có thể được tạo thành mà không cần phải có lớp ô xít cách ly với cực cổng bằng cách sử dụng các tiếp giáp pn. Phần sau của tên gọi cũng như đối với MOSFET cho biết nguyên tắc làm việc của dụng cụ là được điều khiển bằng điện trường. Ph ần trước của tên gọi chỉ cực cổng của dụng cụ sẽ được tạo thành bởi tiếp giáp pn với đế. Do vậy, JFET cũng còn được gọi là JUGFET. CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 72 Cấu tạo cắt ngang và ký hiệu mạch của JFET kênh n được cho ở hình 3.19, bao gồm một kênh hẹp bằng vật liệu bán dẫn n, (có nồng độ pha tạp thấp hơn vùng cổng) mà hai đầu được nối với hai điện cực bằng kim loại gọi là cực nguồn (S) và máng (D) như ở MOSFET. Trong phạm vi vùng kênh dẫn là hai vùng vật liệu bán dẫn p sẽ tạo thành cực cổng (G) của JFET. Không giống như MOSFET, ở đây không có sự cách ly để tách rời vùng cổng với kênh dẫn, mà thay vào đó là cổng được kết nối điện với kênh dẫn thông qua hai tiếp giáp pn. Ở JFET kênh n, dòng điện chảy vào kênh dẫn tại cực máng và ra tại cực nguồn. Điện trở vùng kênh dẫn sẽ được điều khiển bằng sự thay đổi độ rộng vật lý c ủa kênh thông qua sự điều biến của vùng nghèo bao quanh các tiếp giáp pn giữa cổng và kênh dẫn. Ở vùng tuyến tính, JFET có thể xem đơn giản như một điện trở được điều khiển bằng điện áp mà điện trở kênh dẫn của nó được xác định bởi: W L t ρ R CH = (3.37) Trong đó: ρ - là điện trở suất của vùng kênh; L - là độ dài kênh; W - là độ rộng của kênh dẫn giữa các vùng nghèo của tiếp giáp pn; t - là độ dày của kênh dẫn. Khi có điện áp đặt vào giữa máng và nguồn, thì điện trở kênh dẫn sẽ xác định dòng điện thông qua định luật Ohm. Khi không có điện áp phân cực đặt vào (như ở hình 3.19), thì sẽ có một vùng kênh dẫn điện tr ở tồn tại kết nối vùng máng và nguồn. Việc áp dụng một điện áp phân cực ngược lên các tiếp giáp cổng-kênh sẽ làm cho vùng nghèo được mở rộng hơn, tức là làm giảm độ rộng hiệu dụng của kênh dẫn và dòng qua kênh dẫn sẽ giảm xuống. Vì vậy, JFET thuộc về các dụng cụ kiểu nghèo, có nghĩa là cần phải có điện áp đặt vào cổng để chuyển JFET về ng ưng dẫn. a) JFET khi chỉ có điện áp phân cực cổng. Hình 3.20a, mô tả trạng thái của JFET với điện áp bằng 0V trên cực máng và nguồn v GS = 0V. Lúc này độ rộng của kênh là W. Trong suốt chế độ làm việc thông thường, một điện áp phân cực ngược cần phải được duy trì qua các tiếp giáp pn để đảm bảo sự cách ly giữa cổng và kênh. Yêu cầu để có phân cực ngược sẽ CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 73 là: v GS ≤ 0V. Hình 3.20b, là trạng thái của JFET khi v GS đã được giảm xuống đến một giá trị âm, làm cho độ rộng vùng nghèo tăng lên, tức là làm tăng điện trở của vùng kênh dẫn. Độ rộng của kênh dẫn bây giờ đã giảm xuống, với W ’ < W. Do tiếp giáp cổng-kênh được phân cực ngược, dòng cổng sẽ bằng dòng bão hòa ngược của tiếp giáp pn, thường là một giá trị rất nhỏ nên ở đây ta có thể xem i G ≈ 0. Đối với các giá trị của v GS âm hơn, thì độ rộng kênh dẫn sẽ tiếp tục giảm xuống, làm cho điện trở của vùng kênh tiếp tục tăng lên. Cuối cùng, sẽ đạt đến trạng thái của JFET như ở hình 3.20c, tức là điện áp cổng-kênh đạt đến giá trị điện áp thắt [pinch-off voltage] v GS = V P . Điện áp thắt V P là giá trị (âm) của điện áp cổng-nguồn tương ứng tại thời điểm vùng kênh dẫn biến mất hoàn toàn. Kênh dẫn sẽ trở nên thắt lại khi hai vùng nghèo của hai tiếp giáp pn kết hợp với nhau tại trung tâm của kênh dẫn. Lúc này, điện trở của vùng kênh sẽ trở nên vô cùng lớn. Nếu tăng v GS âm hơn nữa, về thực chất không ảnh hưởng đến bản chất bên trong của JFET ở hình 3.20c, nhưng v GS phải không được vượt quá điện áp đánh thủng Ζener của tiếp giáp cổng-kênh. b) Trạng thái kênh dẫn của JFET khi có điện áp cung cấp ở cực máng-nguồn. Khi tăng giá trị của điện áp máng-nguồn và cố định giá trị của v GS , ta thấy rằng: đối với một giá trị nhỏ của điện áp máng-nguồn, như cho ở hình 3.21a, thì sẽ có một kênh điện trở kết nối giữa máng và nguồn, JFET làm việc ở vùng tuyến tính và dòng máng sẽ phụ thuộc vào điện áp máng-nguồn v DS . Với giả thiết i G ≈ 0, dòng vào tại cực máng và ra ở cực nguồn như ở MOSFET. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng điện áp phân cực ngược qua các tiếp giáp cổng-kênh tại đầu kênh dẫn phía cực máng sẽ lớn hơn so với điện áp đầu kênh dẫn phía cực nguồn, và như vậy vùng nghèo sẽ rộng hơn tại đầu kênh dẫn phía cực máng của JFET so với đầu kênh dẫn phía cực nguồn. Đối với các giá trị của v DS lớn hơn, thì vùng nghèo tại phía cực máng sẽ trở nên rộng hơn và tiếp tục mở rộng cho đến khi kênh dẫn thắt lại gần cực máng như ở hình 3.21b. Việc thắt kênh xảy ra trước hết tại: v GS - v DSP = V P hay: v DSP = v GS - v P (3.38) Trong đó, v DSP là giá trị của điện áp máng cần có để kênh dẫn vừa được thắt. Khi kênh dẫn của JFET thắt lại, thì dòng máng sẽ bão hòa, vẫn giống như đối với MOSFET. Các điện tử được gia tốc qua kênh dẫn, được phóng thích vào vùng nghèo, và được cuốn vào vùng máng bởi điện trường. Hình 3.21c, là trạng thái của JFET đối với các giá trị lớn hơn nữa của v DS . Điểm thắt sẽ di chuyển tiến về phía cực nguồn, thu ngắn chiều dài của vùng kênh điện trở. Như vậy, JFET chịu sự điều biến độ dài kênh tương tự như ở MOSFET. Hình 3.20b, là trạng thái của JFET khi v GS đã được giảm xuống đến một giá trị âm, làm tăng độ rộng vùng nghèo, tức là làm tăng điện trở của vùng kênh dẫn vì độ rộng của kênh dẫn lúc này đã giảm xuống, với W ’ < W. Do tiếp giáp cổng-kênh được phân cực ngược, dòng cổng sẽ bằng dòng bão hòa ngược của tiếp giáp pn, thường là một giá trị rất nhỏ nên ở đây ta có thể xem i G ≈ 0. Đối với các giá trị của v GS âm hơn, thì độ rộng kênh dẫn sẽ tiếp tục giảm xuống, làm cho điện trở của vùng kênh tiếp tục tăng lên. Cuối cùng, sẽ đạt đến trạng thái của JFET như ở hình 3.20c, tức là điện áp cổng-kênh đạt đến giá trị điện áp thắt [pinch-off voltage] v GS = V P . Điện áp thắt V P là giá trị (âm) của điện áp cổng-nguồn tương ứng tại thời điểm vùng kênh dẫn biến mất hoàn toàn. Kênh dẫn sẽ trở nên thắt lại khi hai vùng nghèo của hai tiếp giáp pn kết hợp với nhau tại trung tâm của kênh dẫn. Lúc này, điện trở của vùng kênh sẽ trở nên vô cùng lớn. Nếu tăng v GS âm hơn nữa, về thực chất không ảnh hưởng đến bản chất bên trong của JFET ở hình 3.20c, nhưng v GS phải không được vượt quá điện áp đánh thủng Ζener của tiếp giáp cổng-kênh. CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 74 b) Trạng thái kênh dẫn của JFET khi có điện áp cung cấp vào cực máng-nguồn. Khi tăng giá trị của điện áp máng-nguồn và cố định giá trị của v GS , ta thấy rằng: đối với một giá trị nhỏ của điện áp máng-nguồn, như cho ở hình 3.21a, thì vẫn có một kênh điện trở kết nối giữa máng và nguồn, JFET làm việc ở vùng tuyến tính và dòng máng sẽ phụ thuộc vào điện áp máng-nguồn v DS . Với giả thiết i G ≈ 0, chiều dòng điện vào tại cực máng và ra ở cực nguồn như ở MOSFET. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng điện áp phân cực ngược qua các tiếp giáp cổng-kênh tại đầu kênh dẫn phía cực máng sẽ lớn hơn so với điện áp đầu kênh dẫn phía cực nguồn, và như vậy vùng nghèo sẽ rộng hơn tại đầu kênh dẫn phía cực máng của JFET so với đầu kênh dẫn phía cực nguồ n. Đối với các giá trị của v DS lớn hơn, thì vùng nghèo tại phía cực máng sẽ trở nên rộng hơn và tiếp tục mở rộng cho đến khi kênh dẫn thắt lại gần cực má ng như ở hìn h 3.2 1b. Việ c thắt kênh xảy ra trước hết tại: v GS - v DSP = V P hay: v DSP = v GS - V P (3.38) Trong đó, v DSP là giá trị của điện áp máng cần có để kênh dẫn vừa được thắt. Khi kênh dẫn của JFET thắt lại, thì dòng máng sẽ bão hòa, vẫn giống như đối với MOSFET. Các điện tử được gia tốc qua kênh dẫn, được phóng thích vào vùng nghèo, và được cuốn vào vùng máng bởi điện trường giữa máng và nguồn. Hình 3.21c, là trạng thái kênh dẫn của JFET đối với các giá trị lớn hơn nữa của v DS . Điểm thắt sẽ di chuyển tiến về phía vùng nguồn, thu ngắn chiều dài của vùng kênh điện trở. Như vậy, JFET chịu sự điều biến độ dài kênh tương tự như ở MOSFET. c) Họ đặc tuyến i-v của JFET kênh-n. Mặc dù cấu tạo của JFET khác rất nhiều so với MOSFET, nhưng họ đặc tuyến i-v của JFET hầu như giống với họ đặc tuyến của MOSFET, do vậy ở đây ta có thể dựa vào sự tương tự này và dễ dàng nhận được các phương trình của JFET. Tuy nhiên, dẫu cho có sự tương đương về mô tả toán học thì các phương trình của JFET thường được viết hơi khác so với các ph ương trình của MOSFET. Ta có thể khảo sát các phương trình này bắt đầu với các biểu thức i-v cho vùng bão hòa của MOSFET, mà trong đó điện áp ngưỡng V TN sẽ được thay thế bằng điện áp thắt V P , ta có: ()() 2 P GS 2 P n 2 PGS n DS V v 1V 2 K Vv 2 K i ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ −−=−= (3.39) CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 75 hoặc có thể viết: 2 P GS DSSDS V v 1Ii ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ −= Đối với: v DS ≥ v GS - V P ≥ 0 (3.40) trong đó thông số I DSS được xác định bởi biểu thức: 2 P n DSS V 2 K I = hay 2 P DSS n V I 2 K = (3.41) Điện áp thắt V P có giá trị điển hình trong khoảng từ 0V đến - 25V, nên I DSS có giá trị trong khoảng: 10 - 5 A ≤ I DSS ≤ 100A. Dựa vào phương trình (3.40), ta có thể xác định được đặc tuyến truyền đạt của một JFET làm việc ở vùng thắt kênh (hoặc bão hòa) như ở hình 3.22. I DSS là dòng điện chảy trong JFET khi v GS = 0, và sẽ tương ứng với dòng điện lớn nhất chảy trong JFET ở các trạng thái làm việc định mức vì tiếp giáp cổng luôn luôn được giữ phân cực ngược với v GS ≤ 0. Toàn bộ họ đặc tuyến i-v của một JFET kênh-n cho ở hình 3.23. Trong đó, dòng máng sẽ giảm từ giá trị lớn nhất I DSS xuống 0 khi v GS thay đổi từ 0 đến giá trị âm của điện áp thắt V P . Vùng tuyến tính của JFET cũng được thể hiện ở họ đặc tuyến ra (hình 3.23). Khi v DS ≤ v GS - V P , ta có thể nhận được biểu thức cho vùng tuyến tính của JFET bằng cách dùng phương trình ở vùng tuyến tính của MOSFET. Thay thế các giá trị của K n và V TN trong biểu thức (3.25), ta có: DS DS PGS 2 P DSS DS v 2 v Vv V I 2 i ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ −−= khi v GS ≥ V P , và v DS ≤ v GS - V P (3.42) Các phương trình (3.40) và (3.42) biểu diễn mô hình toán học của JFET kênh-n. Ở các tài liệu tra cứu thông số linh kiện, điện áp thắt V P thường được cho ở dạng V GS (off) . Vùng bên phải của đường đứt nét biểu diễn vị trí các điểm thắt của hình 3.23 là vùng làm việc được sử dụng nhiều trong các bộ khuyếch đại tuyến tính (tức các bộ khuyếch đại có độ méo tín hiệu nhỏ nhất) và thường được xem như vùng có dòng điện không đổi, vùng bão hòa hoặc vùng khuyếch đại tuyến tính. Vùng điện trở được điều khiển bằng điệ n áp là vùng bên trái vị trí của các điểm thắt kênh ở hình 3.23 được gọi là vùng thuần trở [ohmic region] hay là vùng điện trở được điều khiển bằng điện áp. Ở vùng này, JFET có thể đóng vai trò thực sự như một điện trở biến đổi, tức là điện trở của JFET được điều khiển bằng điện áp cổng-nguồn đặt vào. Theo hình 3.23, ta thấy r ằng: độ dốc của mỗi đặc tuyến chính là điện trở của JFET giữa máng và nguồn khi v DS < V P là một hàm số của điện áp V GS . Khi v GS càng âm thì độ dốc của đặc tuyến càng nằm ngang tương ứng với mức điện trở tăng lên. Giá trị điện trở đó được tính theo điện áp v GS đặt vào theo biểu thức sau: CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 76 () 2 PGS 0 D V/V1 r r − = (3.43) trong đó: r 0 là giá trị điện trở ứng với V GS = 0V và r D là giá trị điện trở tại một mức cụ thể của V GS . Đối với một JFET kênh-n có r 0 bằng 10kΩ (V GS = 0V, V P = - 6V), biểu thức (3.43) sẽ cho r D = 40 kΩ tại giá trị V GS = - 3V. e) JFET kênh-p. JFET kênh-p được chế tạo bằng cách đảo lại các cực tính của các vùng bán dẫn tạp n và p ở hình 3.19, như được mô tả trong hình 3.24. Cũng như đối với PMOSFET, chiều dòng điện trong kênh dẫn là ngược với chiều dòng trong kênh dẫn của JFET kênh-n, và các cực tính của các điện áp phân cực khi làm việc là ngược lại. * Tóm lại, JFET làm việc dựa trên sự phân cực ngược tiếp giáp pn giữa cổng và kênh dẫn. Điều này sẽ hình thành nên vùng nghèo bao quanh kênh dẫn. Nếu giữa hai cực máng và nguồn được đặt một điện áp thì sẽ có dòng điện chảy qua kênh dẫn, và với điện áp phân cực ngược trên tiếp giáp cổng-kênh nên dòng cổng chỉ là dòng rò ngược rất nhỏ, có thể bỏ qua. Điện áp phân cực ngược cổng-kênh cũng s ẽ đẩy các hạt tải đa số trong kênh dẫn bị vào vùng cổng, vì vậy sẽ làm tăng kích thước của vùng nghèo, dẫn đến làm giảm tiết diện cắt ngang của kênh dẫn và như vậy làm giảm độ dẫn điện của kênh dẫn. Khi điện áp trên tiếp giáp cổng-kênh càng phân cực ngược hơn nữa thì độ rộng hiệu dụng của kênh dẫn càng giảm cho đến khi dòng máng-nguồn chả y qua kênh dẫn ngưng hoàn toàn. Chế độ làm việc này của JFET tương đối giống với MOSFET kiểu nghèo nên JFET cũng được phân cực tương tự như một MOSFET kiểu nghèo. Hơn nữa, trong các mạch sử dụng JFET phải được thiết kế sao cho đảm bảo diode cổng-kênh luôn luôn được phân cực ngược. Điều này không liên quan đối với MOSFET. Các điện dung cổng-nguồn và cổng-máng của JFET được xác định bởi đi ện dung vùng nghèo của các tiếp giáp pn phân cực ngược, tức là phụ thuộc vào điện áp phân cực ngược như đã được xét ở phần điện dung tiếp giáp pn phân cực ngược ở chương II. Các phương trình mô tả quan hệ dòng-áp của JFET kênh-n và kênh-p được tóm tắt như sau: JFET kênh-n. i G ≈ 0 Khi v GS ≤ 0 (V P < 0) (3.44) Vùng ngắt: 0 i DS = Điều kiện PGS V v ≤ (3.45) Vùng tuyến tính: DS DS PGS 2 P DSS DS v 2 v Vv V I 2 i ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ −−= Điều kiện 0v V v DSPGS ≥≥ − (3.46) Vùng bão hòa: 2 P GS DSSDS V v 1Ii ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ −= Điều kiện 0 V vv PGSDS ≥ − ≥ (3.47) JFET kênh-p. i G ≈ 0 Khi v SG ≤ 0 (V P > 0) (3.48) Vùng ngắt: CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 77 0 i SD = Điều kiện PSG V v > (3.49) Vùng tuyến tính: SD SD PSG 2 P DSS SD v 2 v Vv V I 2 i ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ −+= Điều kiện 0v V v SDPSG ≥≥ + (3.50) Vùng bão hòa: 2 P SG DSSSD V v 1Ii ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ += Điều kiện 0 V vv PSGSD ≥+≥ (3.51) f) Các thông số của JFET. Các thông số kỹ thuật của một JFET kênh-n cho ở hình 3.25 3.5 MẠCH TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA FET. Mô hình tương đương của một dụng cụ bán dẫn có thể được dùng để đơn giản hóa việc thiết kế các mạch điện tử khi sử dụng các dụng cụ đó. Đối với FET thường có điện trở vào lớn, do lối vào ở cực cổng của một MOSFET là được cách ly với phần còn lại của dụng cụ bằng lớp ô xít cách điện. Do v ậy, ở MOSFET, có sự cách ly giữa lối vào và lối ra của dụng cụ rất tốt nếu không kể đại lượng điện dung nhỏ, điện dung này ở tần số thấp thường được bỏ qua. Lối vào của một JFET có dạng một tiếp giáp pn với vùng kênh dẫn, tiếp giáp này có thể cho một dòng đáng kể nếu được phân cực thuận, nhưng ở các điều ki ện làm việc thông thường của JFET, tiếp giáp này thường được giữ ở điều kiện phân cực ngược và như vậy chỉ có dòng rò chảy qua tiếp giáp, dòng rò này vào khoảng nanoampere nên thường được bỏ qua. Vì vậy, ở cả hai loại MOSFET và JFET, phần mạch vào cực cổng là được cách ly hiệu quả với phần còn lại của dụng cụ. Do lối ra của một FET có thể tạo ra dòng điện, được xác đị nh theo điện áp cổng, nên ta thường mô tả lối ra của FET bằng một mạch tương đương Norton, tức là tượng trưng lối ra của FET bằng một nguồn phát dòng song song với một điện trở. CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 78 Hình 3.26 là mạch tương đương của FET. Trong đó, lối vào ở cực cổng là mạch hở, còn lối ra được tượng trưng bởi một nguồn dòng có giá trị phụ thuộc điện áp vào V GS , mắc song song với điện trở ra R o . Để sử dụng mạch tương đương, ta cần phải xác định quan hệ giữa dòng điện được tạo bởi nguồn phát dòng và điện áp vào, cũng như giá trị của điện trở ra. Đó chính là quan hệ giữa dòng máng và điện áp đặt vào cực cổng, tức là đặc tuyến truyền đạt đã xét ở các phần trên, được nhắc lại ở hình 3.27 đối với cả MOSFET và JFET. Theo hình 3.27, rõ ràng ở các FET, quan hệ giữa I D và V GS là quan hệ phi tuyến, nên phương pháp thông dụng để xét mạch tương đương là dùng mô hình tín hiệu nhỏ tức là xét ảnh hưởng của sự thay đổi nhỏ ở lối vào lên lối ra của FET, mô hình này cho phép tạo ra mạch tương đương cho dụng cụ mà có thể được sử dụng để mô tả hoạt động của dụng cụ theo sự thay đổi nhỏ ở lối vào. Hình 3.28 là mạch tương đương tín hiệ u nhỏ của một FET, trong đó: g m biểu diễn mối liên hệ giữa sự thay đổi nhỏ ở điện áp vào ∆V GS và kết quả là sự thay đổi nhỏ ở dòng máng ∆I D . Quan hệ này tương ứng với độ dốc [gradient] của đặc tuyến truyền đạt cho ở hình 3.27 trong phạm vi vùng làm việc. Như vậy, g m được cho bởi tỷ số ∆I D / ∆V GS như mô tả ở hình 3.27b và có đơn vị là dòng điện chia cho điện áp, nên g m được gọi là độ điện dẫn [conductance]. Lưu ý rằng: g m là đại lượng ∆I D / ∆V GS . mà không phải là I D / V GS . Rõ ràng, giới hạn của g m được cho bởi: GS D m dV dI g = (3.52) Từ phương trình (3.40), đối với JFET ta có: 2 P GS DSSD V v 1Ii ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ −= Bằng cách lấy vi phân dòng máng theo điện áp cổng, ta sẽ xác định được g m : D P DSS P GS P DSS m ix V I 2 V v 1 V I2 g −= ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ −−= (3.53) Vậy, đối với JFET, g m tỷ lệ thuận với căn bậc hai của dòng máng. Có thể thực hiện phân tích tương tự để nhận được kết quả tương tự cho MOSFET. Ở mô hình tương đương của FET (hình 3.28), r d tượng trưng cho điện trở máng, tức là điện trở tín hiệu nhỏ từ cực máng đến cực nguồn. Sự có mặt của r d có nghĩa là điện áp máng-nguồn sẽ tăng lên theo dòng máng và điện trở r d sẽ cho biết sự tăng ở độ dốc của đặc tuyến trong vùng bão hòa ở đặc tuyến ra của FET. Mạch tương đương tín hiệu nhỏ là một mô hình có thể dùng để biểu diễn hoạt động của dụng cụ, đáp ứng với những thay đổi nhỏ của tín hiệu vào. Tuy nhiên, mạch tương đương tín hiệu nhỏ phải được sử dụng chung với các dữ li ệu trên đặc tuyến dc của dụng cụ, tức là hoạt động của dụng cụ đáp ứng với các điện áp dc cụ thể. Như đã xét ở các phần trên, họ đặc tuyến dc của MOSFET và JFET là không giống nhau vì ở chế độ làm việc thông thường của FET, yêu cầu các điện áp phân cực đặt vào cổng khác nhau. CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 79 Nhưng các đặc trưng tín hiệu nhỏ của chúng và các mạch tương đương tín hiệu nhỏ là giống nhau. Nên khi thiết kế các mạch bằng FET cần phải đáp ứng đến cả hai điều kiện đó. Mạch hình 3.28 là mạch tương đương tín hiệu nhỏ được sử dụng nhiều ở tần số thấp nhưng mạch không mô tả đầy đủ hoạt động của FET t ại tần số cao. MOSFET bao gồm hai vùng dẫn, cổng và kênh dẫn được tách rời bởi một lớp cách điện. Cấu trúc này tạo thành một tụ điện có lớp cách điện là điện môi. Ở JFET, lớp cách điện được thay thế bởi vùng nghèo. Trong cả hai trường hợp, đều có điện dung hiện diện giữa cổng và kênh dẫn và các điện dung ở các phần khác như đ ã xét ở mục 3.2g ở phần trước. Vì vậy, sẽ tồn tại các điện dung giữa mỗi cặp chân của FET. Ở tần số thấp, ảnh hưởng của các điện dung này là nhỏ nên chúng thường được bỏ qua (như ở hình 3.28). Tuy nhiên, ở tần số cao các ảnh hưởng của chúng là đáng kể hơn, nên chúng cần phải được kế đến như mô tả ở hình 3.29a. Giá trị của m ỗi tụ được mô tả trong hình 3.29a vào khoảng 1pF. Sự có mặt của C GD làm cho việc phân tích mạch bằng FET phức tạp hơn nhiều. Dĩ nhiên, ta có thể thay thế các ảnh hưởng của điện dung này bằng cách tăng giá trị điện dung giữa cổng và nguồn. Trong thực tế, thì điện dung giữa cổng và nguồn có cùng ảnh hưởng như C GD là (A+1) C GD , trong đó A là hệ số khuyếch đại điện áp giữa máng và cổng. Vì vậy, có thể mô tả FET ở tần số cao, bằng mô hình tương đương như ở hình 3.29b, trong đó ảnh hưởng của cả hai điện dung C GS và C GD được gộp lại thành một điện dung C T sẽ tượng trưng cho tổng điện dung vào. Điện dung này sẽ làm giảm hệ số khuyếch đại của dụng cụ ở tần số cao và xuất hiện điểm cắt tại tần số được xác định bởi giá trị của điện dung và trở kháng của đầu vào và đất. Trở kháng này hầu như được chi phối bởi điện trở vùng ngu ồn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trở kháng vào tương ứng với điện trở r GS trong mạch tương đương. Ảnh hưởng của điện dung làm giảm nhiều hoạt động của FET ở tần số cao. Sự có mặt của điện dung ở lối vào sẽ làm giảm trở kháng vào từ vài trăm M Ω tại tần số thấp có thể xuống vài chục k Ω tại tần số vào khoảng 100MHz. 3.6 PHÂN CỰC CHO TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG. a) Sự phân cực . Phân cực cho mạch FET là xác định sự hoạt động của mạch khi không có bất kỳ tín hiệu vào nào đặt vào mạch. Trạng thái hoạt động của mạch như vậy được gọi là trạng thái tĩnh [quiescent] của mạch. Đối với mạch khuyếch đại, việc phân cực chủ yếu là xác định dòng máng tĩnh và điện áp ra tĩnh. Xét mạch khuyếch đại ở hình 3.30, rõ ràng là dòng máng tĩ nh được xác định bởi điện trở máng R L và họ đặc tuyến V-A của FET. Từ các họ đặc tuyến ra của FET, ta thấy rằng quan hệ giữa dòng máng và điện áp máng là không tuyến tính. Thực vậy, ở phần đặc tuyến mà ta thường sử dụng (vùng bão hòa), dòng máng là độc lập với điện áp máng nên điều này sẽ làm cho việc xác định điều kiện tĩnh phức tạp hơn. Một phương pháp giải quyết vấ n đề này là dùng kỹ thuật đồ thị, còn được gọi là kỹ thuật đường tải. Mặc dù dòng điện chảy qua điện trở tải và FET là không dễ xác định, nhưng CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 80 điện áp đặt ngang qua chúng phải là tổng điện áp giữa hai đường nguồn cung cấp (V DD - V SS ). Điện áp ngang qua FET được xác định bởi họ đặc tuyến ra của FET và điện áp phân cực V GS . Từ các họ đặc tuyến ra của FET, có thể thấy rằng, dạng cơ bản của họ đặc tuyến ra của FET là giống nhau, sự khác nhau lớn nhất là giá trị điện áp đặt vào cổng V GS . Khi có dòng điện chảy qua FET và cũng chảy qua điện trở tải sẽ tạo ra sụt áp trên chúng. Điện áp trên cực máng của FET có thể xác định theo biểu thức: V DS = V DD - I D R L . Để xác định đường tải, ta hãy tính điện áp trên cực máng của FET (V DS ) theo các giá trị khác nhau của dòng máng (I DS ). Khi dòng máng bằng 0, thì sẽ không có sụt áp trên điện trở tải và điện áp máng sẽ đơn giản là điện áp nguồn cung cấp V DD . Khi dòng máng I DS tăng lên, thì điện áp máng V DS giảm, độ dốc của đường thẳng sẽ là nghịch đảo của điện trở tải R L . Điều kiện làm việc thực tế của mạch phải thỏa mãn cả hai quan hệ giữa dòng máng và điện áp máng là quan hệ ở họ đặc tuyến ra và quan hệ ở đường tải. Để xác định điều kiện này, cần phải vẽ cả hai đặc tuyến như ở hình 3.31. Đường thẳng trong hình được gọi là đường tải, nó cho biết ảnh hưởng của điệ n trở tải làm giảm điện áp máng. Sự giao chéo của đường tải với một trong những đặc tuyến ra sẽ tương ứng với điểm mà tại đó cả hai quan hệ trên là được thỏa mãn. Chẳng hạn, xét điểm A trên đường tải ở hình 3.31, đồ thị cho biết rằng nếu V GS được thiết lập tại giá trị V GS(A) , thì dòng máng sẽ là I D(A) và điện áp máng (cũng chính là điện áp ra của mạch khuyếch đại) sẽ là V DS(A) . Đồ thị ở hình 3.31 giúp ta thấy được ý nghĩa của đường tải để lưu ý rằng khi điện áp đặt ngang qua FET cộng với điện áp ngang qua R L phải bằng với điện áp nguồn cung cấp V DD , khoảng cách từ điểm 0 đến V DS(A) tương ứng với điện áp đặt ngang qua FET, và khoảng cách từ V DS(A) đến V DD tương ứng với điện áp sụt trên điện trở tải. Khi điện áp đặt vào cổng tăng lên đến giá trị V GS(B) , thì dòng máng sẽ tăng lên và điện áp máng sẽ giảm xuống, như được chỉ dẫn bởi điểm B trên đặc tuyến. Do vậy, đường tải mô tả dòng máng và điện áp máng thay đổi theo các giá trị khác nhau của điện áp cổng. Đồ thị ở hình 3.31 mô tả các đặc tuyến của một mạch khuyếch đại với một giá trị R L đã cho. Nếu giá trị điện trở tải thay đổi thì độ dốc của đường tải sẽ thay đổi, đo đó làm ảnh hưởng đến đặc tính của mạch khuyếch đại. Trong thực tế, người thiết kế thường phải đối diện với vấn đề chọn một giá trị cho R L để có hiệu suất tối ưu nhất. Để làm được điều này, cần phải xác định điểm làm việc tương ứng với vị trí trên đặc tuyến ở các điều kiện tĩnh. Vì vậy, khi thiết kế mạch ứng dụng, thường phải bắt đầu với họ đặc tuyến ra của FET và xác định giá trị của điện trở tải b ằng cách chọn lựa điểm làm việc lý tưởng cho mạch. Ví dụ, giả sử sẽ chọn điểm làm việc tương ứng với điểm A trên hình 3.31, một đường thẳng sẽ được vẽ tiếp theo qua điểm được chọn đến vị trí V DD trên trục ngang và tạo thành đường tải. Giá trị của R L cần thiết có thể suy ra bằng cách tính độ dốc của đường tải đó. Khi biết điểm làm việc thì sẽ biết giá trị điện áp cổng yêu cầu, và mạch phân cực cần thiết phải được thiết kế theo điện áp cổng đó. Điểm làm việc xác định trạng thái tĩnh của mạch và như vậy sẽ định được dòng máng tĩnh và điện áp ra. Khi đặ t một tín hiệu nhỏ vào lối vào của mạch, thì sự biến đổi ở điện áp cổng sẽ làm cho điểm làm việc của mạch di chuyển dọc trên đường tải theo cả hai phía của điểm làm việc tĩnh. Nếu tín hiệu vào lớn đáng kể, thì sẽ làm cho hoạt động của mạch chuyển vào vùng ohmic (vùng tuyến tính) hoặc đến giới hạn như điện áp ra đạ t tới điện áp nguồn cung cấp. Cả hai trạng thái đó sẽ làm méo dạng tín hiệu ra. b) Các kiểu mạch phân cực. [...]... điểm trên hai trục của đồ thi Thay ID = 0mA vào phương trình (3. 75), ta có: VGS = VDD I = 0 mA (3. 76) D Thay thế VGS = 0V vào phương trình (3. 75), ta có: BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ 86 ID = VDD RD (3. 77) VGS = 0V Các đặc tuyến được xác định bởi phương trình (3. 72) và (3. 75) được vẽ ở hình 3. 39c Và giao chéo của hai đặc tuyến là điểm làm việc yêu... từ điểm Q đến trục ID như ở hình 3. 33b, đó chính là giá trị: I DQ trên đồ thị Điện áp máng-nguồn của mạch ra cùng được xác định bằng cách áp dụng định luật Kirchhoff’s theo điện áp như sau: + VDS + IDRD - VDD = 0 và VDS = VDD - IDRD (3. 55) Theo mạch hình 3. 32, ta có: VS = 0V (3. 56) VDS = VD - VS hay VD = VDS (3. 57) Mặt khác, ta cũng có: VGS = VG - VS hay VG = VGS (3. 58) Mạch phân cực cố định yêu cầu... ở hình 3. 39a Điện trở RG sẽ mang một điện áp lớn thích hợp đến cổng để điều khiển MOSFET “dẫn” [on] Vì IG = 0mA và VRG = 0 V, nên mạch tương đương dc cho ở hình 3. 39b Do có kết nối trực tiếp giữa cực máng và cực cổng, nên ta có: VD = VG VDS = VGS và Đối với mạch ra, ta có: VDS = VDD - IDRD , thay (3. 74), phương trình trở thành: VGS = VDD − I D RD (3. 74) (3. 75) Phương trình (3. 75) là phương trình đường... (3. 59) Khi có các giá trị của ID và VGS tìm được ở trên, ta sẽ vẽ được đường thẳng có phương trình đường thẳng (3. 59) Chẳng BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ 83 hạn, giả sử ta chọn giá trị ID bằng một nửa giá trị dòng bão hòa, tức là: I I R I D = DSS suy ra: VGS = − I D RS = − DSS S 2 2 Kết quả là ta có điểm thứ hai cho đường thẳng vẽ như ở hình 3. 35b... VG Điện áp VG bằng điện áp trên R2, có thể tìm được bằng cách dùng định luật phân áp: RV (3. 64) VG = 2 DD R1 + R2 Áp dụng định luật Kirchoff’s theo áp cho vòng mạch đã chỉ rõ ở hình 3. 36b theo chiều kim đồng hồ, sẽ có: VG − VGS − VRS = 0 BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT và VGS = VG − VRS CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ 84 Thay VRS = I S RS = I D RS , ta sẽ có: VGS = VG − I D RS (3. 65)... BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ 85 - Đối với MOSFET kiểu tăng cường thường có đặc tính truyền đạt hoàn toàn khác với JFET và MOSFET kiểu nghèo đã gặp ở trên, dẫn đến phương pháp giải bằng đồ thị khác nhiều với các phần trước Ở MOSFET kiểu tăng cường kênh-n, có dòng máng bằng 0, với các mức điện áp cổng-nguồn thấp hơn so với mức điện áp ngưỡng VTN ≡ VGS(Th)...CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ 81 (*) Mạch phân cực cố định: Hình 3. 32a là mạch phân cực đơn giản nhất cho JFET kênh-n, được gọi là mạch phân cực cố định, nó là một trong số cấu hình phân cực cho FET có thể được giải trực tiếp bằng cách dùng phương pháp tính trực tiếp hay bằng phương pháp đồ thị Mạch cho ở hình 3. 32a bao gồm các mức điện áp ac Vi và Vo, và các tụ ghép (C1... không hoạt Hinh 3. 41: động ở vùng này Đối với các JFET cũng có giới hạn bắt buộc là không được phân cực thuận BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ 87 tiếp giáp cổng Một trong những giới hạn bắt buộc khác là cần phải hạn chế dòng máng hoặc điện áp cổng lớn nhất có thể được sử dụng Vùng C là vùng điện áp đánh thủng của FET, nếu vượt quá giá trị điện áp đánh... VL = VDD- Vo(Q) = 1 5-1 0 = 5V Và dòng máng tĩnh yêu cầu là: VL 5V = = 2 mA RL 2 ,5 kΩ Từ đặc tuyến truyền đạt, giá trị này của dòng máng sẽ tương ứng với một giá trị điện áp cổng-nguồn là -3 V Do cổng nối đất nên điện áp cổng-nguồn phải nhận được bằng sụt áp trên RS là +3V Do đó , trị số của RS sẽ là: V 3V RS = GS = = 1,5 kΩ ID 2 mA Giá trị của RG thường chọn khoảng 470kΩ là thích hợp để cần có điện áp... (3. 65) Các đại lượng VG và RS là không đổi bởi cấu trúc mạch Phương trình (3. 65) vẫn là phương trình của một đường thẳng nhưng điểm gốc đã bị dịch đi một khoảng trên trục ngang là VG, như ở hình 3. 37a, khi chọn giá trị dòng ID = 0mA (3. 66) VGS = VG I = 0 mA D Đối với điểm thứ hai, cho VGS = 0V, thay vào phương trình (3. 65) để tìm giá trị ID, ta có: ID = VG RS (3. 67) VGS = 0V Qua hai điểm đã được xác định . 0mA vào phương trình (3. 75), ta có: mA0 D I DDGS V V = = (3. 76) Thay thế V GS = 0V vào phương trình (3. 75), ta có: CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU. ngang tương ứng với mức điện trở tăng lên. Giá trị điện trở đó được tính theo điện áp v GS đặt vào theo biểu thức sau: CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG. đường tải. Mặc dù dòng điện chảy qua điện trở tải và FET là không dễ xác định, nhưng CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ BIÊN SOẠN DQB, B/M ĐTVT-ĐHKT CHƯƠNG 3: TRANSISTOR HIỆU ỨNG TRƯỜNG 80 điện áp đặt ngang qua

Ngày đăng: 06/08/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan