Cố định tạm thời gãy xương ở hoả tuyến nhằm mục đích giữ cho ổ gãy được tương đối yên tĩnh, thương binh được vận chuyển an toàn về các tuyến phẫu thuật khẩn cấp hoặc cơ bản phía sau.. Cá
Trang 1CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GÃY XƯƠNG
I ĐẠI CƯƠNG.
Trong chiến tranh, những vết thương gãy xương có thể là gãy xương hở do các loại vũ khí gây nên Cũng có thể là gãy xương kín do nhiều nguyên nhân như sóng
nổ, vùi lấp, chấn thương kín
Những vết thương xương này thường có những đặc điểm sau:
- Xương thường bị gãy vỡ thành nhiều mảnh, có thể bị mất từng đoạn xương, các mảnh vỡ bị tung toé, các đoạn xương bị di lệch lớn
- Tổn thương xương càng lớn thì các tổn thương phần mền càng rộng lớn
- Mạch máu thần kinh cũng dễ bị tổn thương do chính các mảnh vũ khí, các đầu xương gãy nhiều xương, nếu không được cấp cứu và vận chuyển kịp thời và đúng nguyên tắc thì có thể đưa đến những tai biến nguy hiểm như:
Trang 2- Sốc do mất máu và do đau đớn, sốc nặng có thể tử vong, nhất là gãy khung xương chậu, gãy xương đùi
- Gây thêm tổn thương mới do các đầu xương gãy sắc nhọn bị di động quá trình vận chuyển
- Biến chứng nhiễm khuẩn vết thương
Khi có một vết thương gãy xương, động tác xử trí của y tá cứu thương hoặc tải thương hoặc tải thương là:
- Băng vết thương
- Cầm máu (nếu cần thiết)
- Cố định tạm thời để vận chuyển về sau
Cố định tạm thời gãy xương ở hoả tuyến nhằm mục đích giữ cho ổ gãy được tương đối yên tĩnh, thương binh được vận chuyển an toàn về các tuyến phẫu thuật khẩn cấp hoặc cơ bản phía sau
Thao tác cố định không phức tạp, nhưng mong muốn làm tốt trong chiến đấu cần phải
- Thấy rõ mục đích tầm quan trọng của cố định tạm thời
- Được rèn luyện thuần thục các kỹ thuật cố định ở mọi tư thế, cả ngày lẫn đêm
Trang 3- Chuẩn bị đầy đủ các cỡ nẹp cần thiết
Băng bó, cầm máu, cố định tạm thời chính là những biện pháp phòng chông sốc và phòng chống nhiễm khuẩn tích cực nhất đối với gãy xương ngoài hoả tuyến
II PHÂN LOẠI NẸP THƯỜNG DÙNG Ở HOẢ TUYẾN
1 Nẹp tre
Nẹp tre là loại nẹp dùng phổ biến và thuận tiện, nhất là ở tuyến đại đội và tuyến
xã Nẹp tre dễ làm, dễ kiếm, đủ cứng
Một bộ nẹp tre tốt phải đúng quy cách, được y tá, cứu thương chuẩn bị từ trước khi chiến đấu
Mỗi y tá, cứu thương đi chiến đấu cần chuẩn bị ít nhất bốn bộ nẹp tre cho chi trên
và chi dưới theo quy cách sau đây:
1.1 Bộ nẹp cho cẳng tay
Gồm 2 nẹp, rộng 5cm, dầy 0,5- 0,7 cm, dài 30cm và 35cm
1.2 Bộ nẹp cho cánh tay: gồm 2 nẹp
- Nẹp trong dài 20cm, rộng 5cm, dầy 0,5 – 0,7cm
- Nẹp ngoài dài 35cm, rộng 5cm, dày 0,5 – 0,7cm
Trang 41.3 Bộ nẹp cho cẳng chân: 2 nẹp hoặc 3 nẹp
Mỗi nép dài 60cm, rộng 5 – 6cm, dày 0,8 – 1cm
1.4 bộ nẹp cho đùi: Gồm 3 nẹp với kích thước như sau
- Nẹp sau: Đi từ trên mào chậu đến quá gót chân dài 100cm, rộng 7 -8cm, dày 0,8 – 1cm
- Nẹp trong: Đi từ bẹn đến quá gót chân, dài 80 – 90cm, rộng 7 - 8cm,
dày 0,8 – 1cm,
- Nẹp ngoài: Đi từ hố nách đến quá bờ ngoài bàn chân Dài 120cm, rộng 7 – 8cm, dày 0,8 – 1cm
Các kích thước của, các bộ nẹp trên chỉ là trung bình, khi sử dụng, nếu cần phải cắt bớt cho phù với khuôn khổ của từng thương binh
Các nẹp tre đều phải để lớp cật, được vót sẵn bọc trước bằng bông mỡ hoặc giấy xốp cuốn băng xô, trên toàn bộ chiều dài, bịt kín 2 đầu
2 Nẹp cơ-ra-me
Là loại nẹp bằng sợi kẽm, bẻ uốn được, hình bậc thang có nhiều kích thước thích hợp cho từng đoạn chi Loại này có thể sử dụng rộng rãi và thuận lợi cho từng đoạn chi Loại này có thể sử dụng rộng rãi và thuận tiện để cố định tạm thời các
Trang 5xương gãy vì có thể uốn bẻ theo hình thể đoạn chi tuỳ theo chỗ cần đặt nẹp, có thể nối hai nẹp ngắn thành một nẹp dài, có thể buộc chồng 2 cái để tăng độ cứng
Nẹp cơ-ra-me cố định tốt hơn nẹp tre, song có nhược điểm là phải trang bị tốn kém, mang nặng nên ít áp dụng được khi phải mang vác (có thể sử dụng rộng rãi cho các binh chủng cơ giới như tên lửa, cao xạ, thiết giáp, vận tải cơ giới )
Sử dụng nẹp cơ-ra-me cũng cần có đủ kích thước và cũng cần bọc lót bông gạc như sử dụng nẹp tre
3 Khi không có nẹp đã chuẩn bị sãn, trong tình trạng khẩn cấp có thể sử dụng các
phương tiện tuỳ ứng như cành cây, gậy gỗ, súng hỏng có thể cố định chi trên vào thân hoặc buộc chi gãy vào chi lành
Trên thế giới còn có nhiều loại nẹp quy ước bằng kim loại hoặc bằng gỗ ép như nẹp lướt, nẹp tô-mát, nẹp Diteric, nẹp chất dẻo bơm hơi, rất thuận tiện nhưng ít phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, khí hậu và điều kiện chiến đấu ở nước ta
III NGUYÊN TẮC CỐ ĐỊNH TẠM THỜI Ở HOẢ TUYẾN
1 Trước khi tiến hành băng bó cố định chi gãy, phải giảm đau tốt bằng các thuốc
hiện có Không được phép nâng nhấc, băng bó cố định chi gãy nếu chưa được giảm đau.(trừ trường hợp ở hoả tuyến không có thuốc giảm đau)
Trang 62 Nẹp phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy, buộc chắc chắn vào
chi
3 Nếu chi gãy bị di lệch, biến dạng lớn Sau khi đã giảm đau thật tốt, có thể nhẹ
nhàng kéo chỉnh lại trục chi bớt biến dạng.Động tác kéo chỉnh chi để bớt biến dạng, giảm bớt nguy cơ thương tổn thêm phần mềm do các đầu xương gãy gây ra
và tạo điều kiện thuận lợi để cố định tạm thời ổ gãy Tuy nhiên, nếu có đầu xương gãy đâm rách da thịt thòi ra ngoài da, bị ô nhiễm nặng thì cũng không được kéo rút đầu xương vào sâu trong ổ gãy
4 Trước khi đặt nẹp cố định phảt đặt lót bằng bông mỡ, gạc hoặc bằng khăn tay,
khăn mặt khi cố định không cần cởi quần áo của người bị thương, vì quần áo có tác dụng tăng cường đệm lót cho nẹp
IV CỐ ĐỊNH THẠM THỜI TỪNG TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG
1 Gãy xương bàn tay, ngón tay hoặc khớp cổ tay (dùng nẹp tre hoặc nẹp cơ-ra-me)
- Đặt 1 cuộn băng hoặc 1 cuộn bông vào lòng bàn tay, bàn tay ở tư thế nửa sấp, các ngón tay nửa gấp
- Đặt 1 nẹp tre hoặc 1 nẹp cơ-ra-me thẳng đi từ bàn tay đến khuỷu tay
- Băng cố định bàn tay và cẳng tay vào nẹp, các đầu ngón tay để hở
Trang 7- Dùng băng tam giác hoặc cuộn băng thường để treo cẳng tay
2 Gãy xương cẳng tay
2.1.Cố định bằng nẹp tre
- Đặt nẹp thứ nhất ở mặt trước cẳng tay đi từ nếp khuỷu đến khớp ngón bàn
- Đặt nẹp thứ hai dài hơn nẹp thứ nhất ở mặt sau cẳng tay, đi quá mỏm khuỷu, đối xứng với nẹp thứ nhất
- Buộc 2 đoạn cố định 2 nẹp vào bàn tay và cẳng tay Đoạn thứ nhất ở bàn tay và
cổ tay, đoạn thứ 2 ở dưới và trên khớp khuỷu
- Dùng 1 khăn tam giác hoặc băng cuộn để treo cẳng tay ở tư thế gấp 900
2.2 Cố định bằng nẹp cơ-ra-me
- Đặt 1 nẹp cơ-ra-me sát mặt sau cẳng tay và cánh tay đi từ giữa cánh tay tới khớp bàn ngón tay (cẳng tay ở tư thế gấp 900)
- Băng vòng xoắn từ bàn tay lên tới giữa cánh tay để cố định cẳng tay vào nẹp
- Dùng khăn tam giác hoặc băng cuộn để treo cẳng tay
3 Gãy xương cánh tay
3.1 Cố định bằng nẹp tre
Trang 8- Đặt 2 nẹp tre ở mặt trong và mặt ngoài cánh tay (nẹp trong, đầu trên tới hố nách, đầu dưới sát nếp khuỷu Nẹp ngoài, đầu trên quá khớp vai nách, đầu dưới quá khớp khuỷu)
- Cố định nẹp ở 2 đoạn, đoạn 1 ở 1/3 trên cánh tay và khớp vai (băng số 8) Đoạn 2
ở trên và ở dưới khớp khuỷu
- Dùng băng tam giác treo cẳng tay vuông góc 900 cánh tay và cuốn một vài vòng băng buộc cánh tay vào thân
3.2 Cố định bằng nẹp cơ-ra-me
- Đặt cẳng tay vuông góc với cánh tay ở tư thế nửa sấp và cánh tay sát vào thân, với 1 cuộn băng hoặc bông lót ở nách
-Uốn nẹp cơ-ra-me theo tư thế của chi đi từ cổ tay vòng qua mặt ngoài cánh tay rồi uốn ra sau lưng tới mặt sau xương bả bên chi lành
- Dùng một cuộn băng buộc từ đầu trên với đầu dưới của nẹp, dải băng đi trước và sau thân
- Cố định nẹp vào chi và vào thân người bằng những vòng băng
3.3 Cố định giản đơn không dùng nẹp
Trang 9Khi không có nẹp hoặc không chuẩn bị nẹp, có thể cố định bằng cách treo cẳng tay vuông góc với cánh tay bằng 1 băng tam giác rồi cố định chi vào thân bằng những đường băng vòng xoắn hoặc bằng 1 băng tam giác thứ hai
4 Gãy xương đòn
- Cách thứ nhất
Băng 2 vai theo kiểu số 8, hai vòng số 8 bắt chéo nhau ở sau lưng
- Cách thứ hai
+ Buộc quanh mỗi vai một vòng băng tam giác hoặc băng cuộn
+ Băng chữ T ở sau lưng để kéo chặt hai vong băng và đường thẳng kéo xuống thắt lưng
+ Treo cẳng tay của bên bị thương bằng 1 băng tam giác (tốt nhất là treo cẳng tay quặt ra sau lưng, nhưng trong vận chuyển cũng có thể treo cẳng tay ở phía trước)
- Cách thứ ba
+ Dùng 1 băng tam giác đặt áp sau 2 vai (đặt tam giác ngược)
+Cho 2 góc đáy tam giác vòng ra trước luồn dưới 2 nách rồi buộc chặt vào nhau ở sau lưng
Trang 10+ Treo cánh tay đau bằng 1 băng vòng
5 Gãy xương cẳng chân
5.1 Cố định bằng nẹp tre
- Đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy, đi từ giữa đùi tới quá cổ chân Nếu
có 3 nẹp thì đặt nẹp thứ 3 ở mặt sau cẳng chân
- Đặt bông đệm vào các đầu xương rồi băng cố định nẹp vào chi ở bàn chân- cổ chân, dưới và trên khớp gối, giữa đùi
5.2 Cố định bằng nẹp cơ-ra-me
- Đặt 1 nẹp cơ-ra-me của mặt sau của chi đi từ giữa đùi đến got chân rồi bẻ cho vuông góc với bàn chân ra tới các ngón chân
- Đặt bông đệm rồi băng cố định nẹp như trên
5.3 Cố định giản đơn khi không có nẹp
Có thể cố định tạm thời gãy xương cẳng chân bằng cách buộc chi gãy vào chi lành
Buộc ở 3 vị trí: Cổ chân, vùng gối, đùi
6.Gãy xương đùi
Trang 116.1 Cố định bằng nẹp tre
- Đặt 3 nẹp ở 3 mặt: mgoài, trong và sau của chi
* Nẹp ngoài đi từ hố nách đến quá gót chân
* Nẹp trong đi từ bẹn đến quá gót chân
* Nẹp sau đi từ trên mào chậu đến quá gót chân
Khi đặt nẹp: lót bông vào chỗ giáp các đầu xương
- Băng cố định nẹp vào chi ở bàn chân, cổ chân, 1/3 trên cẳng chân, trên gối, bẹn, bụng và dưới nách
- Sau đó buộc chi gãy đã cố định vào chi lành ở cổ chân, đầu gối và đùi trước khi vận chuyển
6.2 Cố định bằng nẹp cơ-ra-me
Cần có 3 nẹp: có thể nối 2 nẹp ngắn với nhau để có 1 nẹp dài thích ứng với chi dưới
- Nẹp sau: đi từ mào chậu đến gót chân thì bẻ gấp thẳng góc với gan bàn chân
- Nẹp trong: Đi từ bẹn tới bờ trong của bàn chân, có thể bẻ cong nẹp úp vào gan bàn chân
Trang 12- Nẹp ngoài: đi từ hố nách tới bờ ngoài của bàn chân thì bẻ gấp 900 vào tới bờ trong của bàn chân, ôm lấy bàn chân và nẹp sau
- Cả 3 nẹp, nhất là nẹp sau phải uốn cho sát chi và lót bông mỡ rồi uốn thêm băng gạc
- Băng vòng xoắn hoặc băng từng đoạn để cố định như khi dùng nẹp tre
7 Gãy xương chậu
- Đặt thương binh nằm ngửa trên cáng cứng, mặt cáng bằng ván hoặc bằng nhiều thanh tre dày ghép sít vào nhau chi dưới để ở tư thế nửa co và hơi dạng (tư thế con ếch nằm ngửa) Phía dưới hai khớp gối đặt một gối đệm bằng chăn hay quần
áo cuộn lại, gối đệm cao 25 – 30 cm
-Buộc thương binh vào cáng cứng ở ngang vú, ở khung chậu, ở khớp gối đã để gấp
và ở gót chân
8 Các tổn thương ở cột sống
Phải cố định thật tốt cột sống gãy, tránh mọi sự di động, mọi sự đè ép trong khi vận chuyển Phải cố định vùng tổn thương ở tư thế duỗi để kéo căng cột sống ra tránh trật khớp, đè ép tuỷ
8.1 Tổn thương đốt sống lưng và thắt lưng
Trang 13- Đặt thương binh rất thận trọng lên cáng cứng, cần 4 người thao tác thành thạo
- Để nằm ngửa, mỗi bên thương binh có 2 người, luồn tay dưới đầu, thân và chi dưới cùng nhấc lên: phối hợp thật tốt để gữi cho người và cột sống thương binh thật thẳng Nhấc từ từ thương binh lên khỏi mặt đất rồi đưa vào cáng hoặc luồn cáng xuống dưới từ từ đặt xuống cáng
Luôn chú ý không được nâng cao vai và 2 chân vì làm như vậy cột sống gấp lại, dễ
có nguy hiểm chèn ép tuỷ
- Đặt thương binh nằm ngửa trên cáng cứng, dưới vùng lưng, thắt lưng có đệm 1 gối nhỏ hoặc quần áo cuộn lại làm cột sống ưỡn ra
- Khi cần thiết có thể làm một bộ nẹp đặc biệt bằng gỗ hoặc bằng tre cứng to bản
để buộc chặt thương binh vào đó
8.2 Tổn thương ở đốt sống cổ
- Đặt thương binh nằm ngửa trên cáng cứng, đầu đặt trong vòng đệm Độn gáy cho đầu hơi ngửa ra sau, hai bên cổ và mặt đặt 2 gối nhỏ (hoặc quần áo cuộn lại) giữ cho đầu và cổ không di động sang 2 bên
- Đặt thương binh lên cáng và vận chuyển như trong tổn thương đốt sống lưng
9 Tổn thương vùng hàm mặt
Trang 14- Đặt thương binh ngồi đầu ngả ra sau trước hoặc nằm sấp hoặc nằm ngửa mặt nghiêng về bên bị thương để đề phòng chống ngạt thở
- Dùng 4 băng dải hoặc băng tam giác gấp kiểu cánh én đặt dưới cằm và buộc mỏm lên đầu (cố định 2 hàm vào nhau), sau khi đã băng vết thương
- Có thể dùng băng cuộn băng cằm để cố định
10 Tổn thương sọ não
- Làm 1 vòng đệm bằng bông gạc hoặc bằng quần áo, đường kính 15 – 20cm
- Đặt thương binh nằm ngửa, đầu đặt trên vòng đệm vùng chẩm lọt vào giữa vòng ( sau khi đã băng vết
thương)