1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 2) docx

5 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 207,77 KB

Nội dung

Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 2) TĂNG NHỊP TIM BẰNG CÁCH NÀO Không có thuốc ở dạng uống có thể dùng đều đặn nhằm tăng nhịp tim. Hiện tại, chỉ có một cách duy nhất làm tăng nhịp tim kéo dài là dùng máy tạo nhịp để gửi tín hiệu điện đến kích thích tim. Máy tạo nhịp tạm thời thường được sử dụng đầu tiên, đặc biệt là ở những trường hợp nghĩ nhịp tim chậm tạm thời và gây ra bởi những nguyên nhân có thể điều trị hoặc phục hồi được. Máy tạo nhịp tạm thời có thể tháo bỏ ra một cách dễ dàng nếu nhịp tim trở về bình thường. Máy tạo nhịp vĩnh viễn cần thiết ở những bệnh nhân bị chậm nhịp tim mạn tính hoặc do những nguyên nhân không thể phục hồi được. THIẾT KẾ CỦA MÁY TẠO NHỊP Máy tạo nhịp vĩnh viễn có 2 phần: buồng máy và các điện cực. Buồng máy chứa thiết bị ghi thời gian để chỉnh tần số của máy, vòng phát hiện tín hiệu điện từ tim và pin. Ở một số bệnh nhân cần máy tạo nhịp vĩnh viễn, có thể xảy ra tình trạng dao động của tần số tim. Máy tạo nhịp có khả năng "lắng nghe" được tín hiệu điện tự nhiên từ tim. Khi tim đập bình thường, máy tạo nhịp sẽ không hoạt động. Khi tim ngừng đập hoặc đập quá chậm, máy tạo nhịp sẽ tạo ra tín hiệu điện kích thích tim đập theo tần số đã được bác sĩ điều chỉ từ trước. Máy tạo nhịp tạm thời được đặt ở bên ngoài cơ thể và có thể dùng nguồn điện bên ngoài, máy tạo nhịp vĩnh viễn được cấy vào bên trong cơ thể do đó cần phải có pin riêng. Hầu hết những buồng máy tạo nhịp vĩnh viễn hiện đại nhỏ, nhẹ hơn 30g. Những thiết bị nhỏ và nhẹ này rất tiện lợi khi mang bên trong người. Pin bên trong buồng máy cũng rất bền. Hầu hết những máy tạo nhịp được cấy vào bên trong cơ thể có pin có thể hoạt động từ 7 đến 10 năm trước khi cần thay mới. Những dây dẫn truyền tín hiệu điện từ tim đến máy thường được làm bằng platinum và được phủ bên ngoài bằng silicone hoặc polyurethane. Các dây được bọc lại này được gọi là các điện cực, một số máy tạo nhịp chỉ có một điện cực được gọi là máy tạo nhịp một buồng. Những máy khác có 2 cực được gọi là máy tạo hai buồng. Điện cực sẽ được đặt vào tim qua tĩnh mạch trong ngực. Đầu điện cực được đặt tiếp xúc với thành trong của tâm nhĩ phải hoặc tâm thất phải, đầu còn lại nối với buồng máy. Các điện cực này an toàn và thường không gây tổn thương hay nhiễm trùng tim và các tĩnh mạch. CẤY MÁY TẠO NHỊP Máy tạo nhịp thường được cấy vào cơ thể dưới gây mê cục bộ ở phòng thông tim. Cấy điện cực được xem là một tiểu phẫu. Một số bệnh viện với phòng nghiên cứu điện sinh lý có thể cấy máy tạo nhịp tại đó. Những bệnh viên không có phòng thông tim có thể cấy ở trong phòng mổ. Bệnh nhân thường tỉnh táo hoặc chỉ cần được an thần nhẹ khi phẫu thuật. Thuốc tê cục bộ sẽ được tiêm dưới da ở khu vực mà máy sẽ được cấy vào, thông thường là ở phần ngực phía trên bên trái hoặc phải gần xương đòn. Thuốc tê sẽ giúp bệnh nhân không thấy đau khi bác sĩ rạch một đường nhỏ ở cùng khu vực đó để tạo một khoảng trống nhỏ. Sau đó điện cực sẽ được đưa vào tĩnh mạch ở phía ngực trên gần xương đòn. Điện cực sẽ được đưa đến tâm nhĩ phải hoặc tâm thất phải duwois sự hướng dẫn của X quang. Đầu điện cực sau đó sẽ được gắn vào mặt trong của tim bằng một vài mũi khâu nhỏ. Nếu có nhiều hơn 1 điện cực thì tiến trình này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Do không có đầu tận cùng của dây thần kinh nào nằm phía trong các mạch máu và tim nên bệnh nhân thường sẽ không cảm nhận thấy các điện cực được đặt bên trong nó. Đầu còn lại của điện cực sau đó sẽ được nối với buồng máy thường được đặt dưới da. Sau đó vết rạch da sẽ được khâu lại để kết thúc thủ thuật. Thủ thuật này thường kéo dài khoảng 1 giờ. Bệnh nhân sẽ được ra viện trong ngày hôm đó hoặc qua ngày hôm sau nếu như không có biến chứng. Bệnh nhân sẽ được cho kháng sinh để ngăn những nhiễm trùng có thể xảy ra và thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau chỗ vết rạch da sau phẫu thuật. Đôi khi điện cực được đặt ở mặt ngoài của tim. Nếu điện cực được đặt theo cách này, thành ngực sẽ được phẫu thuật mở ra. Các điện cực được đặt ở bề mặt tim và buồng máy được cấy dưới da vùng bụng trên. Do cách cấy này khó hơn và đòi hỏi phẫu thuật rộng hơn nên nó chỉ được dùng khi không thể đặt điện cực vào bên trong tim thông qua các mạch máu được. Những trường hợp này thường gặp ở những trẻ quá nhỏ nên không để đưa điện cực vào mạch máu được hoặc ở những bệnh nhân lớn nhưng có bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, khi trẻ lớn lên, khoảng cách giữa máy tạo nhịp và tim gia tăng, do đó điện cực giữa tim và buồng máy sẽ trở nên quá ngắn. Những biến chứng có thể gặp do cấy máy tạo nhịp Cấy máy tạo nhịp là một thủ thuật an toàn nếu được thực hiện bởi một bác sĩ kinh nghiệm. Tỷ lệ tử vong do biến chứng trực tiếp của thủ thuật này ít hơn 1/10.000 trường hợp được cấy. Các biến chứng xảy ra ít hơn 1% và bao gồm chảy máu, tổn thương, và nhiễm trùng vùng cấy, tràn khí vào khoang trống nằm giữa phổi và thành ngực (cần phải đặt ống ngực dẫn lưu), thủng tim (cần phải dẫn lưu cấp cứu máu ra khỏi túi bao quanh tim), đột quỵ, cơn đau tim cấp và tổn thương mạch máu. . Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 2) TĂNG NHỊP TIM BẰNG CÁCH NÀO Không có thuốc ở dạng uống có thể dùng đều đặn nhằm tăng nhịp tim. Hiện tại, chỉ có một cách duy nhất làm tăng nhịp tim. lên, khoảng cách giữa máy tạo nhịp và tim gia tăng, do đó điện cực giữa tim và buồng máy sẽ trở nên quá ngắn. Những biến chứng có thể gặp do cấy máy tạo nhịp Cấy máy tạo nhịp là một thủ thuật. cần máy tạo nhịp vĩnh viễn, có thể xảy ra tình trạng dao động của tần số tim. Máy tạo nhịp có khả năng "lắng nghe" được tín hiệu điện tự nhiên từ tim. Khi tim đập bình thường, máy tạo

Ngày đăng: 08/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN