Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
150,26 KB
Nội dung
ỈA CHÁY CẤP MẠN TÍNH Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm trong phân do độ nước trong phân quyết định. Phân có 85% thành phần là nước thì nhão. Phân có 88% thành phần là nước thì lỏng. Và có 90% thành phần là nước thì phần lỏng như nước. Iả chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, muốn nắm được các nguyên nhân đó, cần phải biết sự hoạt động bình thường của quá trình tiêu hoá và những rối loạn gây nên ỉa chảy. I. NHỮNG CƠ SỞ SINH LÝ CỦA QUÁ TRÌNH TIÊU HOÁ. 1. Tiêu hoá bình thường. Tiêu hoá bình thường gồm 4 quá trình: 1.1. Tiết dịch: dạ dày tiết dịch dạ dày, gan tiết mật, tuỵ tạng tiết dịch, tuỵ và ruột non tiết các men ruột. 1.2. Co bóp nhu động: sự co bóp của dạ dày, ruột nhằm trộn lẫn thức ăn với dịch thiêu hoá và đưa xuống dưới. 1.3. Tiêu hoá: là qua trình tác dụng của các dịch tiêu hoá,các men và vi khuẩn nhằm phân giải thức ăn: HCl và pepsin của dạ dày: trypsin, amylaza, lipaza của tuỵ tạng, sắc tố mật, muối mật của gan: các men enterokinaza, amino polipeptidaza, nucleaza, manfoza, sacaraza… của ruột non và vai trò của những loại vi khuẩn cộng sinh trong đại tràng, phân giải xenluloza thành glucoza. 1.4. Hấp thụ: sau khi tiêu hoá, thức ăn được phân giải sẽ được hấp thụ qua ruột: phần lớn các thành phần của protit, gluxit, lipit, các chất điện giải vitamin được hập thụ ở hồng tràng, còn được hập thụ lại ở đại tràng và làm cho phân đóng khuôn lại. Để điều hoà 4 quá trình trên, hệ thống phó gao cảm (giây thần kinh X) và giao cảm đóng vai trò quan trọng. - Phó giao cảm: tăng nhu động và tiết dịch. - Giao cảm: giảm nhu động và tiết dịch. Khi các quá trình trên bị rối loạn sẽ gây nên ỉa chảy, vậy sự rối loạn đó như thế nào? 2. Những rối loạn tiêu hoá gây ỉa chảy. 2.1. Tăng tiết dịch. Khi sự tiết dịch tăng nhiều, vượt quá khả năng hấp thụ có thể gây nên ỉa chảy. Các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường gây nên tăng tiết dịch và đó là phản xạ tự vệ nhằm loại trừ kích thích ra ngoài. 2.2. Tăng nhu động: ỉa chảy có thể là hậu quã của việc tăng nhu động, co bóp: bởi vì tăng co bóp làm cho thức ăn qua ruột nhanh chóng không kịp tiêu hoá và hấp thụ. Các kích thích nhiểm khuẩn, nhiễm độc và rối loạn tâm thần thần kinh làm tăng co bóp. 2.3. Tiêu hoá kém. Khi tác dụng của các dịch tiêu hoá, các men, vi khuẩn giảm đi, thức ăn được hấp thụ sẽ kém đi và hậu quả dẫn đến ỉa chảy. Tiêu hoá kám có thể do: - Thiếu dịch tiêu hoá, cắt dạ dày, ruột… - Thiếu men, viêm tuỵ, tắc mật… - Thiếu vi khuẩn ( dùng quá nhiều kháng sinh diệt hết vi khuẩn cộng sinh ở ruột…). - Tiêu hoá kém còn có thể do thức ăn được chuyển đi quá nhanh chưa kịp tiêu hoá (tăng nhu động) và ta gọi là sự thiếu thời gian tiêu hoá. 2.4. Hấp thụ kém: ỉa chảy có thể là hậu quả của thức ăn được hập thụ ít hoặc không được hấp thụ. Kém hấp thụ có thể do: - Thành của ruột bị tổn thương ( viêm, ung thư…). - Hoặc là hậu quả quá trình trên (tăng tiết dịch,tăng nhu động, tiêu hoá kém). Có thể tóm tắt sự rối loạn của quá trình tiêu hoá trong sơ đồ sau: Thiếu dịch men, vi khuẩn ® Tiêu hoá kém ® Hấp thụ kém ® Ỉa chảy Thiêu thời gian (tăng co bóp, tăng tiết dịch) Trên đây là cơ chế sinh bệnh của ỉa chảy, córất nhiều nguyên nhân tác động lên các cơ chế đó, muốn tìm hiểu ta cần phải tiến hành hỏi bệnh, thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. II. KHÁM XÉT MỘT NGƯỜI BỆNH ỈA CHẢY. 1. Hỏi bệnh. 1.1. Hỏi về tính chất ỉa chảy. 1.1.1. Hoàn cảnh: xuất hiện của ỉa chảy: Rất quan trọng khi nguyên nhân là nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dùng thuốc hoặc sau phẫu thuật về tiêu hoá… 1.1.2. Sự bắt đầu cuảa ỉa chảy: đột ngột hay từ từ. 1.1.3. Số lần đại tiện: ỉa chảy cấp có khi tới hàng trăm lần trong ngày. Ỉa chảy mạn tính thường ít lần hơn. 1.1.4. Về tính chất của phân: cần kết hợp chặt chẽ giữa hỏi và xem trực tiếp phân. 1.2. Các rối loạn khác về tiêu hoá và toàn thân. 2.1.1 Buồn nôn, nôn. 2.1.2 Đau bụng, đau quặn, đau hậu môn, mót rặn. 2.1.3 Aên kém, sợ mỡ. 2.1.4 Sốt. 2.1.5 Các biểu hiện về nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy nhược… 2. Khám lâm sàng. 2.1. Khám phân. Là khâu quan trọng bậc nhất đối trong quá trình khám đối với người bệnh ỉa chảy. 2.2. Khám bộ máy tiêu hoá. Khám có hệ thống toàn bộ về tiêu, hoá không nên thăm trực tràng. 2.3. Khám toàn thân: chú ý đến một số triệu chứng có liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của ỉa chảy. 2.3.1. Hội chứng nhiễm khuẩn: Số, lưỡi bẩn, mệt nhọc… 2.3.2. Hội chứng nhiễm độc: tuỳ theo từng chất độc gây ỉa chảy có những biểu hiện khác nhau. 2.3.3. Hội chứng mất nước và các chất điện giải: đây là hậu quả quan trọng nhất của ỉa chảy cấp, cần được xử trí kịp thời. - Khát nước, khô miệng và niêm mạc. - Mắt sâu, da nhăn nheo, chân tay lạnh. - Đái ít rồi không đái, sẽ gây tình trạng urê máu cao. - Chuột rút do thiếu Ca, toan máu do thiếu Na, rối loạn nhịp tim do thiếu K. Nếu tình trạng mất nước trầm trọng hơn sẽ dẫn tới: 2.3.4. Hội chứng truỵ tim mạch: - Vã mồ hôi, lạnh chân tay. - Mạch nhỏ và nhanh. - Huyết áp hạ có khi không còn. Cần được xử trí kịp thời, nếu không thường d6ãn tới tử vong. 2.3.5. Các hội chứng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thếiu vitamin: thường là hậu quả của các loại ỉa chảy mạn tính. - Gầy rất nhiều, có thể phù. - Da khô hay bong vảy. - Lông tóc rụng nhiều… 3. CÁC XÉT NGHIỆM. Ngoài các xét nghiệm thông thường, tuỳ theo mỗi nguyên nhân cần làm các xét nghiệm sau: 3.1. Xét nghiệm phân: về hoá học, vi khuẩn và ký sinh vật, tổ chức tế bào. 3.2. Các xét nghiệm thăm dò tiêu hoá: dịch dạ dày, dịch tuỵ, mật, sự hấp thụ của ruột. 3.3. Các xét nghiệm đánh giá hậu quả của ỉa chảy; urê, các chất điện giải, prôtit trong máu, thể tích hồng cầu… 3.4. Soi dạ dày, trực tràng, sinh thiết ruột non. 3.5. Chụp đại tràng, ruột non… III. NGUYÊN NHÂN CỦA ỈA CHẢY. Đứng về mặt lâm sàng ta chia làm hai loại ỉa chảy cấp và ỉa chảy mạn tính. 1. Các nguyên nhân gây ỉa chảy cấp tính. đối với ỉa chảy cấp, các nguyên nhân thường rõ ràng, dễ phát hiện: 1.1. Nhiễm khuẩn. - Các loại vi khuẩn đường ruột như: phẩy khuẩn tả, trực khủan ly, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, tụ cẩu khuẩn, một số virus đường ruột nói chung đều gây ỉa chảy kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn, muốn chẩn đoán cần lấy phân. - Các loại ký sinh vật đường ruột, nhất là amip, cũng có thể gây ỉa chảy cấp. - Các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng có thể gây ỉa chảy như cúm, sốt rét, viêm tai xương chũm. 1.2. Nhiễm độc: - Thuỷ ngân: ỉa chảy kèm theo dấu hiệu viêm thận. - Asen: ỉa chảy, nổi mẩn và chảy máu ngoài da. - Nấm độc: dễ chẩn đoán vì người bệnh tự khai. - Tình trạng toan máu hoặc urê máu cao: ỉa chảy là phản ứng của cơ thể nhằm phải trừ urê qua đường tiêu hoá. 1.3. Các nguyên nhân khác. - Do dị ứng: đối với những thức ăn gây dị ứng (dứa). - Do thuốc: do không chịu được thuốc, hoặc uống thuốc quá nhiều (Nasunfat,Mg sunfat…). - Do tinh thần: lo lắng, sợ hãi quá mức. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ỈA CHẢY MẠN TÍNH. Ngược lại với ỉa chảy cấp tính, ỉa chảy mạn tính tiến triển kéo dài và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều khi khó phát hiện. 2.1. Do nhiễm khuẩn và ký sinh vật: - Lao đại, tiểu tràng: thường xuất hiện sau lao phổi, có dấu hiệu nhiễm lao, đồng thời đau bụng, đại tiện nhiều lần phân nhão, ít khi lỏng. Xác định bằng cấy phân và chụp Xquang ruột. - Viêm đại tiểu tràng mạn tính: đau bụng, phân lúc lỏng, lúc táo, phân lẫn máu và mũi. - Ỉa chảy do giun mỏ, sán Lambli: soi thấy trong phân. 2.2. Do rối loạn quá trình tiêu hoá và hấp thụ. - Thiếu dịch dạ dày sau cắt đoạn dạ dày: phân nhão, sống và có mùi chua thử dịch dạ dày lượng HCl rất thấp. - Thiếu dịch tuỵ (viêm tuỵ mạn tính): phân rất nhiều, bóng, láng mỡ soi kính còn nhiều hạt mỡ và thớ cơ trong phân. - Thiếu mật (tắc mật, xơ gan): phân nhạt màu, có mỡ. - Thiếu men tiêu hoá ở ruột non: sau phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, lỗ rò của ruột non. - Thiếu vi khuẩn phân giải xenluloza thường do dùng nhiều kháng sinh loại tác dụng rộng (biomyxin, tetraxylin…) diệt hết vi khuẩn hoặc sau cắt bỏ đại tràng. 2.3. Những bệnh có tổn thương thực thể. - Ung thư tiểu tràng, đại tràng: xác định bằng Xquang. - Pôlip đại tràng: xác định bằng soi và chụp Xquang. [...]... tiết: Basedow, suy thượng thận - Rối loạn thần kinh, tâm thần Ỉa chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nó là kết quả của sự rối loạn các quá trình tiết dịch, co bóp, tiêu hoá và hấp thụ Ỉa chảy cấp tính nguyên nhân thườgn do nhiễm khuẩn và hậu quả thường dẫn đến tình trạng mất nước, truỵ tim mạch, cần hết sức chú ý Ỉa chảy mạn tính do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, đòi hỏi phải... tình trạng mất nước, truỵ tim mạch, cần hết sức chú ý Ỉa chảy mạn tính do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, đòi hỏi phải thăm khám kỹ lưỡng, làm xét nghiệm phối hợp để chẩn đoán Hậu quả của ỉa chảy mạn tính thường dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân . CHẢY. Đứng về mặt lâm sàng ta chia làm hai loại ỉa chảy cấp và ỉa chảy mạn tính. 1. Các nguyên nhân gây ỉa chảy cấp tính. đối với ỉa chảy cấp, các nguyên nhân thường rõ ràng, dễ phát hiện:. Do tinh thần: lo lắng, sợ hãi quá mức. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ỈA CHẢY MẠN TÍNH. Ngược lại với ỉa chảy cấp tính, ỉa chảy mạn tính tiến triển kéo dài và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau,. ỈA CHÁY CẤP MẠN TÍNH Ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhiều lần trong ngày, nhưng chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. Độ