ĐẺ THƯỜNG *Đẻ đường dưới: gồm đẻ thường và đẻ đường âm đạo + Đẻ thường là một cuộc chuyển dạ, diễn biến hết sức bình thường, không can thiệp thủ thuật - Thai đủ tháng, thai đủ cân, - Không dùng thuốc, không thở oxy. - Chỉ cắt rau. + Đẻ âm đạo: đẻ có can thiệp của thầy thuốc: - ối vở non, sớm, thiểu ối, đa ối - Dây rau cuốn cổ - Có sự can thiệp * Đẻ đường trên: mổ lấy thai *Tóm tắt bệnh án quy về các hội chứng sau: 1. H/C Thai nghén: + BN có thai, theo dõi thai tại BV + Tuổi thai + Vòng bụng, vòng… + SA: thai 38 tuần 2. H/C chuyển dạ: + Đau bụng, ra huyết hồng + Cổ TC mở ( 3cm) hoặc Cổ TC xoá…. 3. H/C Nhiễm độc thai nghén: + Mạch, HA, + Phù + Albumin nước tiểu? Cách chăm sóc một cuộc đẻ thường Đối với bất cứ người phụ nữ nào, cuộc sinh nở tuy là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là một thử thách. Để được mẹ tròn con vuông, cả sản phụ và người hộ sinh đều cần có sự chuẩn bị tốt để có thể thực hiện đúng và kịp thời những điều cần làm khi người mẹ chuyển dạ. Về phía sản phụ và gia đình, cần thực hiện những công việc sau: - Khi sản phụ có dấu hiệu sắp chuyển dạ, cần chuẩn bị để đến cơ sở y tế. Nếu có phương tiện đi lại tốt, cơ sở y tế lại ở gần nhà thì bắt đầu đi khi chuyển dạ là vừa. Còn nếu nhà xa, xe cộ không thuận lợi, cần đi sớm hơn. Sản phụ cần sắp sẵn quần áo rộng rãi và sạch để mặc trong khi chuyển dạ, tã lót và áo cho trẻ sơ sinh. - Thân nhân sản phụ nên có mặt trong cuộc vượt cạn nhằm giúp người mẹ không cảm thấy cô đơn khi đau đẻ. Sự yên tâm trong khi chờ đợi đứa trẻ ra đời sẽ giúp khí huyết sản phụ điều hòa hơn, sự hô hấp tế bào diễn ra bình thường, giảm nguy cơ đẻ khó và suy thai. - Trong khi chờ đẻ, sản phụ không nên ăn no, nhưng cũng không để bị đói. Đói và khát làm tổn hại cả thể chất lẫn tinh thần. Khi chuyển dạ, mồ hôi toát ra nhiều nên sản phụ dễ bị mất nước (biểu hiện là thở nhanh, nông, môi khô, khát nước, thân nhiệt tăng). Cần cho uống mỗi giờ một cốc nước (tốt nhất là nước chanh, cam, nước dừa có thêm chút muối) và cứ 2 giờ đi tiểu 1 lần. - Trong thời gian chuyển dạ, sản phụ không nên nằm ngửa liên tục mà cần thay đổi tư thế thường xuyên. Nếu đi lại được trong phòng thì càng tốt. Về phía nữ hộ sinh, các công việc cần làm bao gồm: - Theo dõi đều đặn các chỉ số như: tim thai: (30 phút/lần), cơn co tử cung (lúc đầu 1 giờ/lần, sau nhanh hơn), mạch (2-4 giờ/lần), huyết áp (1 giờ/lần), thân nhiệt (4 giờ/lần). - Kiểm tra ngôi thai. - Thăm âm đạo: Thăm lần đầu khi sản phụ vào viện, lần thứ hai lúc vỡ ối để xem có sa dây rau không. - Sử dụng sản đồ hay biểu đồ chuyển dạ cho tất cả các sản phụ. Đây là công cụ tốt nhất để phát hiện các bất thường của cuộc đẻ và giúp xử lý kịp thời. Để giúp sản phụ bớt lo âu và sợ hãi, người hộ sinh cần tỏ ra tận tụy, thân mật, khéo léo. Nên thông báo cho sản phụ phương pháp làm việc của mình, lắng nghe ý kiến đề đạt của họ, cho biết những dấu hiệu bình thường và không bình thường của cuộc chuyển dạ. Nữ hộ sinh cần hướng dẫn tỉ mỉ cho sản phụ cách rặn đẻ, cách thở để thai không bị ngạt, cách giảm đau khi có cơn co Khi đứa bé ra đời, nữ hộ sinh cần cắt, khử trùng và băng rốn cho bé. Sau đó, cần nhỏ mắt, tắm rửa rồi trao bé cho sản phụ để bé được bú mẹ ngay trong vòng 30 phút sau khi lọt lòng. GS Đỗ Trọng Hiếu, Sức Khỏe & Đời Sống . ĐẺ THƯỜNG *Đẻ đường dưới: gồm đẻ thường và đẻ đường âm đạo + Đẻ thường là một cuộc chuyển dạ, diễn biến hết sức bình thường, không can thiệp thủ thuật. khi đau đẻ. Sự yên tâm trong khi chờ đợi đứa trẻ ra đời sẽ giúp khí huyết sản phụ điều hòa hơn, sự hô hấp tế bào diễn ra bình thường, giảm nguy cơ đẻ khó và suy thai. - Trong khi chờ đẻ, sản. thuốc, không thở oxy. - Chỉ cắt rau. + Đẻ âm đạo: đẻ có can thiệp của thầy thuốc: - ối vở non, sớm, thiểu ối, đa ối - Dây rau cuốn cổ - Có sự can thiệp * Đẻ đường trên: mổ lấy thai *Tóm tắt