1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CẤP THOÁT NƯỚC - CHƯƠNG 2 pps

23 333 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

http://www.ebook.edu.vn 13 CHƯƠNG II THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH PHỔ BIẾN HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC & CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC II.1. GIỚI THIỆU Để một hệ thống cấp nước hoạt động trong khai thác vận hành, sửa chữa cần có một số thiết bị và công trình hỗ trợ. Trong chương này sẽ giới thiệu một số các thiết bị thường gặp và các công trình được xây dựng trong một hệ thống cấp nước. II.2 CÁC THIẾU BỊ VÀ CÔNG TRÌNH PHỔ BIẾN III.2.1. Bơm tăng áp Trong trường hợp áp lực nước trong mạng lưới đường ống có những nơi cục bộ không đáp ứng giá trị yêu cầu tối thiểu người ta sử dụng bơm tăng áp. Thông thường, nước cấp đến tất cả các nơi trong khu vực thiết kế sẽ được đảm bảo nhờ vào các bơm tăng áp (gọi là bơm có cột nước cao); các bơm này sẽ lấy nước từ các b ồn chứa nước điều hoà của hệ thống. Khác với chế độ làm việc ở trạm lọc, loại bơm này phải đảm bảo thoả mãn các nhu cầu tại mọi thời điểm sử dụng nước. Cột nước sử dụng tại trạm bơm tăng áp biến đổi theo địa hình nơi xây dựng, theo nhu cầu nước, theo kết cấu của mạng lớ i phân phối, theo kích thước đường ống (đ- ờng kính). Với các vùng đất tương đối bằng phẳng, áp suất sử dụng biến đổi trong khoảng 300 kPa đến 600 kPa (30 đến 60m nước). Vị trí lắp đặt các bơm tăng áp có thể ngay trong mạng lưới, hoặc phối hợp với các bồn chứa nước ví dụ như đài chứa. Tuỳ theo địa hình khu xây dựng, có thể trong một số trường hợp áp su ất gia tăng quá lớn (ví dụ, vùng đáy của thung lũng hoặc chân của một sườn đồi). Trong trường hợp đó thường phải sử dụng một thiết bị giảm áp. Trong trường hợp địa hình khu vực nghiên cứu thay đổi nhiều, khi quy hoạch mạng lưới có thể chia ra làm các tiểu lưu vực, với mỗi tiểu lưu vực có địa hình tương đối đồng đều. Trong trường hợ p đó, chúng ta sẽ bố trí các van giảm áp nếu chúng ta phải giảm áp lực (nước đến từ vùng cao hơn) hoặc bơm tăng áp nếu chúng ta phải gia tăng áp lực nước (nước đến từ các vùng thấp). Tóm lại, khi thiết kế mạng lưới người ta cố gắng thiết kế tạo thành từng vùng trong đó áp lực nước không quá cao và cũng không quá thấp. III.2.2. Van điều khiển Trong công tác quản lý, vận hành một hệ thống phân phối nước đòi hỏi một số thiết bị chuyên dùng. Trong số này, van giữ một vai trò rất quan trọng, bởi vì nó cho phép điều tiết dòng chảy trong mạng lưới. Một số van điều tiết lưu lượng được trình bày trong hình 3.1 sau. Van ngắt: (a, b) cho phép chúng ta tách một vài đoạn ống cần kiểm tra (thay thế hoặc bảo trì) ra khỏi mạng lưới. Với các đường ống có đường kính lớn (≥ 350 mm), ta sử dụng van bướm, với các đường ống nhỏ hơn ta dùng van robinet. Thông thường, van phụ trách cho các đoạn đường ống không nên dài quá 150-250 m. Với các đường ống chính,chiều dài này có thể đạt đến 300-365 m. Một cách lý tưởng, van nên đặt đạt ở các vị trí đường ống giao nhau. Van clapet 1 chiều: (c) cho phép dòng chảy đi theo một chiều duy nhất. Chúng thường lắp đặt trên đường ống nối của mạng lưới của hai tiểu vùng có áp suất khác nhau, hoặc trên đường ống đẩy của bơm, hoặc trên đường ống lắp đặt đồng hồ nước. Van giảm áp: (d) cho phép đưa áp lực cao về áp lực tiêu chuẩn thiết kế http://www.ebook.edu.vn 14 III.2.3. Nối đường ống Để liên kết các đường ống thành một mạng lưới người ta phải thực hiện các nối đường ống. Có ba phương pháp nối cơ bản được thể hiện ở hình 3.3 Hình 2.2: Bố trí van trong mạng lưới Hình 2.3: Các phương pháp nối đường ống a) Nối cơ học; b) Nối lồng; c) Nối vòng kẹp Hai loại nối (a) và (b) được dùng cho đường ống chôn trong đất. Loại mối nối (c) cho liên kết các ống cứng hơn được dùng để nối các đường ống bên trong các kết cấu (trạm bơm nước thải, trạm xử lý nước sinh hoạt. . .). II.2.4. Cột lấy nước chữa cháy Được bố trí trên mạng lưới đường ống cho phép lấy nước để phục vụ chữa cháy. Phạm vi phục vụ của mỗi cột lấy nước phụ thuộc vào lưu lượng cần để chữa cháy; số lượng càng nhiều và càng gần nhau khi lưu lượng cần lấy lớn. Hình 2.4: Cột nước chữa cháy Thông thường, khoảng cách giữa 2 cột lấy nước chữa cháy dọc theo đường lộ không vượt quá 200 m trong khu phố dân cư. Trong các khu phố thương mại và nhà cao cấp, khoảng cách này thường 100 m. Nó còn được bố trí tại các giao lộ quan trọng, dọc http://www.ebook.edu.vn 15 theo đường phố có mặt diện kéo dài, trong các hẻm cụt, trong sân của các cơ sở có quy mô lớn và xe chữa cháy có thể vào được. Kết cấu chi tiết của cội lấy nước được giới thiệu ở hình vẽ bên cạnh. II.2.5. Bồn chứa nước. Một hệ thống phân phối thông thường có nhiều bồn chứa kể cả bồn chứa ở khu xử lý nước trung tâm. Mỗi bồn chứa có các nhiệm vụ sau đây: - Ðảo đảm sự hoạt động thường xuyên của nhà máy nhờ vào sự cung cấp nước từ bồn chứa ở trạm xử lý trung tâm: trong chu kỳ có nhu cầu dùng nước nhiều, sự vượt quá của nhu cầu so với khả năng cấp nước của trạm xử lý tại một vài thời đoạn, nước sẽ được bổ sung lấy từ các bồn chứa. - Cung cấp một phần lượng nước khi có hoả hoạn. - Thoả mãn một phần nhu cầu nước khi có sự cố trạm xử lý hoặc sự cố trên đường ống dẫn nước chính hoặc phụ. - Giảm sự thay đổi quá nhiề u của áp suất trong đường ống bằng cách sử dụng nhiều bồn chứa trong mạng lưới trong chu kỳ sử dụng nước nhiều. II.2.5.1. Phân loại bồn chứa Ta có thể phân loại bồn chứa theo các tiêu chuẩn khác nhau: Phân loại theo mục đích sử dụng bồn chứa: Bồn cân bằng: Trong chu kỳ hoạt động 24 giờ của mạng lưới, khi nhu cầu nước vượt quá khả năng cấp của trạm xử lý trung tâm, bồn cân bằng sẽ hoạt động. Bồn chứa ở trạm xử lý trung tâm lúc đó chỉ có thể đảm bảo nhu cầu nước dùng một phần. Theo kinh nghiệm, thể tích bồn chứa cân bằng chiếm khoảng 20% lượng nước sử dụng trong ngày.Cấp nước cho mộ t khu phố, một thành phố sẽ được tính cho ngày tiêu thụ lớn nhất. Bồn chứa dự trữ nước cho hoả hoạn: Để đề phòng hoả hoạn, trong thiết kế chúng ta phải dự kiến một thể tích nước nhất định để dự trữ phục vụ cho mục đích này. Thể tích cần thiết sẽ được quy định từ quy phạm với các yêu cầu cần phải thoả mãn như sau: - Lưu lượng cần thiết để chống một hay nhiều vụ hoả hoạn đồng thời. - Thời gian để dập tắt hoả hoạn. - Áp lực nước yêu cầu tối thiểu tại các địa điểm lấy nước phòng hoả hoạn. Một cách tổng quát, ta dự kiến cho trường hợp chỉ xảy ra một trận hoả hoạn trong thời điểm phải cung cấp nước cho ngày sử dụng lớn nhất. Không xét cho trường hợp tiêu thụ giờ lớn nhất. Bồn chứa nước dự trữ cho trường hợp khẩn cấp: Đây là lưu lượng cần thiết trong trường hợp xảy ra không lường trước được trên mạng lưới, ví dụ: như đường ống dẫn chính hay bơm. Bồn chứa nước cho sản xuất: Dự trữ trong trường hợp khi có sự cố xảy ra cho trạm xử lý trung tâm. Lượng nước dự trữ này thường lấy bằng 4 giờ hoạt động của trạm và nằm ngay vị trí trạm xử lý trung tâm. Phân loại bồn chứa theo vị trí: Thông thường ta có hai loại bồn chứa: đài nước và bồn chứa mặt (xây dựng ở cao độ tương đương với mặt đất). Ðài nước: Bồn chứa nước sẽ được thiết kế nằm trên một kết cấu đỡ (cao đến 20m-30m) Nước sẽ được đưa lên đài nhờ vào một bơm tăng áp (nếu cần thiết) trong chu kỳ sử dụng nước ít và sẽ chảy ra khỏi đài để đi vào mạng lưới, dưới tác dụng của trọng trường, trong chu kỳ sử dụng nước nhiều. Thông thường nướ c vào và ra khỏi đài sẽ đi lên cùng một đường dẫn. Hình vẽ sau đây trình bày sơ đồ làm việc của một đài nước: Ưu điểm : - Sự phân phối nước có sẵn trong đài nước là không gián đoạn khi có sự cố của bơm tăng áp hoặc đường dẫn nước chính, phụ. - Bơm dùng để cấp nước vào hồ hoạt động không cần liên tục. - Sự lựa ch ọn vị trí hợp lý của đài nước cho phép giảm sự thay đổi áp suất theo không gian trong mạng lưới (phân phối áp suất trong mạng lưới điều hoà hơn). http://www.ebook.edu.vn 16 Khuyết điểm: - Vị trí lựa chọn của hồ chứa phải bảo đảm sao cho duy trì được áp lực cần thiết trong mạng lưới khi nước trong đài ở vị trí thấp nhất; trong một số trường hợp, một phần năng lượng dùng đưa nước vào hồ bị lãng phí. - Thể tích dự trữ ở đài nước tối đa là giới hạn, bởi vì chúng ta chỉ có thể lắp đặt các loại bồn chứa có trong thị trường. - Trong mạng lưới, áp lực tạo ra từ đài nước có thể bị thay đổi sau khi lắp đặt đài nước bởi vì ta không thể thay đổi lại thiết kế nhiều cao đài nước. - Trong chu kỳ sử dụng nước ít, nhất là trong giai đoạn mới đưa vào sử dụng, chúng ta sẽ không sử dụng nước dự trữ trong một thời gian dài (có thể đến nhiều tháng). Thật vậy do áp lực tạo ra ở chân đài nước của các bơm tăng áp có thể vượt quá giá trị để đài nước cấp nước đi vào mạng lưới. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước. - Một phần dung tích của đài nước sẽ không được sử dụng trong một số điề u kiện. Ví dụ áp lực trong mạng lưới là thấp hơn so với dự kiến vì lưu lượng sử dụng lớn hơn so với trước đó. Mức nước nhỏ nhất trong đài có thể xác định khi thiết kế. Tóm lại, sự xây dựng đài nước trong hệ thống ngoài nhiệm vụ tạo ra thể tích nước dự trữ trong mạng lưới đài nước còn tạo ra và đi ều hoà áp lực nước trong mạng lưới áp lực nước sinh từ đài hoàn toàn phụ thuộc vào mực nước tại thời điểm khảo sát, không thể kiểm soát được. Tuy nhiên ta có thể kiểm soát dễ dàng trong trường hợp nếu sử dụng bơm tăng áp trong hệ thống. Bồn chứa bề mặt: Nước dự trữ cũng có thể có được nhờ vào các bồn chứa xây dựng ở cao trình mặt đất (có thể cao hoặc thấp hơn một ít so với mặt đất). Các trạm bơm tăng áp lấy nước từ các bồn chứa để đưa nước có áp vào mạng lưới khi áp lực nước trong mạng lưới giảm. Các ưu điểm của loại bể chứa mặt này như sau: - Giá thành xây dự ng và khai thác loại bồn này thấp hơn so với đài nước. - Chất lương nước trong bồn loại này thường tốt hơn, có ít nguy cơ nước bị tồn lưu lâu ngày trong bồn chứa. - Áp lực nước dễ dàng kiểm soát nhờ vào bơm. - Về mặt mỹ quan, sự hài hoà của loại bồn chứa này vào không gian với môi trường chung quanh dễ dàng hơn -Vị trí đặt bồn dễ xác định. - Có thể chủ động thiết kế và chọn kích thước bồn mà không phụ thuộc vào thị trường. II.3 KHÁI NIỆM & SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH Hệ thống cung cấp nước (HTCCN) là một tập hợp của nhiều công trình đảm bảo cung cấp nước đủ số lượng & chất lượng yêu cầu cho các đối tượng dùng nước khác nhau đã được xác định. Tuỳ theo hình thức phân loại, HTCCN có thể có nhiều loại khác nhau. Nếu phân loại theo mục đích sử dụng nước có các loại: HTCCN cho sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp & cho nông nghiệp. Căn cứ theo đặc tính của nguồn cung cấp nước có các loại: HTCCN sử dụng nước mặt, nước ngầm & loại hỗn hợp. Theo phương pháp chuyển tải nước có các loại: HTCCN bằng tự chảy hoặc động lực với sự giúp đỡ c ủa máy bơm. Sau khi đã xác định được tổng lượng nước cần của các đối tượng dùng nước người ta tiến hành xem xét phân tích để lựa chọn nguồn cung cấp nước & vạch sơ đồ thiết kế HTCCN. Trong một HTCCN, xem hình (II. I) thường bao gồm các hạng mục công trình chính sau đây: Số lượng các công trình cũng như vị trí tương hỗ giữa chúng trong một HTCCN có thể thay đổi tuỳ theo từng điều kiện c ụ thể về nguồn nước, yêu cầu về chất & lượng nước dùng, đặc tính làm việc của mạng lưới cung cấp nước & điều kiện địa lý, địa hình, địa chất khu vực. http://www.ebook.edu.vn 17 Hình II.5 Sơ đồ tổng quát HTCCN 1. Công trình lấy nước; 2. Trạm bơm cấp I; 3 . công trình lọc & xử lý nước; 4. Bể chứa nước sạch; 5 . Trạm bơm cấp II; 6. Đường ống dẫn chính; 7. Công trình điều tiết; 8. Mạng lưới đường ống cung cấp nước. a. công trình lấy nước (1) có nhiệm vụ lấy đủ lưu lượng nước theo yêu cầu sử dụng có tính đến sự hao hụt dọc đường & hạn chế bùn cát, rác rưởi; b. trạm bơm cấp I (2) đưa nước lên công trình làm sạch & xử lý nước; c. các công trình làm sạch & xử lý nước (3) có nhiệm vụ lắng, lọc & xử lý nước theo yêu cầu của các đối tượng dùng nước; d. bể chứa (4) dùng để chứa nước sạch đã qua xử lý; e. trạm bơm cấp II (5) dùng để trực tiếp hoặc phối hợp với công trình điều tiết (7) đưa nước vào đường ống dẫn chính (6) phân phối cho mạng lưới đường ống cung cấp nước (8); f. công trình điếu tiết (7) có nhiệm vụ phối hợp với trạm bơm cấp II để dự trữ & điều tiết lượng nước thừa hoặc thiếu giữa các giờ dùng nước trong ngày. Nó có thể có mặt hoặc không có mặt, là tháp áp lực hay bể áp lực được bố trí ở đầu cuối hoặc tại một điểm nút nào đó của mạng lưới đường ống. Nế u nguồn nước thiên nhiên sẵn có chất & lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng dùng nước thì không cần có các công trình làm sạch & xử lý nước & chỉ cần xây dựng một trong hai trạm bơm nói trên. Trường hợp địa hình, địa chất cho phép thì phương án bố trí kết hợp các công trình lại với nhau là kinh tế nhất, đặc biệt đối với các trạm bơm cấp I & II. Tháp nước cũng như vị trí củ a nó trong HTCCN chỉ có mặt khi biểu đồ dùng nước theo thời gian trong ngày của khu vực không đều cần phải có sự trữ lại & điều tiết lưu lượng giữa các giờ cao điểm dùng nước. Nói chung nếu chất lượng nước sẵn có của nguồn đáp ứng yêu cầu sử dụng không cần phải làm sạch & xử lý thì HTCCN sẽ được rút ngắn & đơn giản rất nhiều. Vì vậy các HTCCN từ các nguồn nước mặt phức tạp hơn nhiều so với lấy nước ngầm Hình II.6 HTCCNN từ nhiều nguồn 1 Các giếng khoan; 2. Mạng lưới đường ống cung cấp nước; 3 . Tháp điều tiết; 4. Bể chứa; 5. Trạm bơm cấp II. http://www.ebook.edu.vn 18 Trong việc cung cấp nước cho các thành phố người ta có thể dùng nhiều trạm bơm nước ngầm khác nhau cùng cung cấp nước vào một mạng lưới đường ống chung - gọi là HTCCN từ nhiều nguồn, xem (hình II. 6). Để phát huy hiệu quả kinh tế sử dụng tổng hợp nước & giảm giá thành sản phẩm còn có những dạng cung cấp nước khác nhằm mục đích sử dụng lại nước đã dùng. Trong nhiều xí nghi ệp công nghiệp, nước sau khi đã được sử dụng cho mục đích kỹ thuật hoàn toàn không bị nhiễm bẩn, độc hại hoặc mức độ của nó không đáng kể sẽ được sử dụng lại cùng một mục đích cho chính xí nghiệp đó bằng một HTCCN tuần hoàn hoặc sử dụng lại cho một mục đích khác. Đối với các HTCCN kiểu tuần hoàn này phải bổ sung thường xuyên mộ t lưu lượng khoảng 3 5 % lưu lượng yêu cầu để bù vào sự hao hụt. Đối với các nguồn nước như hố chứa đặc biệt là hồ chứa nhân tạo thường nằm ở vùng núi có địa hình cao hơn nhiều so với khu vực cần cung cấp nước nên không cần bố trí trạm bơm; nước được dẫn đến nơi tiêu thụ bằng tự chảy. Do tính đa dạng của HTCCN vi ệc lựa chọn một sơ đồ cung cấp nước hợp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn không những về mặt kinh tế xây dựng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, bảo quản chúng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nước & giảm chi phí sản xuất. Nguyên tắc chung để lựa chọn loại hình cũng như sơ đồ HTCCN là phải bảo đảm cung c ấp đầy đủ & liên tục nước dùng cả về khối lượng lẫn chất lượng đồng thời bảo đảm thi công xây dựng & quản lý chúng thuận lợi. Trong một khu vực bao giờ cũng có nhiều đối tượng dùng nước khác nhau với những yêu cầu khác nhau về khối lượng, chất lượng & áp lực nước, vì vậy việc lựa chọn giải pháp cung cấp nước cần phân tích so sánh các phương án dùng chung một hệ thống hoặc dùng các hệ thống riêng lẻ cho từng đối tượng dùng nước. Ở các thành phố lượng nước dùng cho sinh hoạt của dân cư chiếm tỉ lệ lớn so với các hộ dùng nước khác nên người ta thiết kế một HTCCN chung, trong đó chủ đạo là cung cấp nước cho sinh hoạt. Đối với một số xí nghiệp cần lượng nước không lớn nhưng chất lượng yêu cầu khác so với nước dùng cho sinh ho ạt thì vẫn có thể lấy nước ở HTCCN chung của khu vực & tiến hành xử lý bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của xí nghiệp đó như khử sắt, làm mềm, tăng áp lực v.v Ngược lại nếu khối lượng nước yêu cầu của xí nghiệp nào đó lớn nhưng chất lượng đòi hỏi thấp thì nên chọn cho nó một HTCCN riêng. HTCCN chữa cháy có 2 loại: áp lực thấp & áp lực cao. Loại đòi hỏi áp lực thấp (từ 7 l0m H 2 O), khi chữa cháy dùng máy bơm tăng áp của xe cứu hoả bơm trực tiếp từ HTCCN của khu vực xảy ra hoả hoạn để dập lửa. Loại áp lực cao cần phải bố trí máy bơm có cột áp cao ở nhà máy nước bơm trực tiếp vào đường ống chữa cháy; áp lực nước trong đường ống phải đủ đưa nước tới vị trí cao nhất bất lợi để dập tắ t lửa. Thường thường người ta kết hợp cung cấp nước sinh hoạt & chữa cháy làm một. II.4 CHẾ ĐỘ DÙNG NƯỚC NGÀY ĐÊM Chế độ dùng nước là một yếu tố cơ bản quyết định phương án bố trí HTCCN cũng như chế độ làm việc của nó. Chế độ dùng nước được biểu thị bằng lượng nước ngày đêm (còn gọi là biểu đồ dùng nước ngày đêm) của khu vực dùng nước. Đó là quan hệ giữa lưu lượng nước dùng theo từng giờ trong ngày Q g ~t (Q g tính theo % lượng nước dùng ngày đêm), xem bảng (II.1) & hình (II.7). Đặc tính của biểu đồ dùng nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố theo từng mức độ ảnh hưởng rất khác nhau như dân số, mức độ phát triển công nông nghiệp, giao thông vận tải & nó luôn thay đổi theo ngày, tháng, mùa trong năm, thậm chí trong từng giờ. Vì vậy việc dự kiến nó một cách hợp lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong thiết kế mộ t HTCCN, tất nhiên khả năng đạt được mức độ chính xác là rất khó khăn. Nói chung hầu hết các xí nghiệp sản xuất đều có chế độ dùng nước trong ngày tương đối điều hoà. Biểu đồ dùng nước của các xí nghiệp sản xuất hoạt động suốt ngày đêm thường điều hoà hơn; ngược lại trong một khu vực có nhiều xí nghiệp hoạt động đồng thời một ca thì mức độ dao động của biểu đồ dùng nước sẽ mạnh hơn. Gặp những trường hợp như vậy các xí http://www.ebook.edu.vn 19 nghiệp thường có hình thức tự điều tiết riêng của mình & lượng nước cung cấp cho chúng từ HTCCN chung của khu vực có thể tính cân bằng trong thời gian cả ngày đêm. Khó khăn & phức tạp hơn cả là việc xác lập chế độ dùng nước cho khu vực dân cư bởi vì nó luôn phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố liên quan đến sinh hoạt đời sống & hoạt động lao động của con người. Trong một khu vự c mà dân số càng đông thì biểu đồ dùng nước ngày đêm càng điều hoà & ngược lại. Độ dao động của biểu đồ dùng nước trong ngày cũng được đặc trưng bởi khái niệm "hệ số dùng nước không điều hoà theo giờ k gmax & k gmin " – tỉ số giữa lượng nước dùng giờ lớn nhất Q gmax , nhỏ nhất Q gmin & giá trị trung bình của nó Q gtb trong ngày: Q gmax = k gmax . Q gtb Q gmin = k gmin .Q gtb Cũng cần lưu ý rằng tuy cùng dùng chung một khái niệm "hệ số dùng nước không điều hoà"nhưng so với khái niệm k max & k min ở các biểu thức (I. 3) & (I. 4), xem (I. 3) chúng khác nhau ở chỗ một bên đặc trưng cho tính trạng không điều hoà theo ngày trong năm còn một bên là theo giờ trong ngày, vì rằng lưu lượng dùng nước giờ lớn nhất, trung bình & nhỏ nhất bằng 1/24 lượng nước cần ngày đêm lớn nhất, trung bình & nhỏ nhất (Q g =Q ngđêm /24). Thật ra thì lượng nước cần trong mỗi giờ cũng thay đổi không kém phần phức tạp nhưng trong tính toán người ta coi như không thay đổi (nghĩa là coi biểu đồ dùng nước theo giờ trong ngày có dạng bậc thang). Trên thực tế sẽ có sự bù trừ lẫn nhau giữa các đối tượng dùng nước trong khu vực, hơn nữa trong HTCCN còn có các công trình điều tiết khác hỗ trợ như tháp, két nước, bể chứa v.v Cách duy nhất để giải quy ết đúng đắn bài toán này là nghiên cứu & phân tích những số liệu thống kê vế chề độ làm việc thực tế của các HTCCN hiện có, phát hiện những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến chế độ dùng nước chung như đặc điểm tình hình dân cư, mức độ công nghiệp hoá, điều kiện khí hậu v.v . . . từ đó xác lập ra biểu đồ dùng nước tính toán thiết kế. II.5 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC II.5.1 Mối liên hệ về lưu lượng của các công trình trong HTCCN Sau khi có chế độ dùng nước của khu vực có thể tiến hành thiết lập chế độ cung cấp nước & chế độ làm việc của các công trình trong HTCCN. Theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, để thoả mãn cao nhất nhu cầu thiết kế của các đối tượng dùng nước trong khu vực tất cả các công trình của HTCCN phải thiết kế với lượng nước cần ngày đêm lớn nhất Qmax nhưng nh ư vậy chưa hẳn đã có lợi. Trên thực tế thì biểu đồ dùng nước hàng ngày thay đổi rất lớn nên các công trình cấp nước, chẳng hạn như trạm bơm cấp II, không thể đáp ứng đúng hoàn toàn theo chế độ đó. Vì vậy để đảm bảo vừa sát thực tế vừa có lợi về mặt kinh tế cần phải nghiên cứu thiết kế với những cấp l ưu lượng nào đó là hợp lý nhất. Chế độ làm việc của các công trình trong HTCCN có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Để thấy rõ những mối quan hệ đó chúng ta phân tích một HTCCN có sơ đồ tổng quát trên hình (II.5). Giả sử biểu đồ lượng nước cần thiết kế theo giờ trong ngày của khu vực đã cho theo % lượng nước cần ngày đêm với hệ số không điều hoà theo giờ kg= 1.35, xem bảng (II.1) & hình (II.7). Bảng II.1 Lượng nước cần thiết kế Q g ~ t, với k = 1.35 Giờ Qg=%Q ng . đêm Giờ Qg=%Q ng . đêm 0-1 3.0 12-13 4.4 1-2 3.2 13-14 4.1 2-3 2.5 14-15 4.1 3-4 2.6 15-16 4.4 4-5 3.5 16-17 4.3 http://www.ebook.edu.vn 20 5-6 4.1 17-18 4.1 6-7 4.5 18-19 4.5 7-8 4.9 19-20 4.5 8-9 4.9 20-21 4.5 9-10 5.6 21-22 4.8 10-11 4.9 22-23 4.6 11-12 4.7 23-24 3.3 Ở đây giả thiết chỉ có một nguồn cung cấp nước duy nhất cho hệ thống thông qua trạm bơm cấp II kết hợp với tháp điều tiết đầu hệ thống & chế độ làm việc của mạng lưới cung cấp nước được đặc trưng bởi biểu đồ lượng nước cần dạng bậc thang Q g ~ t (đường nét liền đậm a). Biểu đồ làm việc của trạm bơm cấp II Q b ~ t (đường nét đứt b) cần phải được qui định tuỳ thuộc vào biểu đồ dùng nước Q g ~ t. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó phải trùng khớp một cách chính xác với biểu đồ dùng nước Q g ~t. Đường chấm gạch (c) biểu thị lưu lượng giờ trung bình trong ngày (100/24 ≈ 4, 1 7 % lượng nước cần ngày đêm). Trong thời gian 4 giờ (từ 0 giờ ÷ 4 giờ) trạm bơm cấp II sẽ bơm với cấp lưu lượng thứ nhất cung cấp 2.5% lượng nước cần ngày đêm. Khoảng thời gian 20 giờ còn lại trong ngày (từ 4 giờ ÷24 giờ) trạm bơm cấp II sẽ bơm với cấp l ưu lượng thứ hai cung cấp 4.5% lượng nước cần ngày đêm. Như vậy trong cả ngày trạm bơm cấp II sẽ làm việc với hai cấp lưu lượng nói trên (biểu thị bằng đường nét đứt b) trên hình (II.3) & cung cấp đủ lượng nước cần ngày đêm: (2.5 x 4 + 4.5 x 20)%Q = 100%Q. Hình II.7. Biểu đồ lượng nước cần thiết kế với kg = 1.35. Tuy nhiên, có một số giờ trong ngày lưu lượng nước do trạm bơm cấp II cung cấp có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lưu lượng nước yêu cầu, khi đó tháp áp lực sẽ làm nhiệm vụ điều tiết. Vào những giờ trong ngày mà lưu lượng do trạm bơm cấp II cung cấp lớn hơn lưu lượ ng yêu cầu (Q b > Q s ) lưu lượng nước thừa (Q b - Q s ) sẽ đi vào tháp để trữ lại xem hình (II.7a). Ngược lại, khi lưu lượng yêu cầu lớn hơn lưu lượng do trạm bơm cấp II cung cấp (Q b < Q s ) thì tháp sẽ điều hoà lại cho mạng lượng nước thiếu hụt (Q g - Q b ), xem hình (II. 7b). Tóm lại, tháp nước sẽ có nhiệm vụ phối hợp với trạm bơm cấp II điều hoà chế độ làm việc chung của HTCCN; nghĩa là nó sẽ tích trữ lại lượng nước thừa trong một số giờ do trạm bơm cấp II cung cấp & bù lại cho mạng lưới đường ống cung cấp nước lượng nước thiếu hụt vào những giờ khác. Dung tích của đài nướ c (bể chứa của tháp điều tiết) sẽ phụ thuộc vào biểu đồ dùng nước của tr ạ m bơm cấp II; nếu 2 biểu đồ này chênh lệch nhau ít thì dung tích yêu cầu của đài nước sẽ nhỏ & ngược lại. Biểu đồ cung cấp nước của trạm bơm lượng của nó; muốn giảm Hình II-7. sự phối hợp làm việc giữa trạm bơm cấp II & tháp điều http://www.ebook.edu.vn 21 thiểu dung tích yêu cầu của đài nước có thể tăng số cấp lưu lượng của trạm bơm để giảm bớt sự chênh lệch của nó so với biểu đồ dùng nước nhưng nếu số cấp lưu lượng của nó quá nhiều sẽ làm tăng số lượng tổ máy bơm & đương nhiên sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì vậy, số cấp lưu lượng hợ p lý nhất của nó dao động từ 1 (đối với HTCCN nhỏ) đến 3 cấp (đối với HTCCN lớn). Đối với một số HTCCN cho sản xuất có nhu cầu dùng nước trong ngày tương đối điều hoà thì không cần bố trí các công trình điều tiết có áp như tháp nước, bể áp lực. Nếu sử dụng các máy bơm ly tâm có thể điều chỉnh điểm công tác tiện lợi để cấp nước cho mạ ng lưới có biểu đồ dùng nước bất kỳ cũng không cần thiết phải đặt vấn đề xây dựng các công trình điều tiết có áp. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng các HTCCN không có tháp nước chỉ kinh tế khi hệ số dùng nước không điều hoà theo giờ trong ngày không lớn. Trong trường hợp ngược lại, trong các HTCCN không có tháp nước giá thành năng lượng tăng lên khi cần thiết phải cung cấp nước vớ i cột áp cao hơn so với yêu cầu. Quy mô & chế độ làm việc của trạm bơm cấp I phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước, công trình lấy nước & làm sạch - xử lý nước. Khác với trạm bơm cấp II, trạm bơm cấp I làm việc theo chế độ 1 cấp lưu lượng suốt ngày đêm để giảm quy mô, kích thước của công trình làm sạch nước. Tuy nhiên nếu quy mô của trạm nhỏ nó cũng không nh ất thiết phải hoạt động liên tục mà có thể nghỉ gián đoạn một số giờ nhất định trong ngày. Do có sự khác nhau về chế độ làm việc của trạm bơm cấp I & cấp II nên phải dùng bể chứa nước sạch để điều tiết nước giữa chúng. Ngoài ra, bể chứa nước sạch còn có nhiệm vụ trữ nước để chữa cháy & nước dùng cho chính bản thân trạm c ấp nước như thau rửa bể lắng, bể lọc v.v II.5.2 Mối liên hệ với cột áp của các công trình trong HTCCN Sự làm việc của các công trình trong HTCCN quan hệ chặt chẽ với nhau không những về mặt lưu lượng mà còn áp lực nước cần đầu hệ thống & của mạng lưới bởi vì các công trình của HTCCN đều phải có nhiệm vụ cung cấp nước dùng đủ về khối lượng & cột áp cần thiết. Sau đây chúng ta sẽ xét mối quan hệ đó trong 2 trường hợp: tháp điều tiết được bố trí ở đầu & cuối mạng lưới đường ống cung cấp nước. a. Trường hợp tháp điều tiết bố trí ở đầu mạng lưới cung cấp nước Việc sử dụng nước của đa số các đối tượng dùng nước diễn ra trên mặt bằng khu vực cần cung cấp nước ở những độ cao khác nhau so với mặt đất, vì vậy mạng lưới cung cấp nước cần phải đảm bảo áp lực nước cần thiết để đưa nó đến vị trí bất lợi có độ cao đã được ấn định. Trong khu vực cần cung cấp nước, thành phố chẳng hạn những điểm ở xa tháp điều tiết nhất & có cao độ lớn nhất sẽ là những vị trí bất lợi nhất cho dùng nước vì rằng tại đó nước dùng còn lại cột áp thấp nhất. Tuy nhiên nếu chọn vị trí đó để thiết kế mức đảm bảo về nước dùng thì qui mô công trình sẽ rất lớn. Vì vậy, vị trí bất lợi được lựa chọn để tính toán thiết kế thưởng là các công trình hoặc những ngôi nhà cao tầng đại diện nằm ở nơi cao trong khu vực & tương đối xa so với trạm bơm & tháp nước. Chẳng hạn, để cung cấp nước cho các tầng trên của 1 ngôi nhà cao tầng được chọn để tính toán, xem hình (II.8), trong mạng lưới cung cấp nước thành phố tại chỗ ống rẽ nhánh vào nhà (tại điểm đại diện A) cần phải duy trì 1 áp lực bên trong đường ống đủ để đưa nước đến vị trí dùng nước cao nhất trong nhà (điểm C). Cột áp đó được gọi là cột áp yêu cầu cho sinh hoạt Hyc, tính theo mH2O & phải không nhỏ hơn tổng chiều cao địa hình của điểm dùng nước cao nhất trong nhà (điểm C) so với mặt đất & tổn thất thuỷ lực đường ống từ chỗ rẽ nhánh của mạng lưới chung thành phố (điểm A) đến điểm C. Do vậy cột áp yêu cầu này được xác định theo biểu thức: H yc = P/γ = H đh + h dư + h ms , (II.1 ) Hình II-8. sơ đồ tính toán cột áp Hyc http://www.ebook.edu.vn 22 trong đó P - áp lực bên trong đường ống, KG/m 2 ; γ - trọng lượng riêng của nước, KG/m 3 ; H dh - chiều cao địa hình từ điểm dùng nước cao nhất trong nhà C (có thiết bị dùng & xả nước) so với mặt đất, m; h dư - Cột áp dư cần thiết của nước dùng xả ra ở thiết bị dùng nước (vòi nước sinh hoạt chẳng hạn), m; h ms - tổn thất thuỷ lực đường ống từ chỗ rẽ nhánh khỏi mạng lưới đường ống chung thành phố (điểm A) đến điểm dùng nước cao nhất (điểm C), thông qua tính toán thuỷ lực để xác định, m. H yc được tính toán & chọn theo yêu cầu của khu vực cung cấp nước đã được qui định trong nhiệm vụ thiết kế. Cột áp yêu cầu cho sinh hoạt H yc Cũng có thể vận dụng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng để lựa chọn, chẳng hạn theo tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Liên Xô cũ áp dụng với mạng lưới cung cấp nước cho khu dân cự chọn H yc =10m (đối với nhà 1 tầng), H yc = 12m đối với nhà 2 tầng) & cộng thêm 4m cho mỗi một tầng tiếp theo (đối với nhà cao tầng). Trong mọi trường hợp làm việc của HTCCN áp lực nước dùng tại mọi điểm bất kỳ trong mạng lưới đường ống cung cấp nước không được nhỏ hơn cột áp yêu cầu này. Để thấy rõ mối quan hệ về cột áp của các công trình trong HTCCN nói trên chúng ta phân tích sơ đồ mặt cắt dọc tuyến của nó, xem hình (II. 9). Sơ đồ này phản ánh sự phân bố của đường tổng cột áp dọc theo tuyến HTCCN từ nguồn đến vị trí dùng nước bất lợi được chọn để tính toán trong thời điểm dùng nước lớn nhất; ở đây đó là điểm A xem (hình II.9) có cao độ Z A & cột áp yêu cau Hyc được tính theo biểu thức (II.I). Do đó tổng cột áp tại A sẽ là (Z A + H yc ). Tại chân tháp điều tiết có cao độ Z t (điểm B) phải có áp lực bên trong đường ống H t đủ để sau khi khắc phục tổn thất thuỷ lực dọc đường (hmsl đảm bảo áp lực đến điểm A lớn hơn hoặc bằng H yc , nghĩa là chiều cao tối thiểu của tháp điều tiết từ đáy đài chứa nước so với mặt đất phải tương đương với cột áp Ht. Theo phương trình cân bằng năng lượng giữa 2 điểm A & B ta có: Z t + H t = Z A + H yc +∑h msl Hình II. 9. Mặt cắt dọc tuyến HTCCN có tháp điều tiết đầu hệ thống 1 Nguồn nước; 2. Trạm bơm cấp I; 3. Công trình làm sạch - xử lý nước; 4. Trạm bơm cấp II; 5. Đường ống dẫn chính; 6. Tháp điều tiết. 7. Mạng lưới đường ống cung cấp nước; A. Điểm dùng nước bất lợi nhất của hệ thống; B. Vị trí tháp điều tiết. Từ đ ây suy ra chiều cao tối thiểu của tháp điều tiết tính từ đáy đài chứa nước của nó đến mặt đất tự nhiên sẽ là: H t = H yc - Z t + Z A +∑h msl , m (II. 2) trong đó (hmsl - tổng tổn thất thuỷ lực đường ống từ tháp điều tiết đến điểm dùng nước bất lợi được chọn để tính toán (điểm A). Theo (II. 2) có nghĩa là chiều cao của tháp điều tiết phụ thuộc vào cao độ mặt đất tự nhiên tại vị trí xây dựng nó, cao độ mặt đất tự nhiên ở chân tháp càng lớn thì chiều cao của tháp càng nhỏ & ngược lại. Vì vậy muốn giảm thiểu chiều cao cần [...]... -3 ,5 -6 ,5 1 2- 1 3 5,00 2, 5 2, 5 0,0 -5 ,25 4-5 2, 50 2, 5 2, 5 -2 ,5 -9 ,0 5-6 3,50 2, 5 2, 5 -1 ,5 -1 0,5 6-7 4,50 2, 5 2, 5 -0 ,5 -1 1,0 1 3-1 4 1 4-1 5 1 5-1 6 5,00 5,50 6,00 2, 5 2, 5 2, 5 2, 5 2, 5 2, 5 0,0 0,5 1,0 -5 ,25 -4 ,75 -3 ,75 2 0 -2 1 4,00 2, 5 0 1,5 1 ,25 2 1 -2 2 3,00 2, 5 0 0,5 1,75 2 2- 2 3 2, 00 2, 5 0 -0 ,5 1,5 7-8 5,50 2, 5 2, 5 0,5 -1 0,5 8-9 6,50 2, 5 2, 5 1,5 -9 ,0 1 6-1 7 6,00 2, 5 2, 5 1,0 -2 ,75 1 7-1 8 5,50 2, 5 2, 5 0,5 -2 ,25 2 3 -2 4... 1 7-1 8 7,901 6 ,25 1,651 -1 ,31 1 -2 0,815 0 0,815 1,63 9-1 0 6,619 6 ,25 0,815 2, 289 1 9 -2 0 6 ,27 1 6 ,25 0, 021 -1 ,29 2- 3 1 ,28 2 0 0,815 2, 9 12 1 0-1 1 5,5 32 6 ,25 -0 , 72 1,571 2 0 -2 1 1,843 6 ,25 -4 ,41 -5 ,698 3-4 1,903 0 1,903 4,815 4-5 3,868 6 ,25 -2 ,28 2, 433 1 1-1 2 5,5 32 6 ,25 -0 , 72 0,853 2 1 -2 2 2,076 0 2, 076 -3 , 62 5-6 3,158 6 ,25 -3 ,09 -0 ,66 6-7 4,0 72 6 ,25 -2 ,18 -2 ,84 7-8 8,716 6 ,25 2, 466 -0 ,37 1 3-1 4 5,005 6 ,25 -1 ,25 -2 ,11... %W Cấp %W (bơm 1) Cấp %W (bơm 2) Dùng - Cấp Cộng dồn 0-1 1,50 2, 5 1 -2 1,50 2, 5 2- 3 1,50 2, 5 -1 ,0 -1 ,0 -1 ,0 -2 ,0 -1 ,0 -3 ,0 Giờ Dùng %W Cấp %W (B 1) Cấp %W (B 2) Dùng - Cấp Cộng dồn 9-1 0 1 0-1 1 6 ,25 6 ,25 2, 5 2, 5 2, 5 2, 5 1 ,25 1 ,25 -7 ,75 -6 ,50 1 1-1 2 6 ,25 2, 5 2, 5 1 ,25 -5 ,25 Giờ Dùng %W Cấp %W (B 1) Cấp %W (B 2) Dùng - Cấp Cộng dồn 1 8-1 9 5,00 2, 5 2, 5 0,0 -2 ,25 1 9 -2 0 4,50 2, 5 0 2, 0 -0 ,25 3-4 1,50 2, 5 2, 5 -3 ,5... (II .2) Bảng II 2 Dung tích chứa của tháp điều tiết (%Qng.đêm) với kg=1.35 Giờ (1) 0-1 1 -2 2- 3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-1 0 1 0-1 1 1 1-1 2 1 2- 1 3 1 3-1 4 1 4-1 5 1 5-1 6 1 6-1 7 1 7-1 8 1 8-1 9 1 9 -2 0 2 0 -2 1 2 1 -2 2 2 2- 2 3 2 3 -2 4 Lượng nước cần của khu vực Qg (%Qng.đêm) (2) 3.0 3 .2 2.5 2. 6 3.5 4.1 4.5 4.9 4.9 5.6 4.9 4.7 4.4 4.1 4.1 4.4 4.3 4.1 4.5 4.5 4.5 4.8 4.6 3.3 Lượng nước trạm bơm cung cấp Qb (%Qng.đêm) (3) 2. 5 2. 5 2. 5... thống cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư có lưu lượng dùng tính toán trong 1 ngày dùng nước lớn nhất là W (m3) Chế độ dùng nước theo từng giờ được cho trong bảng sau : Giờ 0-1 1 -2 2- 3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 W% 0,815 0,815 1 ,28 2 1,903 3,868 3,158 4,0 72 8,716 8,541 Giờ W% 9-1 0 6,619 1 0-1 1 5,5 32 1 1-1 2 5,5 32 1 2- 1 3 5,005 1 3-1 4 3,668 1 4-1 5 5,416 1 5-1 6 8,813 Giờ W% 1 7-1 8 1 9 -2 0 2 0 -2 1 2 1 -2 2 2 2- 2 3 2 3 -2 4 2 3 -2 4 7,901... 2, 076 -3 , 62 5-6 3,158 6 ,25 -3 ,09 -0 ,66 6-7 4,0 72 6 ,25 -2 ,18 -2 ,84 7-8 8,716 6 ,25 2, 466 -0 ,37 1 3-1 4 5,005 6 ,25 -1 ,25 -2 ,11 1 4-1 5 5,416 6 ,25 -2 ,85 -4 ,69 1 5-1 6 8,813 6 ,25 -0 ,83 -5 ,3 2 2- 2 3 0,093 0 2, 093 -1 ,53 2 3 -2 4 0,900 0 0,900 -0 ,63 2 3 -2 4 0, 629 0 0, 629 0 Dung tích điều hoà : Wđh = 4,81 5- (-5 ,698) = 10,513%W 35 http://www.ebook.edu.vn ... 6 ,27 1 1,843 2, 076 0,093 0,900 0, 629 Để cung cấp cho nhu cầu này, trạm bơm cấp 2 hoạt động theo chế độ bơm 1 cấp với lưu lượng không đổi từ 4h đến 20 h Xác định dung tích điều hoà, Hãy cho biết lúc nào mực nước trong đài cao và thấp nhất Bài giải: Giờ Dùng %W Cấp %W Dùng - Cấp Cộng dồn 0-1 0,815 0 0,815 0,815 Giờ Dùng %W Cấp %W Dùng - Cấp Cộng dồn 8-9 8,541 6 ,25 2, 291 1, 92 Giờ Dùng %W Cấp %W Dùng - Cấp. .. 2. 5 2. 5 2. 5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 Lượng nước điều tiết của đài (%Qng.đêm) Lượng nước Lượng nước Lượng nước do đài tháo còn tích lại đi vào đài ra trong đài (4) (5) (6) 0.5 1.9 0.7 1 .2 1 .2 0.1 1.1 1.0 2. 1 0.4 2. 5 2. 5 0.4 2. 1 0.4 1.7 1.1 0.6 0.4 0 .2 0 .2 0 0.1 0.1 0.4 0.5 0.4 0.9 0.1 1.0 0 .2 1 .2 0.4 1.6 1.6 1.6 1.6 0.3 1.3 0.1 1 .2 1 .2 2.4 Trong... m; (II 5) Hb2 = Ht + (∑hmsb +∑hmsl - ∑hms2) + (Zt - Zb2), m ; (II 6) hoặc 23 http://www.ebook.edu.vn trong đó: Hb2 = Hyc + ∑hmsb + ∑hmsl + (ZA - Zb2), m (II 7) Zt, Zb2 & ZA - cao độ mặt đất tự nhiên của vị trí đặt tháp điều tiết, mặt thoáng bể hút trạm bơm cấp II (bể nước sạch) & vị trí dùng nước bất lợi nhất, m; ∑hmsb - tổng tổn thất thuỷ lực đường ống của trạm bơm cấp II; ∑hmsl & ∑hms2 tổng tổn thất... thống cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư có lưu lượng tính toán ngày dùng nước lớn nhất W(m3) Cho biết hệ số không điều hoà giờ dùng nước lớn nhất là Kh-max =1,5 Nước được cung cấp bởi trạm bơm cấp 2 gồm 2 bơm giống nhau, hoạt động theo chế độ 2 cấp Bơm 1 hoạt động liên tục 24 h và bơm 2 hoạt động từ 3h và kết và kết thúc lúc 19h Xác định dung tích điều hoà cho hệ thống Hãy cho biết lúc nào mực nước trong . 1 8-1 9 4.5 4.5 - - 1.6 1 9 -2 0 4.5 4.5 - - 1.6 2 0 -2 1 4.5 4.5 - - 1.6 2 1 -2 2 4.8 4.5 - 0.3 1.3 2 2 -2 3 4.6 4.5 - 0.1 1 .2 2 3 -2 4 3.3 4.5 1 .2 - 2. 4 Trong bảng (II. 2) thống kê lượng nước cần từng. 0-1 3.0 1 2- 1 3 4.4 1 -2 3 .2 1 3-1 4 4.1 2- 3 2. 5 1 4-1 5 4.1 3-4 2. 6 1 5-1 6 4.4 4-5 3.5 1 6-1 7 4.3 http://www.ebook.edu.vn 20 5-6 4.1 1 7-1 8 4.1 6-7 4.5 1 8-1 9 4.5 7-8 4.9 1 9 -2 0 4.5 8-9 4.9 2 0 -2 1. 2. 5 2. 5 - - 1 .2 3-4 2. 6 2. 5 - 0.1 1.1 4-5 3.5 4.5 1.0 - 2. 1 5-6 4.1 4.5 0.4 - 2. 5 6-7 4.5 4.5 - - 2. 5 7-8 4.9 4.5 - 0.4 2. 1 8-9 4.9 4.5 - 0.4 1.7 9-1 0 5.6 4.5 - 1.1 0.6 1 0-1 1 4.9 4.5 -

Ngày đăng: 06/08/2014, 01:20

Xem thêm: CẤP THOÁT NƯỚC - CHƯƠNG 2 pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN