xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp vận tải ôtô ThS. lê thu hằng Trờng đo tạo, bồi dỡng CBCC - GTVT Tóm tắt: Một trong những khó khăn, vớng mắc khi xây dựng bộ máy kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp ở nớc ta hiện nay l vấn đề kiểm toán viên nội bộ. Bi báo phân tích thực trạng kiểm toán viên nội bộ của Việt nam hiện nay v đề xuất cách thức xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp vận tải ô tô. Summary: Human resource is the one of crirical issues of setting up the internal audit funtion. This paper analizes the current situation of Vietnamese auditors and proposal for developing the internal audit team in the road transpot enterprises. 1. Những khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam Từ thực tế vị trí của kiểm toán viên nội bộ Từ những năm 1998, Chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam đã cố gắng đa kiểm toán nội bộ (KTNB) một trong những công cụ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh hiện đại trên thế giới vào cuộc sống của các tổ chức kinh doanh nớc ta, mà trớc hết là các doanh nghiệp Nhà nớc. Tuy nhiên, đến nay kết quả thu đợc cha mấy khả quan: Việc tổ chức cũng nh thực hiện KTNB gặp nhiều khó khăn, vớng mắc và cha thực sự có hiệu quả; khả năng phát triển của KTNB Việt Nam hiện khá mờ nhạt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trên cả phơng diện vĩ mô và vi mô (Tác giả đã có dịp phân tích trong bài Cần thực hiện kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp vận tải - Tạp chí KHGTVT 9/2004). Bài báo này chỉ đề cập đến một trong những yếu tố quan trọng của việc tổ chức bộ máy KTNB ở các doanh nghiệp là: Kiểm toán viên nội bộ (KTVNB). Trớc hết, cũng nh ở nhiều quốc gia trên thế giới, KTVNB tại các đơn vị thờng gặp phải một số định kiến nhất định xuất phát từ vị thế của mình, đó là: Với vai trò là tai mắt của các Nhà quản lý cấp cao, KTVNB thờng đợc coi nh là ngời xoi mói vào các lĩnh vực, các vấn đề cụ thể. Do vậy, một số cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp coi KTVNB nh một mối đe dọa, dần dần hình thành cách nhìn nhận KTVNB nh kẻ đối kháng - một cảnh sát chuyên bới lông tìm vết. ở nớc ta, KTNB còn là hoạt động mới mẻ, việc thực hiện công tác này ở những điều kiện cụ thể còn có nhiều bất cập, vì vậy định kiến trên có phần thêm nặng nề. Một số KTVNB cha thực sự thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc có nơi, có lúc còn lạm dụng vị thế của mình gây ra những hiện tợng tiêu cực và tạo nên hình ảnh cha tốt về KTVNB qua công việc và các mối quan hệ cá nhân. Những định kiến này có thể gây nên các hậu quả tiêu cực trong doanh nghiệp: - Tạo ra tâm lý lo ngại ở các bộ phận rằng những lỗi lầm, sai sót hoặc gian lận trong công việc có thể bị phát hiện và đợc sử dụng để gây áp lực hoặc chống lại họ. - Việc bất mãn với sự có mặt của KTVNB có thể gây ra nguy cơ cuốn hút thời gian và sức lực của công nhân viên ở các bộ phận trong doanh nghiệp vào việc đối phó. - Các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp thiếu tin tởng vào chất lợng công việc của chính họ, sợ rằng chất lợng đó sẽ không đợc chấp nhận khi bị xem xét quá kỹ lỡng. Những thái độ, tâm lý kiểu này sẽ làm mất lòng tin, nhụt chí đội ngũ nhân viên, giảm năng suất, tìm cách che giấu công việc, ảnh hởng rất không tốt tới môi trờng chung của doanh nghiệp, vô hình đã đi ngợc lại bản chất và mục tiêu của KTNB là hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nớc ta mới bắt đầu tiếp cận với KTNB trong bối cảnh tệ quan liêu bao cấp vẫn cha đợc thanh toán hoàn toàn, những định kiến và xu hớng tiêu cực trên đây càng có nhiều điều kiện lan rộng. Đến chính sách, quy định của Nh nớc KTVNB là khâu chính yếu trong bộ máy KTNB nên các văn bản pháp lý (dù còn ít ỏi) về KTNB nớc ta đều chú trọng đến vấn đề này. Tuy vậy, theo tác giả, những nội dung tham chiếu về KTVNB trong hệ thống văn bản pháp lý hiện nay cần đợc xem xét lại. Thực hiện quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT - văn bản đầu tiên về KTNB - Bộ Tài chính đã ban hành thông t 52/1998-TT-BTC hớng dẫn tổ chức bộ máy KTNB. Sau đó, với việc ban hành thông t 171/1998-TT-BTC. Nhà nớc đã sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn tỏ ra quá cao tại thông t 52/1998-TT-BTC, nhng những quy định về KTVNB ở nớc ta hiện nay vẫn cha thật thực tế và cha gắn với các nội dung KTNB. Có thể thấy: - Việc quy định KTVNB doanh nghiệp phải có bằng trung cấp Tài chính kế toán trở lên và đã công tác trong lĩnh vực Tài chính kế toán ít nhất 5 năm là cha phù hợp với thực tế, hơn thế quy định này đã góp phần làm cho việc thực hiện nội dung KTNB không đúng hớng và do đó thiếu hiệu quả. Đối chiếu theo quy định này, lực lợng KTVNB chỉ có thể là các nhân viên có kinh nghiệm ở phòng Tài chính kế toán của các doanh nghiệp chuyển sang, do đó gây ra nhiều xáo trộn và khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ KTVNB. Mặt khác, là bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đạt đợc các mục tiêu, KTNB cần tập trung trớc hết vào kiểm toán hoạt động và chỉ thực hiện các loại hình kiểm toán tuân thủ, kiểm toán Tài chính trong những trờng hợp cần thiết cụ thể. Do vậy, nếu chỉ quá chú trọng kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực Tài chính - kế toán của KTVNB nh các văn bản trên thì e rằng điều này là vừa thừa, vừa thiếu, thậm chí dẫn đến cách hiểu không đúng về KTNB là kiểm tra kế toán nh thực tế ở nhiều doanh nghiệp lớn nớc ta trong thời gian qua. - ở khía cạnh khác, quy định KTVNB phải có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp cũng tỏ ra khá cứng nhắc và làm hạn chế khả năng xây dựng đội ngũ KTVNB. Trong những trờng hợp nhất định, doanh nghiệp có thể tuyển chọn KTVNB từ các kiểm toán viên hoặc chuyên gia bên ngoài có những hiểu biết, kinh nghiệm nhất định về loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp đang tiến hành hoặc về đặc điểm, điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, quy định nh trên là không phù hợp. 2. Phơng hớng xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp vận tải ô tô. Để có thể xây dựng đợc đội ngũ KTVNB doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải ô tô (VTOT) nói riêng, góp phần phát triển KTNB, vấn đề then chốt là cần tháo gỡ những khó khăn cơ bản đã nêu trên đây trên hai phơng diện chính: - Xây dựng cách hiểu đúng về KTNB và KTVNB: Cần làm rõ bản chất và theo đó mục tiêu của KTNB là hỗ trợ doanh nghiệp và do đó là từng bộ phận, từng cá nhân trong doanh nghiệp hoàn thiện tốt nhiệm vụ của mình, đạt tới mục tiêu chung. Với ý nghĩa đó, KTVNB có vai trò là một Nhà chuyên môn rộng, phục vụ cho phúc lợi chung của cả doanh nghiệp chứ không phải là cảnh sát, càng không phải là kẻ đối kháng. - Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp lý KTNB một cách đầy đủ, đồng bộ, phù hợp, chú trọng việc thiết lập hệ thống chuẩn mực KTNB trong đó có các chuẩn mực về KTVNB . Đối chiếu với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp VTOT, tác giả cho rằng KTVNB doanh nghiệp VTOT cần phải đáp ứng đợc các yêu cầu sau: Về phẩm chất cá nhân: Về cơ bản, các tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức đối với KTVNB do Nhà nớc quy định hiện hành là phù hợp, nh: Có phẩm chất trung thực, khách quan, cha có tiền án và cha bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán Về trình độ nghiệp vụ: KTVNB nói chung và doanh nghiệp VTOT nói riêng phải có kiến thức, kỹ năng và kỷ luật cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán. Cụ thể: - Theo quy định của Nhà nớc: + Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, KTNB theo nội dung chơng trình thống nhất của Bộ Tài chính và đợc cấp chứng chỉ. + Trong quá trình thực hiện công việc, KTVNB phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nớc. + Tuân thủ nguyên tắc bảo mật các số liệu, tài liệu đã đợc kiểm toán. - Tác giả thấy nên bổ sung và sửa đổi một số tiêu chuẩn sau: + Không chỉ tuân thủ mà KTVNB cần có sự tinh thông nghiệp vụ trong việc áp dụng các chuẩn mực, thủ tục và kỹ thuật KTNB. Hiện nay, Việt Nam cha xây dựng đợc hệ thống chuẩn mực KTNB, do đó cần tham khảo chuẩn mực của hoạt động kiểm toán độc lập và KTNB quốc tế. Trong thời gian tới cần khẩn trơng xây dựng các chuẩn mực KTNB. + Để có thể đo lờng, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, KTVNB phải có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đơng nhiên, họ vẫn cần có sự am hiểu và trình độ nhất định về Tài chính - kế toán, nhng không nhất thiết mọi trờng hợp đều phải đòi hỏi ở mức là chuyên gia về tài chính - kế toán nh quy định hiện hành. Chẳng hạn: Nhiệm vụ kiểm toán hoạt động bảo dỡng sửa chữa tại doanh nghiệp VTOT sẽ cần đến các chuyên gia về kỹ thuật ô tô có hiểu biết về tài chính - kế toán. Trong trờng hợp khác, các cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm hoặc đội trởng đội xe đã đợc đào tạo thêm kiến thức tài chính hoàn toàn có thể đảm đơng công tác kiểm toán hoạt động sản xuất vận tải + Nhận thức rõ những nguyên tắc cơ bản của các vấn đề kế toán, kinh tế, luật doanh nghiệp, hệ thống thuế, tài chính, đặc điểm và kỹ thuật chuyên ngành (VTOT), các phơng pháp định lợng và hệ thống thông tin. Trong đó, tuỳ thuộc nhiệm vụ kiểm toán cụ thể mà KTVNB phải am hiểu sâu sắc đến mức là chuyên gia về một hoặc một số vấn đề nêu trên. Vì hầu hết các tình huống đều ít nhiều liên quan đến lĩnh vực tài chính, nên yêu cầu kiểm toán viên phải nắm vững nguyên tắc và nghiệp vụ kế toán. + Hiểu biết nguyên tắc quản lý và quản lý chuyên ngành (VTOT) để nhận thức và đánh giá thực chất cũng nh tầm quan trọng của những sai lệch thực tế trong sản xuất, kinh doanh vận tải, đồng thời đề ra những biện pháp cải tiến hiệu quả. Các yêu cầu khác: Cùng với những tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ nghiệp vụ, KTVNB doanh nghiệp VTOT còn phải có một số kỹ năng và yêu cầu khác nh sau: - Không ngừng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. - Có cách ứng xử khéo léo nhằm nắm vững và duy trì mối quan hệ thỏa đáng với các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp khi kiểm toán cũng nh khi trao đổi ý kiến kiểm toán. - Do tính chất của hoạt động kiểm toán kết hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh VTOT nên KTVNB doanh nghiệp VTOT còn phải có khả năng đi công tác thờng xuyên. 3. Tuyển chọn kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp Vận tảI ô tô Để đáp ứng những yêu cầu trên, đối tợng lựa chọn KTVNB doanh nghiệp VTOT nên là: - Cán bộ làm công tác tài chính - kế toán có hiểu biết về chuyên ngành VTOT, chú ý tới các nhân viên là các kỹ s kinh tế VTOT. - Cán bộ kỹ thuật về VTOT đợc đào tạo thêm về tài chính - kế toán (1 năm hay có bằng đại học, trung cấp thứ hai về tài chính - kế toán ). - Cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về sản xuất kinh doanh VTOT và các hoạt động khác của doanh nghiệp. - Các chuyên gia về lĩnh vực VTOT bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp. - Các kiểm toán viên độc lập đã có kinh nghiệm kiểm toán cho các doanh nghiệp VTOT cũng có thể là đối tợng lựa chọn, đặc biệt trong trờng hợp doanh nghiệp thuê ngoài KTVNB. Tất cả các đối tợng đợc lựa chọn đều phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất cá nhân và các yêu cầu khác đã nêu trên đây. Sau khi lựa chọn, doanh nghiệp phải có chơng trình tập huấn, đào tạo bồi dỡng phù hợp để có đội ngũ KTVNB đáp ứng yêu cầu của công việc kiểm toán. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Tài chính (2005). Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. [2]. Bộ Tài chính (1997). Quy chế kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT. [3]. Bộ Tài chính (1998). Thông t 52/1998/TT/BTC hớng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. [4]. Bộ Tài chính (1998). Thông t 171/1998/TT/BTC hớng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp Nhà nớc. [5]. Victor Z.Brink and Herbert Witt (2000). Kiểm toán nội bộ hiện đại, Nhà xuất bản Tài chính . toán nội bộ ở các doanh nghiệp ở nớc ta hiện nay l vấn đề kiểm toán viên nội bộ. Bi báo phân tích thực trạng kiểm toán viên nội bộ của Việt nam hiện nay v đề xuất cách thức xây dựng đội ngũ kiểm. xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam Từ thực tế vị trí của kiểm toán viên nội bộ Từ những năm 1998, Chính phủ, Bộ Tài chính Việt Nam đã cố gắng đa kiểm toán. xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp vận tải ôtô ThS. lê thu hằng Trờng đo tạo, bồi dỡng CBCC - GTVT Tóm tắt: Một trong những khó khăn, vớng mắc khi xây dựng bộ máy kiểm toán