10 chiến lược sao lưu dữ liệu đám mây bạn nên biết ppt

9 330 0
10 chiến lược sao lưu dữ liệu đám mây bạn nên biết ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 chiến lược sao lưu dữ liệu đám mây bạn nên biết (JICT) Khi doanh nghiệp của bạn chuyển các ứng dụng và dữ liệu lên đám mây, đó cũng là lúc bạn nên cân nhắc về những rủi ro có thể xảy ra. Đó có thể là một trục trặc từ phía nhà cung cấp dịch đám mây hoặc một thảm họa tự nhiên. Nó có thể khiến hoạt động kinh doanh của bạn đình trệ hoặc gây mất dữ liệu. Hoặc may mắn hơn thì các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cho phép bạn tiếp tục hoạt động kinh doanh khi chuyển các tải công việc hoặc sao lưu dữ liệu nhờ những trung tâm dữ liệu vật lý an toàn hơn. Bất kể là khả năng nào kể trên xảy đến, bạn cũng cần cần phải cân nhắc đến lưu trữ dựa trên đám mây và sao lưu dữ liệu đám mây. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Lưu trữ dựa trên đám mây và sao lưu dữ liệu đám mây là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, lưu trữ dựa trên đám mây là khả năng truy cập mạng theo yêu cầu đến một khu vực lưu trữ chia sẻ. Khu vực này có thể dự phòng nhanh chóng và cung cấp dữ liệu chỉ với nỗ lực quản lý tối thiểu. Tuy nhiên, theo Bill Taylor-Mountford, chủ tịch của Acronis APAC, lưu trữ dựa trên đám mây không có khả năng thực hiện việc phục hồi trong trường hợp xảy ra thảm họa. Ngược lại, sao lưu dữ liệu đám mây là lưu trữ dữ liệu dự phòng trực tuyến phục vụ cho mục đích sao lưu và phục hồi. Có hai cách hiểu từ khái niệm này đó là: dữ liệu sao lưu từ đám mây hoặc dữ liệu sao lưu được lưu trữ trên đám mây. Manmohan Jain, phó chủ tịch kĩ thuật phần mềm của CA Technologies, giải thích thêm, đây là hai điều hoàn toàn khác biệt. Dữ liệu sao lưu từ đám mây nghĩa là cung cấp một giải pháp sao lưu và phục hồi với lưu trữ đám mây đóng vai trò là đích sao lưu. Dữ liệu sao lưu được lưu trữ trên đám mây có nghĩa là bảo vệ dữ liệu trên đám mây. Ví dụ, dữ liệu được lưu trữ theo những nhóm linh hoạt trên EC2 hoặc S3 của Amazon Web Services, trên Azure của Microsoft hay của bất kì nhà cung cấp lưu trữ đám mây nào khác. Trong trường hợp này, sao lưu dữ liệu đám mây sẽ có nghĩa là sao lưu những dữ liệu đã được lưu trữ trên đám mây đến: trung tâm dữ liệu đặt tại trụ sở khách hàng hoặc ngay trong đám mây hoặc từ một đám mây này sang một đám mây khác. Sao lưu dữ liệu đám mây là một ứng dụng, không chỉ có lưu trữ, và nó đóng vai trò quan trọng trong bất kì hệ thống bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp nào. Andrew Sampson, một quan chức cấp cao của Hitachi Data Systems cho hay, với sao lưu, bạn có những chức năng cho phép bạn chọn sao lưu cái gì và mức độ thường xuyên ra sao. Sao lưu dữ liệu đám mây cho phép bạn trích xuất dữ liệu và thậm chí là tìm nó trên mạng. Một hệ thống sao lưu dữ liệu đám mây tốt cũng cần cung cấp cả các báo cáo và một số tính năng khác. Mở một mức độ kĩ thuật hơn, sao lưu dữ liệu đám mây thường đi kèm với việc duy trì các băng từ hoặc các bản sao trên đĩa cứng đối với các dữ liệu trọng yếu. Nó cũng gắn với việc truy cập thường xuyên dữ liệu có trên SAN/máy chủ với một thời gian định kì. Như vậy, sao lưu dữ liệu đám mây giúp bạn khắc phục thảm họa một cách mau chóng và an toàn. Dưới đây là 10 chiến lược sao lưu dữ liệu đám mây để bạn tham khảo. 1. Xác định nhu cầu kinh doanh đặc biệt. Định ra một giải pháp cho sao lưu dữ liệu đám mây như một phần của quy trình tư vấn trong khi vẫn phải xác định nhu cầu kinh doanh đặc biệt của khách hàng. 2. Tiến hành phân tích về tổng chi phí sở hữu Trước khi chuyển đến một dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây, các phòng ban CNTT cần tiến hành một phân tích về tổng chi phí sở hữu và xác định thời hạn hoàn vốn khi chuyển đến dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây. Sử dụng một nhà cung cấp có thể tích hợp cả những tài liệu lưu trữ, như vậy bạn có thể chuyển các gói dữ liệu từ một kế hoạch sao lưu sang một kế hoạch lưu trữ và cung cấp tính năng thu hồi và tìm kiếm trực tuyến. Bạn cần chắc chắn rằng nhà cung cấp của mình có quy trình quản lý tốt, có báo cáo chất lượng tốt, có cơ sở hạ tầng và kết nối an toàn. 3. Thử nghiệm trước khi dự phòng. Hãy dành ra một thời gian để thử nghiệm mọi thứ trước khi bạn thực sự cần nó. 4. Mã hóa dữ liệu sao lưu. Bảo mật là mối lo chủ yếu đối với tất cả các dạng diện toán đám mây và dịch vụ đám mây. Để bảo đảm sự an toàn và riêng tư, luôn luôn sử dụng các bản sao lưu đã được mã hóa. 5. Chấp hành các quy định pháp luật. Luôn luôn chắc chắn rằng bạn làm đúng những gì pháp luật quy định. Ví dụ, bạn cần nắm chắc những quy định về nơi dữ liệu có thể chuyển đến hoặc lưu trữ khi mà nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có liên quan; hoặc việc tuân thủ quy định về thời gian lưu trữ dữ liệu. Nếu bạn chấp nhận trả tiền cho dịch vụ sao lưu từ nhà cung cấp thay vì nhà cung cấp đám mây thì phải đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ sao lưu cũng phải tuân thủ quy định luật pháp ở khu vực đó. 6. Quản lý quá trình nhập các dữ liệu lớn. Những nhân viên ở trung tâm dữ liệu đã quen thuộc với quá trình và thủ tục có liên quan đến nhập dữ liệu lớn, trong đó dữ liệu được chuyển đi từ một thiết bị lưu trữ di động đến trung tâm dữ liệu cơ sở. Tùy chọn này sẽ là rất quan trọng khi cần đến tốc độ phục hồi nhanh cho sao lưu dữ liệu lớn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần phải thực hiện việc quản lý quá trình nhập dữ liệu thật tốt. Phải xác định xem ai là người được phép nhận các thiết bị lưu trữ di động và ai thì không được. 7. Sao lưu tại chỗ và từ xa. Những dữ liệu cần được khôi phục thường xuyên thì nền tiến sao lưu cả ở trên hệ thống lưu trữ cơ sở và trên lưu trữ đám mây. Khi mà bạn có sẵn bản sao lưu ngay tại đơn vị mình thi quá trình phục hồi sẽ nhanh hơn. Còn bản sao trên đám mây sẽ cần dùng đến khi có thảm họa xảy ra. 8. Sao lưu tại cơ sở để đảm bảo truy cập công cộng. Nếu mục đích của việc đẩy dữ liệu lên đám mây là truy cập công cộng thì phải sao lưu dữ liệu tại cơ sở trước khi lưu trữ trên đám mây. 9. Gắn kết với nhiều nhà cung cấp. Nếu như bạn làm được việc này, hãy sao lưu những dữ liệu trọng yếu và rất quan trọng đến nhiều nhà cung cấp để hạn chế rủi ro. Điều này cũng sẽ mang lại sự an toàn cao hơn khi không may một nhà cung cấp bị trục trặc đúng vào thời điểm kinh doanh nhạy cảm. 10. Đảm bảo khả năng tương tác đa năng của dữ liệu. Phải đảm bảo rằng dữ liệu đã được sao lưu có thể khôi phục ngay tại cơ sở hoặc tại một nhà cung cấp đám mây khác. Taylor-Mountford kết luận, khách hàng nên tìm kiếm các giải pháp sao lưu sao cho nó dễ dàng mở rộng chiến lược sao lưu ngay tại cơ sở để bao gồm cả sao lưu dữ liệu đám mây và tránh tình trạng có những giải pháp tách biệt. Làm được như thế, khách hàng sẽ sử dụng đám mây dễ dàng hơn và tránh được rủi ro. Minh Phượng Theo Networksasia . khác biệt. Dữ liệu sao lưu từ đám mây nghĩa là cung cấp một giải pháp sao lưu và phục hồi với lưu trữ đám mây đóng vai trò là đích sao lưu. Dữ liệu sao lưu được lưu trữ trên đám mây có nghĩa. 10 chiến lược sao lưu dữ liệu đám mây bạn nên biết (JICT) Khi doanh nghiệp của bạn chuyển các ứng dụng và dữ liệu lên đám mây, đó cũng là lúc bạn nên cân nhắc về những. này, sao lưu dữ liệu đám mây sẽ có nghĩa là sao lưu những dữ liệu đã được lưu trữ trên đám mây đến: trung tâm dữ liệu đặt tại trụ sở khách hàng hoặc ngay trong đám mây hoặc từ một đám mây này

Ngày đăng: 06/08/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan