Những thủ thuật giúp sao lưu dữ liệu (Phần 1) “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - tìm cách sao lưu và bảo vệ dữ liệu quan trọng và cần thiết hơn khôi phục lại sau khi đã mất. Bài viết sau đây xin giới thiệu đến các bạn vài thủ thuật giúp sao lưu và bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình. Trong cuộc sống, dường như không ai có thể lường trước hết những rủi ro mà mình có thể gặp phải, và dĩ nhiên, trong quá trình sử dụng máy tính của bạn cũng thế.
Những thủ thuật giúp sao lưu dữ liệu (Phần 1) “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - tìm cách sao lưu và bảo vệ dữ liệu quan trọng và cần thiết hơn khôi phục lại sau khi đã mất. Bài viết sau đây xin giới thiệu đến các bạn vài thủ thuật giúp sao lưu và bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình. Trong cuộc sống, dường như không ai có thể lường trước hết những rủi ro mà mình có thể gặp phải, và dĩ nhiên, trong quá trình sử dụng máy tính của bạn cũng thế. Dữ liệu của Outlook bỗng nhiên bị xóa sạch, toàn bộ email, lưu trữ, địa chỉ chứa trong đó của bạn bị mất hết. Ổ cứng máy tính bỗng nhiêu dở chứng, tòan bộ dữ liệu, bộ sưu tập hình ảnh, nhạc, video, quan trọng hơn nữa là những tài liệu tài chính của công ty… không cánh mà bay… Có thể kể ra hàng ngàn lí do khác nhau để những dữ liệu quan trọng cũng như không quan trọng của bạn biến mất không mong muốn. Vậy làm sao để có thể bảo vệ chúng khỏi những rủi ro có thể xảy ra ? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn một số cách thức để bảo vệ của mình đề phòng những rủi ro có thể xảy ra bất ngờ không lường trước được. Cách 1: Sao lưu toàn bộ hệ thống Ngày nay, khi mà giá thành ổ cứng ngày càng rẻ và dung lượng lưu trữ của mỗi ổ cứng ngày càng được nâng cao thì việc tự sắm cho mình 1 chiếc ổ cứng có dung lượng lớn không có gì là quá khó khăn. Và nếu như trong quá trình sao lưu, bạn phân vân không biết chọn ra nên sao lưu những gì, những gì là cần thiết… thì bạn có thể tiến hành sao lưu toàn bộ hệ thống, và đặc biệt là sao lưu cả những dữ liệu chứa trên ổ cứng của mình và không sợ chúng bị mất đi trong trường hợp ổ cứng bị hỏng hóc. Tuy nhiên, cách thức này lại có 1 đòi hỏi khá cao, đó là bạn phải sở hữu cùng 2 ổ cứng. Về cơ bản thì cách thức tiến hành đó là quá trình sao lưu sẽ tiến hành sao lưu theo phương thức “bit by bit”, nghĩa là bạn có thể tạo ra 1 “bản sao” của ổ cứng mà bạn đang sử dụng, điều này đảm bảo rằng cho dù ổ cứng bạn đang sử dụng có bị hỏng hóc thì dữ liệu của bạn vẫn được nguyên vẹn trong chiếc ổ cứng bản sao kia. Để có thể thực hiện công việc sao lưu này, bạn có thể nhờ đến tiện ích Casper 5.0. Với Casper 5.0, bạn có thể dễ dàng tạo ra một bản sao hoàn hảo của ổ cứng đang sử dụng hoặc tạo ra một bản sao lưu của phân vùng ổ cứng này lên phân vùng ổ cứng kia. Tuy nhiên, một điều cần phải quan tâm đó là ổ cứng muốn sao lưu cần phải có dung lượng bé hơn hoặc bằng so với ổ cứng để tạo bản sao, và phân vùng ổ cứng dùng để chứa sao lưu của phân vùng ổ cứng khác phải là phân vùng trống và dung lượng lớn hơn phân vùng cần sao lưu, nếu không dữ liệu chứa trên phân vùng ổ cứng kia sẽ bị mất sạch. Ngoài ra, với Casper 5.0, bạn còn có thể dễ dàng quản lí các phân vùng ổ cứng và phân chia lại các phân vùng có trên ổ cứng. Tuy nhiên mọi tác động liên quan đến ổ cứng đều phải tiến hành 1 cách thận trọng nếu không dữ liệu chứa trên ổ cứng sẽ bị mất mà không thể nào khôi phục được. Cách 2: Chỉ sao lưu những dữ liệu cần thiết Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cách 1 không thực sự hiệu quả vì phần mềm sử dụng có thu phí và bởi vì bạn chưa có điều kiện để đổi cho mình 1 chiếc ổ cứng với dung lượng lớn hơn, thì cách đơn giản và nhanh chóng đó là bạn chỉ sao lưu những dữ liệu được cho là quan trọng đối với mình như tài liệu, các bookmark của trình duyệt, thống kê tài chính, email, sổ địa chỉ… và trên hết, nếu chỉ sao lưu những dữ liệu cần thiết thì quá trình sao lưu sẽ nhanh chóng, đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều so với việc sao lưu tòan bộ hệ thống. Để có thể nhanh chóng và dễ dàng sao lưu các dữ liệu cần thiết, bạn có thể nhờ đến các dịch vụ lưu trữ trực tuyến, mà tiêu biểu phải kể đến iDrive và MozyHome Với 2 dịch vụ này, bạn sẽ được cung cấp 2 GB lưu trữ miễn phí (nếu muốn có dung lượng lưu trữ lớn hơn, bạn sẽ phải trả 1 khoản phí nhỏ 5$ mỗi tháng để nâng cấp tài khoản sử dụng của mình). Đối với dịch vụ MozyHome, bạn sẽ được cung cấp 1 phần mềm giao tiếp với dịch vụ, để giúp bạn có thể dễ dàng sao lưu các dữ liệu quan trọng và cần thiết của mình. Trong khi đó, iDrive lại khá thân thiện hơn khi sử dụng phần mềm giao tiếp với giao diện giống như cửa sổ Explorer ở Windows, giúp cho các thao tác sao lưu và back up dữ liệu của bạn trở nên dễ dàng hơn. Công việc của bạn là truy cập vào trang chủ của dịch vụ, đăng kí cho mình 1 tài khoản để quản lí dữ liệu và download phần mềm giao tiếp và cài đặt vào máy tính của mình. Một tính năng nổi bật của cả 2 dịch vụ này đó là chúng đều hoạt động 1 cách tự động và quá trình upload sẽ ẩn dưới các tiến trình của Windows. Ngoài ra, mọi sự thay đổi đối với dữ liệu trên máy tính của bạn sẽ được cập nhật ngay trên dữ liệu đã được sao lưu, giúp cho dữ liệu của bạn sẽ luôn được trong tình trạng mới nhất. Ngoài ra, còn có 1 dịch vụ lưu trữ trực tuyến khác cũng rất nổi tiếng và nhiều người biết đến mà Dân Trí đã có dịp giới thiệu đến các bạn, đó là dịch vụ SOS Backup Online. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy rằng 2GB dung lượng lưu trữ là quá ít để có lưu những dữ liệu cần thiết của mình, đặc biệt là hình ảnh và những file media, thì bạn có thể nhờ đến 1 dịch vụ lư ủtữ trực tuyến khác đó là Adrive cung cấp lên đến 50GB dung lượng miễn phí để bạn có thể lưu trữ dữ liệu của mình. Tuy nhiên, dịch vụ này lại không thực sự tốt về mặt đồng bộ hóa so với dữ liệu gốc của bạn, nghĩa là nếu nội dung của dữ liệu gốc trên máy tính của bạn thay đổi thì những dữ liệu được sao lưu không thay đổi theo một cách tự động mà bạn phải tiến hành upload lại những dữ liệu đó. Cách 3: Sao lưu dữ liệu sang 1 máy tính khác Ngày nay, khi mà một người có thể sở hữu cùng lúc 2 hoặc nhiều chiếc máy tính cá nhân, hoặc trong gia đình có nhiều người sử dụng máy tính thì hẳn máy tính trong nhà bạn không chỉ dừng lại ở 1 chiếc. Và nếu quả thực bạn hoặc gia đình bạn đang có điều kiện sở hữu cùng nhiều chiếc máy tính và chúng được kết nối với nhau thông qua mạng nội bộ thì bạn có thể sao lưu dữ liệu của mình vào các máy tính kia, với điều kiện dữ liệu của bạn không phải thuộc vào loại riêng tư và không muốn ai khác xem được chúng. Điều này đảm bảo rằng nếu 1 trong những chiếc máy tính kia bị hỏng thì vẫn còn ít nhất 1 bản sao lưu dữ . Những thủ thuật giúp sao lưu dữ liệu (Phần 1) “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” - tìm cách sao lưu và bảo vệ dữ liệu quan trọng và cần. đổi thì những dữ liệu được sao lưu không thay đổi theo một cách tự động mà bạn phải tiến hành upload lại những dữ liệu đó. Cách 3: Sao lưu dữ liệu sang