CHỈ SỐ TÍN NHIỆM TS. ĐẶNG THỊ XUÂN MAI Bộ môn Kinh tế Xây dựng Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo đưa ra phương pháp xác định chỉ tiêu đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp trong phân tích tài chính và các biện pháp cải thiện chỉ tiêu này. Summary: This paper provides the method to calculate the credit rating of a corporation from financial history and current assets and liabilities and how to improve the accuracy of those indices. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sử dụng rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở một góc độ khác nhau do vậy sử dụng một chỉ tiêu phân tích khác nhau. Việc đưa ra một chỉ tiêu đánh giá mức độ tín nhiệm được quốc tế công nhận là sử dụng rộng rãi có ý nghĩa quan trọng. II. NỘI DUNG Việc tìm ra một công cụ để đánh giá mức độ ổn định tài chính của một công ty luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số này được đề xuất bởi giáo sư Edward I. Altman trường kinh doanh Leorand. N. Sterm thuộc đại học NewYork với việc nghiên cứu khá công phu một số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z được đề xuất tại Mỹ, nhưng đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới với độ tin cậy cao. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1; X2; X3; X4; X5. Trong đó: X1 - tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (working capital/total Assets). X2 - tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (retain earning/ total Assets). X3 - tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ total Assets). X4 - Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market value of total liabilities). X5 - Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/ total Assets) Đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất (đã cổ phần hoá) Z có công thức như sau: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,66 X4 + 0,999 X5 Nếu Z > 2,99 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1,8 < Z < 2,99 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z < 1,8 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Từ một chỉ số Z, giáo sư Edward I. Altman đã phát triển ra chỉ số Z’ như sau: Z’ = 0,717 X1 + 0,847 X2 + 3,107 X3 + 0,42 X4 + 0,998 X5 Nếu Z’ > 2,9 doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản cao Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’ < 1,23 doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Vì có sự khác nhau khá lớn giữa các ngành nên X5 được loại ra khỏi công thức Z và Z’; và chỉ số Z” có thể dùng cho hầu hết tất cả các ngành, các loại hình doanh nghiệp Z” = 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05X4 Nếu Z’’ > 2,6 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1,1 < Z’’ < 2,6 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’’ < 1,1 tài chính doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, giáo sư Edward I. Altman Altman, tác giả của chỉ số này đã phát triển tiếp hệ số Z’’ điều chỉnh. Chỉ số này bằng với chỉ số Z”+ 3,25 (các vùng cảnh báo phá sản vì thế cũng được tăng lên 3,25). Ông đã nghiên cứu trên 700 công ty và tìm ra sự tương đồng giữa chỉ số Z” điều chỉnh với hệ số tín nhiệm Z” ĐC = 3,25 + 6,56 X1 + 3,26 X2 + 6,72 X3 + 1,05X4 Như vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến giá trị của chỉ tiêu Z; cần phải tăng chỉ số Z để giảm thiểu khả năng phá sản Để tăng chỉ số Z cần phải tăng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X. Quan sát 5 chỉ số X, có thể nhận thấy tổng tài sản là mẫu số của 4 chỉ tiêu X1; X2; X3; X4. Do đó nếu giảm tổng tài sản thì có nghĩa là giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy chỉ tiêu mẫu số này không thể làm giảm một cách cơ học được. Doanh nghiệp chỉ có thể giảm những tài sản không tham gia vào hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tức là giảm các tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh thu. Nếu bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số ở các chỉ tiêu X nói trên. Mặt khác khi thanh lý, bán đi những tài sản thừa, tài sản không cần dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ nhận thêm đượcc một khoản tiền mặt; và khi đó vốn lưu động - ở chỉ tiêu X1 (tử số X1) sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến lợi nhuận sẽ tăng lên, tức là tử số của X2, X3 sẽ tăng theo. Trong trường hợp, tài sản hình thành bằng nguồn vốn vay nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có thể tăng liền lúc đó, nhưng tổng nợ (mẫu số của chỉ tiêu X4) sẽ giảm xuống, chi phí lãi vay và khấu hao cũng giảm theo. Và như vậy lợi nhuận sẽ tăng lên tử số của chỉ tiêu X2, X3 sẽ tăng lên sau đó. Rõ ràng việc bán đi những tài sản không hoạt động sẽ tạo ra ảnh hưởng rất tốt đến sự tăng trưởng của chỉ số Z. Dĩ nhiên, không phải tài sản nào bán đi cũng có thể đưa chỉ số Z lên, có những tài sản bán đi sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu (tử số của chỉ tiêu X5) và ảnh hưởng gián tiếp đến các tử số của chỉ tiêu X2, X3. Để tăng tử số X2, X3 doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện thuận lợi để tăng lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh của chính mình; hay thậm chí là tăng lợi nhuận từ những hoạt động không thường xuyên (hoạt động bất thường). Để tăng tử số X3 - lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp cần phải để ý đến mức chia cổ tức cho nhà đầu tư, cổ tức chia ít thì lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể giảm đến mức quá thấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ phản ứng, dẫn đến giá cổ phiếu thấp và tất nhiên sẽ làm giảm tử số của X4 và không thể tăng chỉ số Z. Để tăng chỉ tiêu doanh thu - tử số X5, doanh nghiệp cần phải tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là phải chú trọng tới việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh; phải chú ý mối quan hệ hợp lý giữa tốc độ tăng chi phí và tốc độ tăng doanh thu. Nếu chi phí tăng quá cao thì tử số của các chỉ tiêu X1, X2, X3 sẽ giảm; và khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vô nghĩa vì không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ tiêu X1, X2, X3. Cuối cùng để tăng X4, phải chú ý làm tăng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu bằng cách tăng giá trị cổ phiếu đối với công ty đã cổ phần hoá; hoặc tăng giá trị tài sản thực sự sử dụng hữu ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây không phải là công việc dễ thực hiện, có một cách đơn giản hơn là giảm bớt nợ. Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu lựa chọn giải pháp này, vì khi đó vốn lưu động sẽ bị giảm, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu lợi nhuận. Một giải pháp tốt hơn và thường được lựa chọn là bán bớt những tài sản không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam hiện nay, trong khi chưa có hệ số tín nhiệm chính thức, việc có thể tự ước tính hệ số tín nhiệm là khá cần thiết và lý thú đối với các nhà đầu tư và quản lý tài chính. Việc mời các tổ chức đánh giá của thế giới xếp hạng hệ số tín nhiệm của trái phiếu, cổ phiếu cũng chưa phổ biến. Cho đến hiện tại mới chỉ có một cơ quan quản lý của Chính phủ và 2 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng (Techcom bank) sử dụng chỉ số Z để đánh giá, xếp hạng, mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp trong việc quyết định phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Sự tương đồng giữa chỉ số Z” điều chỉnh và định mức tín nhiệm được thể hiện trong bảng sau: Z” điều chỉnh Định mức tín nhiệm >8,15 AAA 7,60- 8,15 AA+ 7,30- 7,60 AA 7,00- 7,30 AA- 6,85- 7,00 A+ Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ 6,65- 6,85 A Trái phiếu có thể đầu tư 6,40- 6,65 A- 6,25- 6,40 BBB+ phá sản 5,85- 6,25 BBB 5,65- 5,85 BBB- 5,25- 5,65 BB+ 4,95- 5,25 BB 4,75- 4,95 BB- 4,50- 4,75 B+ Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản 4,15- 4,50 B Trái phiếu có độ rủi ro cao 3,75- 4,15 B- 3,20- 3,75 CCC+ 2,50- 3,20 CCC 1,75- 2,50 CCC- Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao 0- 1,75 D Trái phiếu không nên đầu tư III. KẾT LUẬN Chỉ số Z là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ ổn định về tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mà phương pháp đánh giá có khác nhau đôi chút. Các yếu tố quản lý ngành, môi truờng kinh doanh, chiến lược Marketting, chính sách quản lý sẽ được xem xét tổng hợp thông qua các chỉ số chính phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy chỉ số Z được sử dụng như một chỉ tiêu phản ánh độ tín nhiệm của chủ đầu tư, ngân hàng, bán hàng, khách hàng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo [1]. Trang Web http://w.w.w.Saga.vn/ chỉ số Z công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng. [2]. Dùng chỉ số Z để ước tính hệ số tín nhiệm . Lâm Minh Chánh [3]. PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc. Phân tích tài chính công ty cổ phần NXB. Thống kê 2004 ♦ . thiểu khả năng phá sản Để tăng chỉ số Z cần phải tăng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số X. Quan sát 5 chỉ số X, có thể nhận thấy tổng tài sản là mẫu số của 4 chỉ tiêu X1; X2; X3; X4. Do. [1]. Trang Web http://w.w.w.Saga.vn/ chỉ số Z công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng. [2]. Dùng chỉ số Z để ước tính hệ số tín nhiệm . Lâm Minh Chánh [3]. PGS. TS động sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam hiện nay, trong khi chưa có hệ số tín nhiệm chính thức, việc có thể tự ước tính hệ số tín nhiệm là khá cần thiết và lý thú đối với các nhà đầu tư và quản