1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Máy tạo nhịp tim – Pacemaker doc

17 536 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 184,56 KB

Nội dung

Nhịp tim bình thường được điều khiển bởi những tín hiệu điện được hình thành từ một nút tạo nhịp tự nhiên của tim được gọi là nút xoang nhĩ.. Do đó, người ta càng cần có máy tạo nhịp hơn

Trang 1

Máy tạo nhịp tim – Pacemaker

Máy tạo nhịp là một thiết bị điện tử dùng để điều trị những bệnh nhân có những triệu chứng gây ra do nhịp tim chậm bất thường Máy tạo nhịp có khả năng giữ nhịp cho tim bệnh nhân

Trang 2

Nếu tim đập quá chậm, máy tạo nhịp sẽ tạo ra một tín hiệu điện tương tự như tín hiệu tự nhiên của tim làm cho tim đập nhanh hơn Mục đích của máy tạo nhịp là giữ nhịp tim để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng qua máu đến các cơ quan trong cơ thể

CHỨC NĂNG BÌNH THƯỜNG CỦA TIM

Tim là một cơ quan có 4 buồng có chức năng bơm máu Hai buồn phía trên được gọi là tâm nhĩ trái và phải, hai buồng phía dưới được gọi là các tâm thất trái và phải Tâm nhĩ phải nhận máu tĩnh mạch (máu nghèo oxy) từ cơ thể và bơm nó vào tâm thất phải Tâm thất phải bơm máu nghèo oxy đến phổi để nhận oxy Máu giàu oxy sẽ từ phổi đi đến tâm nhĩ trái và được bơm xuống từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái Tâm thất trái sẽ phân phối máu giàu oxy đến các phần còn lại của cơ thể Ngoài oxy, máu còn chuyên chở các chất dinh dưỡng (glucose, các chất điện giải v.v ) đến các cơ quan trong cơ thể Để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, tim cần phải giữ vững nhịp đập thích hợp để phân phối đủ oxy và chất dinh dưỡng từ tâm thất trái đến cơ thể

Nhịp tim bình thường được điều khiển bởi những tín hiệu điện được hình thành từ một nút tạo nhịp tự nhiên của tim được gọi là nút xoang nhĩ Nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải Những tín hiệu điện từ nút xoang nhĩ sẽ đi dọc theo dải mô dẫn đặc biệt trên thành tâm nhĩ làm cho các cơ của tâm nhĩ co và bóp Những tín hiệu điện tương tự sẽ đi đến nút nhĩ thất, là một vùng nhỏ của tim có chức năng

Trang 3

như một trạm nghỉ giữa chừng của tín hiệu điện giữa tâm nhĩ và tâm thất Từ nút nhĩ tất, những tín hiệu điện sẽ đi dọc theo các mô dẫn đặc biệt để đến thành của các tâm thất làm cho tâm thất bóp

Bình thường, tim có thể điều chỉnh lượng máu phân phối đến cơ thể bằng cách điều chỉnh tần số tính hiệu điện từ nút xoang nhĩ Khi cơ thể đang nghỉ ngơi và mức độ tiêu thụ oxy thấp, tần số hình thành tín hiệu của nút xoang nhĩ giảm đi, do

đó nhịp tim cũng giảm Khi đang tập luyện hoặc đang phấn khích, tần số hình thành tín hiệu của nút xoang nhĩ tăng và do đó nhịp tim cũng tăng theo

NGUYÊN NHÂN GÂY CHẬM NHỊP TIM

Nhịp tim chậm bất thường có thể là do một bệnh nào đó ảnh hưởng đến nút xoang nhĩ, lớp mô dẫn và nút nhĩ thất Hội chứng yếu nút xoang là bệnh mà nút xoang không thể phát ra tín hiệu với tần số đủ để duy trì nhịp tim thích hợp Block tim là bệnh (cơn đau tim cấp) hoặc tình trạng thoái hóa (chẳng hạn như do tuổi tác) của nút nhĩ thất và/hoặc mô dẫn truyền làm giảm dẫn truyền tín hiệu từ nút xoang nhĩ đến cơ tim

Một số thuốc cũng có khả năng gây chậm nhịp tim, ví dụ như thuốc chẹn kênh canxi như verapamil và thuốc chẹn beta như propanolol (Inderal) và digoxin (Lanoxin) Những loại thuốc này cũng làm trầm trọng thêm tình trạng của những bệnh nhân đã bị bệnh từ trước ở nút xoang nhĩ, nút nhĩ thấy và những phần còn lại của hệ dẫn truyền của tim

Trang 4

Nguyên nhân gây chậm nhịp tim thường gặp nhất là sự thoái hóa của hệ thống dẫn truyền do tác động của tuổi tác Do đó, người ta càng cần có máy tạo nhịp hơn khi lớn tuổi, vừa có thể là do tác động của tuổi tác vừa có thể là do những bệnh nhân lớn tuổi thường có nhiều vấn đề về sức khỏe có thể gây chậm nhịp tim hơn

Điều gì xảy ra khi tim đập quá chậm?

Khi tim đập quá chậm, máu đến các cơ quan trong cơ thể không đủ Sự cung cấp thiếu oxy và chất dinh dưỡng có thể dẫn đến sự trục trặc hoặc suy các cơ quan Cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng thiếu oxy và glucose là não Những triệu chứng gây ra bởi thiếu máu cung cấp cho não bao gồm chóng mặt, hay quên, mất ý thức Những triệu chứng xảy ra do thiếu máu cung cấp cho cơ bao gồm mệt mỏi, khó chịu Giảm cung cấp máu cho những cơ quan khác có thể dẫn đến suy tim, thận và gan Do chậm nhịp tim có thể gây ra nhiều triệu chứng và/hoặc suy cơ quan nên việc điều trị trở nên rất cần thiết

Những vận động viên luyện tập nặng với hệ tim mạch khỏe mạnh có thể phân phối oxy và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể chỉ với nhịp tim rất chậm Họ thường bị nhịp chậm bất thường nhưng không có triệu chứng nào cũng như không

bị suy cơ quan Khi đó nhịp tim chậm trở thành sinh lý bình thường và không cần phải điều trị

TĂNG NHỊP TIM BẰNG CÁCH NÀO

Trang 5

Không có thuốc ở dạng uống có thể dùng đều đặn nhằm tăng nhịp tim Hiện tại, chỉ có một cách duy nhất làm tăng nhịp tim kéo dài là dùng máy tạo nhịp để gửi tín hiệu điện đến kích thích tim

Máy tạo nhịp tạm thời thường được sử dụng đầu tiên, đặc biệt là ở những trường hợp nghĩ nhịp tim chậm tạm thời và gây ra bởi những nguyên nhân có thể điều trị hoặc phục hồi được Máy tạo nhịp tạm thời có thể tháo bỏ ra một cách dễ dàng nếu nhịp tim trở về bình thường

Máy tạo nhịp vĩnh viễn cần thiết ở những bệnh nhân bị chậm nhịp tim mạn tính hoặc do những nguyên nhân không thể phục hồi được

THIẾT KẾ CỦA MÁY TẠO NHỊP

Máy tạo nhịp vĩnh viễn có 2 phần: buồng máy và các điện cực Buồng máy chứa thiết bị ghi thời gian để chỉnh tần số của máy, vòng phát hiện tín hiệu điện từ tim

và pin

Ở một số bệnh nhân cần máy tạo nhịp vĩnh viễn, có thể xảy ra tình trạng dao động của tần số tim Máy tạo nhịp có khả năng "lắng nghe" được tín hiệu điện tự nhiên

từ tim Khi tim đập bình thường, máy tạo nhịp sẽ không hoạt động Khi tim ngừng đập hoặc đập quá chậm, máy tạo nhịp sẽ tạo ra tín hiệu điện kích thích tim đập theo tần số đã được bác sĩ điều chỉ từ trước

Trang 6

Máy tạo nhịp tạm thời được đặt ở bên ngoài cơ thể và có thể dùng nguồn điện bên ngoài, máy tạo nhịp vĩnh viễn được cấy vào bên trong cơ thể do đó cần phải có pin riêng Hầu hết những buồng máy tạo nhịp vĩnh viễn hiện đại nhỏ, nhẹ hơn 30g Những thiết bị nhỏ và nhẹ này rất tiện lợi khi mang bên trong người Pin bên trong buồng máy cũng rất bền Hầu hết những máy tạo nhịp được cấy vào bên trong cơ thể có pin có thể hoạt động từ 7 đến 10 năm trước khi cần thay mới

Những dây dẫn truyền tín hiệu điện từ tim đến máy thường được làm bằng platinum và được phủ bên ngoài bằng silicone hoặc polyurethane Các dây được bọc lại này được gọi là các điện cực, một số máy tạo nhịp chỉ có một điện cực được gọi là máy tạo nhịp một buồng Những máy khác có 2 cực được gọi là máy tạo hai buồng

Điện cực sẽ được đặt vào tim qua tĩnh mạch trong ngực Đầu điện cực được đặt tiếp xúc với thành trong của tâm nhĩ phải hoặc tâm thất phải, đầu còn lại nối với buồng máy Các điện cực này an toàn và thường không gây tổn thương hay nhiễm trùng tim và các tĩnh mạch

CẤY MÁY TẠO NHỊP

Máy tạo nhịp thường được cấy vào cơ thể dưới gây mê cục bộ ở phòng thông tim Cấy điện cực được xem là một tiểu phẫu Một số bệnh viện với phòng nghiên cứu

Trang 7

điện sinh lý có thể cấy máy tạo nhịp tại đó Những bệnh viên không có phòng thông tim có thể cấy ở trong phòng mổ

Bệnh nhân thường tỉnh táo hoặc chỉ cần được an thần nhẹ khi phẫu thuật Thuốc tê cục bộ sẽ được tiêm dưới da ở khu vực mà máy sẽ được cấy vào, thông thường là

ở phần ngực phía trên bên trái hoặc phải gần xương đòn Thuốc tê sẽ giúp bệnh nhân không thấy đau khi bác sĩ rạch một đường nhỏ ở cùng khu vực đó để tạo một khoảng trống nhỏ Sau đó điện cực sẽ được đưa vào tĩnh mạch ở phía ngực trên gần xương đòn Điện cực sẽ được đưa đến tâm nhĩ phải hoặc tâm thất phải duwois

sự hướng dẫn của X quang Đầu điện cực sau đó sẽ được gắn vào mặt trong của tim bằng một vài mũi khâu nhỏ Nếu có nhiều hơn 1 điện cực thì tiến trình này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần Do không có đầu tận cùng của dây thần kinh nào nằm phía trong các mạch máu và tim nên bệnh nhân thường sẽ không cảm nhận thấy các điện cực được đặt bên trong nó

Đầu còn lại của điện cực sau đó sẽ được nối với buồng máy thường được đặt dưới

da Sau đó vết rạch da sẽ được khâu lại để kết thúc thủ thuật Thủ thuật này thường kéo dài khoảng 1 giờ Bệnh nhân sẽ được ra viện trong ngày hôm đó hoặc qua ngày hôm sau nếu như không có biến chứng Bệnh nhân sẽ được cho kháng sinh

để ngăn những nhiễm trùng có thể xảy ra và thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau chỗ vết rạch da sau phẫu thuật

Trang 8

Đôi khi điện cực được đặt ở mặt ngoài của tim Nếu điện cực được đặt theo cách này, thành ngực sẽ được phẫu thuật mở ra Các điện cực được đặt ở bề mặt tim và buồng máy được cấy dưới da vùng bụng trên Do cách cấy này khó hơn và đòi hỏi phẫu thuật rộng hơn nên nó chỉ được dùng khi không thể đặt điện cực vào bên trong tim thông qua các mạch máu được Những trường hợp này thường gặp ở những trẻ quá nhỏ nên không để đưa điện cực vào mạch máu được hoặc ở những bệnh nhân lớn nhưng có bệnh tim bẩm sinh Ngoài ra, khi trẻ lớn lên, khoảng cách giữa máy tạo nhịp và tim gia tăng, do đó điện cực giữa tim và buồng máy sẽ trở nên quá ngắn

Những biến chứng có thể gặp do cấy máy tạo nhịp

Cấy máy tạo nhịp là một thủ thuật an toàn nếu được thực hiện bởi một bác sĩ kinh nghiệm Tỷ lệ tử vong do biến chứng trực tiếp của thủ thuật này ít hơn 1/10.000 trường hợp được cấy Các biến chứng xảy ra ít hơn 1% và bao gồm chảy máu, tổn thương, và nhiễm trùng vùng cấy, tràn khí vào khoang trống nằm giữa phổi và thành ngực (cần phải đặt ống ngực dẫn lưu), thủng tim (cần phải dẫn lưu cấp cứu máu ra khỏi túi bao quanh tim), đột quỵ, cơn đau tim cấp và tổn thương mạch máu

NHỮNG LOẠI MÁY TẠO NHỊP

Trang 9

Máy tạo nhịp có thể có một hoặc nhiều điện cực Máy tạo nhịp đơn buồng có 1 điện cực còn máy tạo nhịp buồng đôi có 2 điện cực

Điện cực của máy tạo nhịp đơn buồng được đặt vào tâm thất và máy có thể nhận được tín hiệu và tạo nhịp cho tâm thất Nếu điện cực được đặt ở tâm nhĩ, máy tạo nhịp có thể nhận tín hiệu và tạo nhịp cho tâm nhĩ Tùy thuộc vào nguyên nhân và tính chất của triệu chứng chậm nhịp tim mà bác sĩ sẽ quyết định đặt điện cực ở đâu

Những máy tạo nhịp 2 buồng có 2 điện cực: một đặt ở tâm nhĩ và một đặt ở tâm thất Máy tạo nhịp 2 buồng phức tạp và rắc rối hơn máy tạo nhịp đơn buồng Nó

có thể nhận tín hiệu và tạo nhịp ở cả tâm thất lẫn tâm nhĩ Nó cũng có thể phối hợp tín hiệu và sự co bóp từ tâm nhĩ lẫn tâm thất để giúp tim đập hiệu quả hơn

Trong chu kỳ co bóp bình thường của một quả tim bình thường, tâm nhĩ co trước

để tống máu xuống tâm thất Sau đó tâm thất mới co sau một khoảng thời gian ngắn Máy tạo nhịp hai buồng có thể phối hợp tín hiệu điện đến tâm nhĩ và tâm thất để chúng có thể co bóp được theo chu kỳ tự nhiên Nếu co bóp theo chu kỳ tự nhiên sẽ có thể cải thiện được hiệu quả bơm của tim

Máy tạo nhịp hai buồng dễ gặp trục trặc hơn do nó có độ phức tạp cao hơn Những máy tạo nhịp này có thể làm cho tim đập với nhịp không phù hợp nếu tim bị lẫn lộn bởi những tín hiệu điện của chính nó Ngoài ra, thêm một điện cực cũng có nghĩa là thêm một thiết bị nữa có khả năng hư hỏng Do đó, không phải bệnh nhân

Trang 10

nào cũng hội đủ điều kiện để đặt máy tạo nhịp hai buồng Một số bệnh nhân nhận được tiện ích nhiều hơn khi sử dụng máy tạo nhịp đơn buồng Chỉ có bác sĩ tim mạch là người đủ điều kiện lý tưởng nhất để quyết định xem loại máy tạo nhịp nào

là thích hợp nhất cho bạn

Có máy tạo nhịp nào tự điều chỉnh tần số tim được không?

Những máy tạo nhịp được trang bị tính năng đáp ứng với hoạt động Tính năng này giúp cho nó có thể tạo nhịp nhanh hơn trong khoảng thời gian người mang máy đang gắng sức hoặc đang chịu áp lực Hoạt động chuyển hóa của cơ thể sẽ gia tăng khi gắng sức hoặc khi có áp lực Hoạt động chuyển hóa cao sẽ làm gia tăng nhu cầu cung cấp máu cho cơ và những bộ phận khác Một số máy tạo nhịp loại mới có tính năng đáp ứng hoạt động có thể đo được hoạt động chuyển hóa của cơ thể bằng các cảm biến và làm tăng nhịp tim bằng cách tăng tần số phát tín hiệu khi đang gắng sức hoặc đang chịu áp lực Sau giai đoạn đó, nhịp độ phát tín hiệu sẽ trở lại nhịp đã được lập trình từ trước

Những loại máy tạo nhịp đáp ứng với hoạt động khác nhau dùng những cảm biến khác nhau để đo hoạt động chuyển hóa Một loại máy tạo nhịp có chứa cảm biến

có khả năng phát hiện ra độ rung có liên quan đến hoạt động Tần số phát tín hiệu

sẽ tăng khi máy cảm thấy có sự gia tăng về độ rung Một loại máy tạo nhịp khác

có những cảm biến phát hiện được nhịp thở Tần số phát tín hiệu của máy sẽ tăng khi bệnh nhân thở nhanh hơn Một loại khác có chứa cảm biến đo được những

Trang 11

thay đổi về độ acid và áp lực bên trong các buồng tim cùng với nhiệt độ cơ thể v.v Mỗi một loại cảm biến có mặt mạnh và mặt yếu riêng Do không có loại cảm biến nào là hoàn hảo nên các máy tạo nhịp phối hợp nhiều loại cảm biến lại với nhau để có thể đo được những hoạt động chuyển hóa của cơ thể một cách chính xác hơn

SỐNG CHUNG VỚI MÁY TẠO NHỊP

Hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại nếp sinh hoạt bình thường sau khi được đặt máy tạo nhịp Thật ra thì các bệnh nhân dùng máy tạo nhịp thường sẽ cảm thấy khá hơn và có khả năng làm được nhiều việc hơn trước đây

Bình thường bệnh nhân sẽ đau ở khu vực cấy máy tạo nhịp trong khoảng một tuần hoặc hơn sau khi cấy do đó bệnh nhân sẽ được cho thuốc giảm đau Cũng sẽ là bình thường nếu bệnh nhân cảm thấy hơi tê và nặng xung quanh khu vực có máy tạo nhịp trong vài tháng

Vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể thực hiện gần như tất cả các hoạt động bình thường hằng ngày Trong vòng một tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được yêu cầu không nâng tay ở phía bên cấy máy cao quá đầu để ngăn không cho các điện cực bị lệch khỏi vị trí và giúp cho chúng trở nên vững chắc và an toàn

Trang 12

bên trong tim Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu tránh nâng vật nặng, không chơi những môn thể thao tiếp xúc và những bài tập thể dục nặng trong vòng vài tuần

Những mối chỉ khâu ở vùng rạch da sẽ được lấy đi vào khoảng giữa tuần đầu tiên đến tuần thứ 2 sau phẫu thuật thông thường tại phòng khám hoặc ở các trung tâm Đây cũng là thời điểm trao đổi với bác sĩ về mức độ hoạt động, thể dục, triệu chứng, thời điểm và tần số kiểm tra lại chức năng và mức pin của máy, các dấu hiệu hỏng hóc của máy và những cảnh báo về tiếp xúc giữa máy với các dụng cụ điện khác

Hầu hết các bác sĩ cho phép bệnh nhân quay trở lại làm việc trong vòng 1 hay 2 tuần mặc dù vết mổ có thể phải mất đến 6,7 tuần mới lành lặn hoàn toàn

Mỗi bệnh nhân sẽ được cho một thẻ ID của máy tạo nhịp có chứa những thông tin của máy Bạn nên đưa thẻ này cho các bác sĩ và nha sĩ khác Đôi khi các nhân viên

an ninh ở sân bay cũng sẽ yêu cầu bạn cho xem thẻ

KHI NÀO CẦN BÁO LẠI CHO BÁC SĨ

Trong vòng 1 hay 2 tuần đầu sau khi cấy, những triệu chứng như sốt, đau trên mức bình thường, đỏ và sưng, nóng ở vùng cấy máy cùng với dịch chảy ra từ đó có thể

là dấu hiệu nhiễm trùng Hãy thông báo ngay cho bác sĩ về những triệu chứng trên

Ngày đăng: 06/08/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w