cách diễn đạt bằng thể bị động trong văn bản chuyên ngnh xây dựng cầu đờng áp dụng trong dịch thuật ThS. Nguyễn thị hồng tuyến Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học cơ bản - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Trớc tiên bi báo nhấn mạnh về tần số xuất hiện của cách diễn đạt bằng thể bị động v trình by kết cấu bị động điển hình trong văn bản tiếng Anh v tiếng Việt chuyên ngnh xây đựng cầu đờng (CNXDCĐ). Tiếp đó tác giả sẽ đa ra một số cách dịch lối nói bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt. V cuối cùng l cách sử dụng lối nói bị động để dịch văn bản XDCĐ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Summary: The article firstly highlights the frequency of passive expressions and presents some typical passive constructions in both English and Vietnamese texts in Road and Bridge engineering. Secondly, some techniques for translating English passive expressions into Vietnamese are recommended. Finally, we suggest the ways to translate Vietnamese Road and Bridge documents into English employing passive expressions. Có thể nói lối nói bị động là một đặc điểm điển hình của văn bản KHKT khi viết bằng tiếng Anh. Nó tồn tại ở những hình thức khác nhau ví dụ nh câu, cú bị động và các cụm từ mang nghĩa bị động Theo số liệu thống kê thì trong văn bản KHKT chỉ riêng câu bị động đã chiếm tới 50% cha kể các cú và cụm từ bị động. Vậy khi dịch văn bản KHKT từ tiếng Việt sang tiếng Anh các dịch giả chuyên nghiệp thờng sử dụng lối nói bị động nếu có thể để đảm bảo đúng văn phong. Tuy nhiên, trong thực tế thì các dịch giả không chuyên thờng chỉ sử dụng câu bị động tiếng Anh khi câu tiếng Việt cũng là câu bị động và rất ít khi dịch các câu tiếng Việt không phải là bị động sang câu bị động trong tiếng Anh. Do đó bản dịch sẽ là một văn bản tiếng Anh không đúng văn phong khoa học kỹ thuật, tạo cảm giác khó chịu cho ngời đọc, đặc biệt là ngời đã quen với thể loại văn bản này. Nhằm giúp các dịch giả không chuyên nâng cao chất lợng bản dịch, tác giả sẽ bàn bạc về lối nói bị động trong văn bản chuyên ngành xây dựng cầu đờng và đa ra một số thủ thuật để dịch lối nói bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt đồng thời sử dụng lối nói bị động để dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. i. Cách diễn đạt bằng thể bị động trong văn bản tiếng anh chuyên ngnh xây dựng cầu đờng (xdcđ) Nh chúng ta đã biết trong tiếng Anh, thể bị động đợc tạo bởi động từ to be + phân từ quá khứ. Ví dụ: Chủ động Bị động To construct (xây dựng, thi công) To be constructed (đợc xây dựng, thi công) To pre - stress (dự ứng lực) To be pre-stressed (đợc dự ứng lực) To drill (khoan) To be drilled (đợc khoan) To fabricate (chế tạo) To be fabricated (đợc chế tạo) To tension (kéo) To be tensioned (đợc kéo) Nếu nh thể bị động thuộc phạm trù ngữ pháp thì lối nó bị động có nghĩa rộng hơn dùng để chỉ tất cả các từ, cụm từ, mệnh đề và câu có nghĩa bị động. Thậm chí một câu không hề có to be + quá khứ phân từ cũng thuộc lối nói bị động. Ví dụ: The waterproofing/surfacing system needs rehabilitating. (Cần phải nâng cấp hệ thống chống thấm v giải mặt cầu.) Hay: All the engineers and workers made great efforts to achieve the desirable qualities. (Tất cả công nhân v kỹ s đã cố gắng nỗ lực để đảm bảo chất lợng quy định) Tuy nhiên mục đích của bài viết này không phải là nghiên cứu về lối nói bị động của hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt mà nhằm đa ra một số cách dịch lối nói bị động trong văn bản chuyên ngành XDCĐ nên chúng tôi chỉ đề cập đến các kết cấu bị động thờng xuất hiện trong thể loại văn bản đặc biệt này. Qua khảo sát cho thấy những kết cấu bị động sau thờng xuất hiện trong văn bản tiếng Anh XDCĐ: 1.1. Câu (mệnh đề) bị động bình thờng (tức là câu có động từ to be + Quá khứ phân từ đợc chia ở một thì nào đó của tiếng Anh) Ví dụ: The cable - stayed bridge was constructed at the beginning of the twentieth century. (Chiếc cầu dây văng ấy đợc xây dựng vo đầu thế kỷ 20) 1.2. Câu bị động có động từ khuyết thiếu Đây là loại câu bị động xuất hiện nhiều nhất trong văn bản chuyên ngành XDCĐ, chiếm tỷ lệ 65 % trong lối nói bị động. Trong tiếng Anh có các động từ khuyết thiếu nh: can, could, may, might, will, would, shall, should, ought to, have to Hầu nh tất cả các động từ khuyết thiếu này đều đợc sử dụng với tần số rất cao, mà chủ yếu là ở câu bị động chứ không phải là câu chủ động: Ví dụ: Road surfaces on a bridge shall be given anti - skid characteristics, crown, drainage, and super - elevation in accordance with the Road Design specification. (Mặt đờng trên cầu phải đảm bảo đặc tính chống trợt, có sống đờng, thoát nớc v siêu cao phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đờng.) 1.3. Mệnh đề bị động (thờng là mệnh đề quan hệ) cắt giảm Trong văn bản XDCĐ thờng xuất hiện rất nhiều câu kiểu nh sau: The friction caused by the deviation of tendon duct or seethe from its specified profile is called wobble friction. (Ma sát gây ra bởi sự lệch hớng của ống bọc hoặc vỏ bọc bó thép ra khỏi biến dạng qui định của nó đợc gọi l ma sát lắc.) Hay: Economically constructed, the road deteriorated very fast. (Đợc xây dựng một cách kinh tế nên con đờng đó xuống cấp rất nhanh.) Thực tế từ Caused là một quá khứ phân từ viết tắt của mệnh đề quan hệ which is caused. Còn cụm từ Economically constructed là viết tắt của because the road had been economically constructed. 1.4. Cụm từ bị động Cũng nh các thể loại văn bản KHKT khác thì văn bản XDCĐ có một hệ thống thuật ngữ riêng, trong đó có rất nhiều các cụm từ cố định có cấu tạo bằng phân từ quá khứ bổ nghĩa cho một danh từ, ví dụ nh: Devided artirial road (đờng trục) Reinforced concrete (bê tông cốt thép) Pre - stressed concrete (bê tông dự ứng lực) Undevided highway (đờng không có giải phân cách) Prefabricated concrete beams (dầm bê tông đúc sẵn) II. lối nói bị động trong văn bản xdcđ tiếng việt Thực ra trong tiếng Việt có lối nói bị động hay không còn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ. Một số nhà ngôn ngữ cho rằng Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tích tính, không biến hình nên không có thể bị động. Một số nhà ngôn ngữ học có uy tín khác nh Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Thuận thì cho rằng thể bị động là một phạm trù ngữ pháp phổ quát, tồn tại ở mọi ngôn ngữ nhng mỗi ngôn ngữ lại có cách diễn đạt khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi không nhằm trả lời câu hỏi là tiếng Việt có thể bị động hay không mà trả lời câu hỏi làm thế nào để dịch lối nói bị động trong văn bản chuyên ngành XDCĐ cho hay, cho đúng. Vậy dù trong tiếng việt có thể bị động hay không đi nữa thì lối nói bị động vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong thể loại văn bản này khi viết bằng tiếng Anh và nhu cầu dịch Việt - Anh, Anh - Việt với chất lợng cao ngày càng trở nên cấp bách trong lĩnh vực XDCĐ. Vì chúng tôi sẽ đa ra hai phơng pháp dịch, đó là dịch giao tiếp và dịch theo nghĩa đen nên chúng tôi tạm đứng về phía các nhà ngôn ngữ cho rằng trong tiếng Việt có thể bị động. Qua khảo sát cho thấy có các loại kết cấu bị động sau đây thờng xuất hiện trong văn bản XDCĐ: 2.1. Câu không chứa bị và đợc nhng có thể dễ dàng đa bị hoặc đợc vào, ví dụ Vật liệu dùng để chế tạo loại phụ gia ny l các loại axit Ligno sulphonic v các muối của nó. 2.2. Câu chứa bị hoặc đợc và vị ngữ đợc cấu tạo bởi một động từ ngoại động tác động lên chủ ngữ của câu, ví dụ Loại bê tông ny đợc bảo dỡng bằng phơng pháp thông thờng. 2.3. Câu chứa bị hoặc đợc và vị ngữ là một kết cấu chủ vị. Động từ ngoại động ở vị ngữ tác động lên chủ ngữ của mệnh đề chính Nếu không có thoát nớc trọng lực thì nớc đọng sẽ đợc máy bơm hút ra khi cần thiết. 2.4. Thuật ngữ có cấu tạo bằng một cụm động từ bị động bổ nghĩa cho một danh từ, ví dụ Gỗ dán hay thép dự ứng lực. iii. So sánh tần số xuất hiện của lối nói bị động trong văn bản XDCĐ tiếng Anh v văn bản tiếng Việt tơng đơng Chúng tôi chọn hai văn bản XDCĐ viết bằng tiếng Anh rồi đa cho nhiều dịch giả dịch và chọn lấy những bài có chất lợng cao để khảo sát thì thấy rằng số lợng lối nói bị động trong văn bản tiếng Anh cao hơn văn bản tiếng Việt gấp 5 lần. Rất nhiều câu bị động trong tiếng Anh có thể chuyển sang câu chủ động hoặc câu trung tính (không phải là câu chủ động hoặc là câu bị động) trong tiếng Việt. Hơn nữa, trong văn bản tiếng Việt càng chứa nhiều câu bị động bao nhiêu thì chất lợng bản dịch càng kém bấy nhiêu. Các số liệu đợc thể hiện trong bảng sau: Tên văn bản Số lợng lối nói bị động trong văn bản nguồn Số lợng lối nói bị động trong văn bản đích Các biện pháp an toàn và điều khiển giao thông khi duy tu bảo dỡng đờng. 28 3 Các thiết bị và vận hành của đờng ngầm. 17 6 Tổng 45 9 Số lợng trung bình 22,5 4,5 IV. áp dụng lối nói bị động trong dịch văn bản chuyên ngnh XDCĐ 4.1. áp dụng cho dịch Anh - Việt Trong văn bản tiếng Anh, lối nói bị động đợc sử dụng rất nhiều. Có những câu ngắn nhng chứa đến 3, 4 kết cấu bị động, ví dụ: Decision sight distance shall be used at all channelized signal intersections where right turned lanes are used to and from the main highway. Thông thờng thì các dịch giả là chuyên gia về xây dựng cầu đờng sẽ sử dụng lối nói bị động trong tiếng Việt để dịch nếu có thể chấp nhận đợc. Câu tiếng Việt tơng đơng sẽ là: Tầm nhìn quyết định phải đợc sử dụng cho tất cả các giao cắt đợc phân luồng có đèn điều khiển ở nơi có ln đờng rẽ phải đợc sử dụng để vo hay ra đờng chính. Chính vì quá phụ thuộc vào cấu trúc ngữ pháp của văn bản nguồn, hay theo các chuyên gia dịch thuật thì dịch giả đã sử dụng phơng pháp dịch nghĩa nên trong câu tiếng Việt tơng đơng vẫn chứa nhiều kết cấu bị động, câu văn nghe không trôi chảy, tạo cảm giác khó hiểu cho ngời đọc. Ta có thể dịch câu trên theo phơng pháp dịch giao tiếp, giảm bớt lối nói bị động để câu văn nghe xuôi tai và dễ hiểu hơn: Tầm nhìn quyết định phải đợc sử dụng cho tất cả các nút giao cắt có phân luồng v đèn điều khiển nơi sử dụng ln đờng rẽ phải để ra vo đờng chính. Nói nh vậy không có nghĩa là ta không nên sử dụng lối nói bị động trong tiếng Việt để dịch lối nói bị động tiếng Anh. điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là từ một câu bị động tiếng Anh ta có thể sử dụng rất nhiều kết cấu tơng đơng khác trong tiếng Việt để dịch mà không hề ảnh hởng đến văn phong cũng nh nghĩa của bản gốc. Dới đây chúng tôi sẽ đa ra một số thủ thuật để dịch lối nói bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 4.1.1. Một số phơng pháp dịch ngữ nghĩa (bám sát cấu trúc ngữ pháp v nghĩa của bản gốc) 4.1.1.1. Giữ nguyên lối nói bị động v sử dụng bị hoặc đợc, ví dụ: Force effects due to downdrag on piles or drilled shafts resulting from settlement of the ground adjacent to the pile or shaft shall be determined in accordance with the provisions of section 10. ứng lực do tác động kéo xuống đối với cọc hay cọc khoan do lún của khối đất tiếp giáp với cọc hay cọc khoan phải đợc xác định theo các quy định của phần 10. Giữ nguyên lối nói bị động nhng bỏ bị hoặc đợc, ví dụ: Various types of structures are employed to separate the grades of two intersecting roadways or highway and railroad. Có rất nhiều loại kết cấu dùng để phân tách các mức giữa hai tuyến đờng cắt nhau hoặc giữa đờng bộ v đờng sắt. Sử dụng đợc + động từ ngoại động + bởi, ví dụ: The friction caused by the deviation of tendon duct or seethe from its specified profile is called wobble friction. Ma sát gây ra bởi sự lệch hớng của ống bọc hoặc vỏ bọc bó thép ra khỏi biến dạng qui định của nó đợc gọi l ma sát lắc. 4.1.2. Một số phơng pháp dịch giao tiếp (sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn, không bị phụ thuộc vo cấu trúc ngữ pháp v ngữ nghĩa của bản gốc) 4.1.2.1. Chuyển sang câu chủ động trong tiếng Việt, ví dụ: The concepts of safety through redundancy and ductility and of protection against scour and collision are emphasized. Bộ tiêu chuẩn ny luôn lu ý nhấn mạnh vấn đề an ton thông qua tính dẻo, tính d, v việc bảo vệ chống sói lở, va chạm. 4.1.2.2. Sử dụng ta, ngời ta, chúng ta lm chủ ngữ của câu tiếng Việt The common accepted practice for theseismic design of foundations is to utilize a pseudo-static approach. Thông thờng trong thực tế ngời ta chấp nhận việc thiết kế móng chống động đất bằng cách tiếp cận tĩnh học hình thức. 4.1.2.3. Sử dụng các động từ khuyết thiếu nh: cần, nên, phải, có thể, không đợc, không nên, không cần phải, ở đầu câu Bridges should be designed in a manner such that fabrication and erection can be performed without undue difficulty. Cần thiết kế cầu sao cho có thể chế tạo và lắp ráp các bộ phận không gặp nhiều khó khăn. 4.1.2.4. Sử dụng động từ ngoại động sau các liên từ nh: nếu, vì, bởi vì, khi, trong khi, trừ khi, trong trờng hợp, giả sử If dynamic analysis is used, it shall comply with the principles and requirements of Article 4.7. Nếu dùng: phơng pháp phân tích động thì phải tuân thủ các nguyên tắc v yêu cầu đã nêu ra ở phần 4.7. 4.1.2.5. Sử dụng một cụm từ hon ton khác trong tiếng Việt Frequently, the choice of an underpass at a particular location is determined not by conditions at that location, but by the design of the highway as a whole. Thông thờng, việc lựa chọn một đờng chui tại một vị trí nhất định không phụ thuộc vào điều kiện tại vị trí đó m phụ thuộc vo thiết kế của ton bộ tuyến đờng. 4.1.2.6. Dùng thuật ngữ , ví dụ: Devided artirial road Reinforced concrete Post-tensioned tendon Pre-stressed concrete Pre-tensioned steel Segmentally constructed bridge Precast box - girder Undevided highway Devided highway Prefabricated concrete beams đờng trục bê tông cốt thép bó thép kéo sau bê tông dự ứng lực thép kéo trớc cầu lắp ghép dầm hộp đúc sẵn đờng không có giải phân cách đờng có giải phân cách Dầm bê tông đúc sẵn 4.1.2.7. Dùng mẫu câu do + chủ ngữ + động từ ngoại động, ví dụ: Permits for construction of a bridge over a navigable waterway shall be obtained from the Vietnam Inland Waterway Bureau or the Vietnam Marine administration as appropriate. Giấy phép để xây dựng cầu qua đờng thuỷ có thông thuyền phải do Cục Đờng sông hoặc Cục Hng hải Việt nam cấp. 4.1.3. Một số cách dịch từ by trong câu bị động Khi thấy có từ by xuất hiện trong câu bị động tiếng Anh, nhiều ngời thờng cho rằng đó là giới từ đứng truớc chủ thể của hành động, hay nói cách khác là chủ ngữ của câu chủ động và dịch sang tiếng Việt là bởi. Tuy nhiên, trong nhiều trờng hợp từ by không phải dùng để đa ra chủ thể mà để nói đến cách thức. Vậy ngoài dịch thành bởi, từ by có thể đợc dịch thành nhiều từ tiếng Việt tơng đơng, chẳng hạn thành bằng, bằng cách hoặc là, do, theo Hơn nữa nếu ta không dùng câu bị động tiếng Việt để dịch thì từ by sẽ không còn nữa. 4.1.3.1. Nếu ta dùng câu chủ động hoặc l câu trung tính thì by sẽ biến mất trong câu tiếng Việt, ví dụ: Minimum opposing sight distance is the least distance required by a driver in order to make the avoidance maneuver safely. Tầm nhìn ngợc chiều tối thiểu l khoảng cách tối thiểu m ngời lái xe cần có để hai xe chạy ngợc chiều tránh nhau an ton. 4.1.3.2. By đợc dịch thnh bởi Where the deck is interrupted by a sealed deck joint, all top surfaces of piers and abutments, other than bearing seats, shall have a minimum slope of 5 percent towards their edges. Nơi mặt cầu bị gián đoạn bởi khe co giãn bịt kín thì mặt đỉnh mố trụ, trừ bệ gối, cần lm dốc ít nhất l 5% ra phía mép. 4.1.3.3. By đợc dịch thnh bằng, bằng cách Prestressed concrete is concrete components in which stresses and deformations are introduced by application of prestressing forces. Bê tông dự ứng lực l cấu kiện bê tông ở đó các ứng xuất v biến dạng đợc tạo ra bằng các tác động của dự ứng lực. The live load shear for interior beams may be determined by applying the lane fractions specified in table a-1. Có thể xác định lực cắt do hoạt tải đối với các dầm giữa bằng cách áp dụng các phân số ln chỉ ra trong bảng a-1. 4.1.3.4. By đợc dịch thnh theo It is assumed that the left outer front wheel of the vehicle follows a circular curve defining the maximum turning radius as determined by the vehicle steering mechanism. Giả sử bánh trớc phía ngoi bên trái của xe đi theo đờng cong tròn xác định bán kính rẽ tối thiểu nh đã đợc xác định theo cơ cấu vận hnh xe. 4.1.3.5. By đợc dịch thnh do Furthermore, for situations where additional stresses are imposed by construction operations, care is needed in interpreting the correlation. Hơn thế, trong những tình huống có ứng suất phụ xuất hiện do các hoạt động xây dựng thì cần cẩn thận khi xem xét sự tơng quan ny. 4.2. áp dụng cho dịch Việt - Anh Dịch Việt - Anh văn bản KHKT nói chung và văn bản chuyên ngành XDCĐ nói riêng đang là một nhu cầu rất cần thiết. Tuy nhiên để dịch đợc thể loại văn bản này không chỉ cần phải có vốn kiến thức chuyên ngành, trình độ tiếng Anh tốt mà còn cần phải có kinh nghiệm dịch thuật. Dịch giả phải biết ít nhiều về đặc điểm của văn bản XDCĐ viết bằng tiếng Anh, đặc biệt là lối nói bị động đợc sử dụng bất kỳ khi nào có thể. Thông thờng thì các dịch giả không chuyên chỉ dùng câu bị động tiếng Anh khi câu tiếng Việt cũng rõ ràng là câu bị động và rất ít khi sử dụng lối nói bị động tiếng Anh để dịch những câu tiếng Việt không phải là câu bị động, ví dụ: Ta có thể sử dụng sỏi cuội thay cho đá dăm thờng đựơc dịch là: We can use gravel instead of stone aggregates chứ rất ít khi dịch là: Gravel can be used instead of stone aggregates. Điều đáng lo ngại là nếu trong cả một văn bản dài mà luôn có xu hớng dịch nh vậy thì dịch giả sẽ vô hình chung bóp méo văn phong của văn bản, gây cảm giác rất khó chịu cho ngời đọc, mặc dù bản dịch sử dụng đúng ngữ pháp. Vậy sau đây tác giả sẽ đa ra một số thủ thuật sử dụng câu bị động tiếng Anh khi dịch Việt - Anh văn bản XDCĐ. 4.2.1. Khi câu tiếng Việt l câu bị động có từ bị hoặc đợc, ví dụ: Kết cấu áo đờng đợc xây trên nền đất đã đợc gia cố. The pavement structure was placed on stabilized sub-grade. 4.2.2. Khi câu tiếng Việt l câu bị động nhng không chứa bị hoặc đợc, ví dụ Dầm ny làm tại nh máy Vật liệu xây dựng số I. These pre-fabricated beams are made at the Construction Material Factory N O 1. 4.2.3. Khi chủ ngữ l một đại từ vô nhân xng nh ta, ngời ta, chúng ta Ngời ta thờng sử dụng cấp phối đá hộc cho lớp móng bảo vệ. Rocks are usually used for the capping layer. 4.2.4. Khi câu không có chủ ngữ v bắt đầu bằng một ngoại động từ Đo cờng độ chịu lực của lớp đất dới móng bằng thí nghiệm CBR. The strength of the sub-grade is measured by CBR (California Bearing Ratio) tests. 4.2.5. Khi câu bắt đầu bằng một động từ khuyết thiếu ví dụ nh: nên, cần, phải, không nên, không đợc + động từ ngoại động Trong văn bản XDCĐ có rất nhiều câu bị động chứa động từ khuyết thiếu và đó chính là các câu tơng đơng của các câu tiếng Việt nh trên, ví dụ: Cần phải tuân thủ các nguyên lý trên đây khi chọn v đặt các biển báo tạm thời. In selecting and positioning temporary road signs, the above principles should be applied. 4.2.6. Khi câu bắt đầu bằng các liên từ khi, vì, do, bởi vì, trong khi, trớc khi, sau khi v theo sau l các động từ ngoại động Trớc khi giải lớp thứ hai thì phải cho xe chạy trên lớp giải mặt thứ nhất ít nhất l 2 đến 3 tuần. The traffic should be allowed to run on the first dressing for a minimum period of 2-3 weeks before the second dressing is applied. 4.2.7. Hãy dùng quá khứ phân từ để thay cho một mệnh đề quan hệ bị động nếu có thể Nên tránh dùng một cặp đờng cong cùng chiều đợc phân cách bằng một đoạn thẳng ngắn vì sẽ tạo một đờng cong bị gẫy giữa v không đạt yêu cầu về thẩm mỹ. A pair of curves curving in the same direction separated by a short length of tangent is referred to as a broken back curve and they shall be avoided because of their unsatisfactory appearance. Thực ra separated trong câu tên là viết tắt của mệnh đề quan hệ: which are separated nhng dùng phân từ quá khứ thì câu sẽ ngắn gọn và dễ hiểu hơn. 4.2.8. Dùng quá khứ phân từ để bổ nghĩa cho danh từ Dầm nối: connected beam Thép kéo trớc: pretensioned steel đờng có dải phân cách: divided road 4.2.9. Không phải trong câu tiếng Việt cứ chứa từ bị hoặc đợc l có thể dịch sang câu bị động tiếng Anh Vì không hiểu rõ về lý thuyết bị động trong cả tiếng Việt và tiếng Anh nên một số ngời, đặc biệt là các sinh viên thờng nhầm tởng là câu tiếng Việt chứa bị hoặc đợc là có thể dịch sang câu bị động tiếng Anh. Thực tế, hai từ này nhiều khi đợc sử dụng để thể hiện sự rủi ro hoặc là may mắn chứ không phải là một h từ tạo nên dạng thức bị động trong tiếng Việt, ví dụ: Vo ngy 7-11-1940 chiếc cầu Tacoma Narrow Bridge đã bị sập trớc sức gió chỉ l 42 dặm một giờ. Vì trong câu tiếng Việt chứa cụm từ bị sập nên các dịch giả không chuyên sẽ dịch là was collapsed. Thực ra collapse là một nội động từ trong tiếng Anh nên không thể dùng ở thể bị động, vậy câu dịch đúng sẽ là: On November 7, 1940, the Tacoma Narrow Bridge collapsed in a wind of just 42 mph. V. Kết luận Còn có nhiều vấn đề cần bàn bạc về lối nói bị động và áp dụng cho dịch văn bản CNXDCĐ nhng do phạm vị hạn hẹp của một bài báo nên chúng tôi sẽ bàn bạc kỹ hơn trong một công trình nghiên cứu khoa học khác. Vậy qua đây chúng ta thấy rằng khi bàn về một vấn đề cụ thể về thực hành dịch một thể loại văn bản nhất định giữa hai ngôn ngữ nhất định thì chúng ta cần phải đề cập đến những chi tiết nhỏ nhất để tránh mắc những lỗi tởng nh không quan trọng nhng nó lại lộ rõ và rất nghiêm trọng khi đợc viết thành văn bản. Một dịch giả XDCĐ không những cần phải giỏi tiếng Anh, tiếng Việt, và có kiến thức chuyên ngành mà còn phải hiểu rõ về thể loại văn bản này để tránh làm thay đổi văn phong của bản gốc đồng thời phải có hàng loạt các thủ thuật mà chỉ qua kinh nghiệm thực tế mới có thể đúc kết đợc. Tài liệu tham khảo [1]. Bell, R.T (1991). Translation and Translating. New York: Longman. [2]. Bell, R (1991). Translation and Translating Theory and Practice, London and [1] New York: Longman. [3]. Diệp Quang Ban (1995). Tiếng Việt lớp 8. Hà nội. Nhà xuất bản giáo dục. [4]. Specification for Transport Public Works (2001). Hanoi Transport Publisher. [5]. Tạp Chí Khảo sát thiết kế (số 3/2002). Tổng CôngTy t vấn thiết kế GTVT . cách diễn đạt bằng thể bị động trong văn bản chuyên ngnh xây dựng cầu đờng áp dụng trong dịch thuật ThS. Nguyễn thị hồng tuyến Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học cơ bản - Trờng Đại. trung bình 22,5 4,5 IV. áp dụng lối nói bị động trong dịch văn bản chuyên ngnh XDCĐ 4.1. áp dụng cho dịch Anh - Việt Trong văn bản tiếng Anh, lối nói bị động đợc sử dụng rất nhiều. Có những. để dịch lối nói bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt đồng thời sử dụng lối nói bị động để dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. i. Cách diễn đạt bằng thể bị động trong văn bản tiếng anh chuyên