Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng siêu cao tần docx

4 564 0
Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng siêu cao tần docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng siêu cao tần Suy tĩnh mạch mạn tính hiện nay không còn là một bệnh xa lạ với người dân. Tỷ lệ mắc bệnh là rất cao, đặc biệt ở những người có thói quen hoặc nghề nghiệp phải đứng lâu, đi lại nhiều, hoặc phụ nữ mang thai sanh nở nhiều, béo phì, người mắc chứng táo bón kinh niên. Tại Hoa Kỳ, theo thống kê, có tới 10-30% người lớn mắc bệnh này, làm tiêu tốn hàng tỷ USD và hơn 1 triệu ngày công lao động hàng năm. Tại nước ta, BV ĐHYD cũng đang thực hiện nghiên cứu thống kê tương tự, nhưng bước đầu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cũng không phải là thấp. Trong vòng 3 năm qua, tại BV ĐH Y Dược đã có trên 20.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị với những than phiền do các triệu chứng do suy tĩnh mạch mạn tính gây ra. Bệnh thuyên giảm khá chậm, thường do diễn tiến mạn tính lâu ngày, và do người bệnh khó thay đổi được thói quen làm việc đứng lâu ngồi nhiều, nên thời gian điều trị thường kéo dài từ 3-6 tháng, gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc. Mặt khác, do tính chất mạn tính, các van tĩnh mạch khi bị suy yếu hư hỏng sẽ không có khả năng tự hồi phục, nên bệnh cũng thường tái phát sau một thời gian ngưng điều trị, và cũng không ít các trường hợp bệnh nhân phải duy trì điều trị suốt đời. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lý này. Bên cạnh đó y học cũng hàng ngày nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu về cơ chế sinh bệnh của suy tĩnh mạch, ứng dụng các thành tựu của khoa học tiên tiến vào trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Một trong những ứng dụng mới nhất của y học hiện đại, đó là sử dụng sóng cao tần vào trong điều trị Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, gọi tắt là RFA (radio frequency ablation) . Dòng máu trào ngược - Thủ phạm gây ra triệu chứng Bình thường, máu tĩnh mạch lưu chuyển từ hai chân về tim theo chiều từ dưới lên trên, ngược theo chiều của trọng lực, bất chấp khi người bệnh đang ở tư thế đứng hoặc đi lại. Để làm được điều này, ngoài các cơ chế như lực hút của cơ tim và lồng ngực, sức co bóp của khối cơ cẳng chân, còn có vai trò rất quan trọng của hệ thống van một chiều trong lòng các tĩnh mạch. Các van này bảo đảm cho máu luôn luôn di chuyển theo một chiều sinh lý. Khi các hệ thống van này bị hư hỏng, suy yếu, ngoài dòng máu sinh lý nói trên, trong lòng tĩnh mạch sẽ xuất hiện các dòng máu chảy theo chiều ngược lại, gọi là dòng trào ngược. Điều này sẽ gây ra các xáo trộn về mặt sinh lý mà y học gọi là xáo trộn huyết động. Sự xáo trộn huyết động này là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng lâm sàng của người bệnh như nhức mỏi, nặng chân, cảm giác căng tức ở chân, sưng phù chân về chiều, vọp bẻ về đêm, dãn các mạch máu ngoài da, chàm da, xạm da, loét chân… Loại bỏ dòng trào ngược bằng sóng siêu âm cao tần – Ưu điểm so với các phương pháp trước đây Kể từ khi ra đời, sóng cao tần (RF) đã được ứng dụng vào lĩnh vực y học trong điều trị khá nhiều bệnh lý, như đốt u gan, điều trị u xơ tiền liệt tuyến,… Năm 1998, RFA được chính thức bắt đầu sử dụng trong điều trị suy tĩnh mạch tại các nước châu Âu. Đến năm 1999, RFA đã được FDA cấp phép công nhận là kỹ thuật điều trị trong bệnh lý suy tĩnh mạch và được sử dụng tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, kỹ thuật này đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Singapore. Nhiều nghiên cứu tại nhiều trung tâm thực hiện cho thấy đây là một phương pháp có hiệu quả cao, an toàn và rất thẩm mỹ, khi so với điều trị bằng phẫu thuật kinh điển. Thậm chí, phương pháp này cho thấy tính an toàn, thẩm mỹ, ít đau và thực hiện đơn giản hơn, vì kiểm soát được nguồn năng lượng và nhiệt độ phát ra, khi so với đốt bằng laser nội mạch, cũng là một phương pháp mới được sử dụng gần đây. Chỉ định chính của RFA là nhằm mục đích loại bỏ dòng máu trào ngược trong tĩnh mạch hiển, ở những bệnh nhân bị dãn tĩnh mạch chân từ độ 2 trở lên theo phân độ quốc tế CEAP. Những bệnh nhân suy tĩnh mạch đã điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc và mang vớ áp lực trên 01 tháng nhưng chưa thuyên giảm nhiều, không cải thiện điểm độ nặng lâm sàng (VDS và VCSS), siêu âm có phát hiện dòng trào ngược, thì cũng có thể cân nhắc điều trị bằng RFA. Cuối 2009 đầu năm 2010, BV ĐHYD TpHCM là nơi đầu tiên trong cả nước đã triển khai và ứng dụng thành công kỹ thuật sử dụng sóng RF trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Ưu điềm của RFA so với các phương pháp trước đây: - Tỷ lệ thành công cao trong việc loại bỏ dòng trào ngược. Hiệu quả tốt trong điều trị nếu được chỉ định chính xác. - Nhẹ nhàng, ít đau, ít bầm máu. Có thể xuất viện trong ngày. - Thẩm mỹ cao. - An toàn, rất ít tai biến và biến chứng. Do tính chất ít xâm lấn hơn, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn so với nếu điều trị bằng phẫu thuật kinh điển. Đau sau khi làm RFA không trầm trọng lắm nên bênh nhân chỉ cần uống các thuốc giảm đau thông thường. Các vết đỏ hoặc bầm máu nhẹ sẽ tự lặn hết trong vòng 3-5 ngày. Bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, quay lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong 12 tiếng ngay sau thủ thuật. Việc tập luyện và chơi thể thao sẽ trở lại bình thường khoảng 1 tuần sau đó. . Điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng siêu cao tần Suy tĩnh mạch mạn tính hiện nay không còn là một bệnh xa lạ với người dân. Tỷ lệ mắc bệnh là rất cao, đặc biệt ở những. đêm, dãn các mạch máu ngoài da, chàm da, xạm da, loét chân… Loại bỏ dòng trào ngược bằng sóng siêu âm cao tần – Ưu điểm so với các phương pháp trước đây Kể từ khi ra đời, sóng cao tần (RF) đã. lĩnh vực y học trong điều trị khá nhiều bệnh lý, như đốt u gan, điều trị u xơ tiền liệt tuyến,… Năm 1998, RFA được chính thức bắt đầu sử dụng trong điều trị suy tĩnh mạch tại các nước châu

Ngày đăng: 06/08/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan