Thiết kế không gian riêng dành cho người già Sự khác nhau về độ tuổi sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý, sức khỏe, sở thích và yêu cầu về không gian kiến trúc cũng hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là không gian dành cho người già cần phải lưu ý. Đây là một vấn đề khiến nhiều gia chủ và KTS phải suy nghĩ và cân nhắc, vừa phải chú ý tới sở thích của ông bà và vừa phải đáp ứng một không gian thoải mái, thuận tiện, an toàn và tốt cho sức khỏe của họ, bởi người già hay đau yếu, chân tay không còn nhanh nhẹn như các đôi vợ chồng trẻ. 1. Sự an toàn Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất khi thiết kế. Vị trí của không gian này thường được gia chủ bố trí thấp tầng, như tầng 1 hoặc 2. Điều này không những thuận tiện cho đi lại của người già, mà còn đảm bảo sức khỏe, không phải leo thang nhiều tầng. Đối với nhà có khuôn viên hay vườn, ông bà thường thích chăm sóc cây cối, việc bố trí vị trí phòng cho người già cũng cần lưu ý điều này, làm thế nào để tiện lợi nhất. Không gian bên trong, nên hạn chế sự góc cạnh trong thiết kế. Về vật liệu, nên sử dụng những loại vật liệu chống trơn trượt. Người già thường thích gần gũi với thiên nhiên. Vật liệu xanh như đá, gỗ, mây, nứa, vv…vừa tốt cho sức khỏe bởi sự an toàn, vừa gắn bó với thiên nhiên. 2. Ánh sáng và màu sắc Đối với giới trẻ, đôi khi sự táo bạo về màu sắc, những gam màu đối nghịch, tương phản sẽ tạo nên những không gian lạ, lại chính là sở thích của họ. Ngược lại, với người già, họ lại thích một không gian yên tĩnh, hài hòa hơn. Do vậy, màu sắc trong không gian cho ông bà thường được các KTS chọn là màu trung tính, những gam màu ấm áp, nhẹ nhàng như vàng kem, ghi, vv Màu sắc đậm, rực rỡ có thể khiến người già khó ngủ. Gam màu ấm áp được lựa chọn cho không gian của người già Không nên có quá nhiều ánh sáng trong phòng của ông bà vì có thể chúng sẽ gây chói mắt, nhưng vẫn phải đảm bảo vừa đủ ánh sáng và gió tự nhiên cho một không gian thoáng đãng. Tốt nhất nên thiết kế rèm cửa, vừa làm đẹp cho căn phòng và che bớt ánh sáng khi cần thiết. Các loại đèn chùm cũng nên hạn chế sử dụng vì không hợp với sở thích của họ. 3. Thiết kế Thiết kế phòng người già nên đơn giản, nhưng không vì thế mà sơ sài, cần có sự nghiên cứu sao cho phù hợp với sở thích và tâm lý của ông bà. Điểm lưu ý đối với không gian này là không giật cốt, leo cao. Vị trí của giường ngủ cũng hết sức quan trọng, theo phong thủy, giường của người già nên đặt ở trục Đông Tây, người trẻ là Bắc Nam. Vị trí cửa sổ vừa đủ đón ánh sáng, bố trí sao cho gió chạy ngang người là tốt nhất, bố trí cao quá gió đi qua đầu không tốt cho sức khỏe. Hướng cửa sổ gia chủ nên hướng ra những nơi có view đẹp như khuôn viên, vườn, hay nơi vui chơi của con cháu để ông bà tiện quan sát. Phòng ngủ người già thường bố trí thấp tầng (ảnh mặt bằng) Trang trí trong phòng tối giản, mọi đồ đạc đều vừa tầm tay, tiện dụng, dễ nhớ và dễ tìm vì người già thường có trí nhớ kém. Không gian này nhất thiết cần có WC riêng và tiện nghi, bố trí gần phòng ngủ của ông bà. Không gian thoáng mát, đồ đạc vừa tầm tay của người già . Thiết kế không gian riêng dành cho người già Sự khác nhau về độ tuổi sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý, sức khỏe, sở thích và yêu cầu về không gian kiến trúc cũng hoàn. 3. Thiết kế Thiết kế phòng người già nên đơn giản, nhưng không vì thế mà sơ sài, cần có sự nghiên cứu sao cho phù hợp với sở thích và tâm lý của ông bà. Điểm lưu ý đối với không gian này. sẽ tạo nên những không gian lạ, lại chính là sở thích của họ. Ngược lại, với người già, họ lại thích một không gian yên tĩnh, hài hòa hơn. Do vậy, màu sắc trong không gian cho ông bà thường