Tiết 8. BÀI THỰC HÀNH 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH I. Mục tiờu bài giảng : + HS nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay). + HS biết cách bật/ tắt máy tính và bước đầu làm quen với bàn phím và chuột. + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Phương tiện và cách thức : a. Phương tiện thực hiện + GV: Giáo án, tài liệu tham khảo. + HS: Đồ dùng học tập, SGK. b. Cách thức tiến hành : + Lấy HS làm trung tâm. + Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2) Kiểm tra bài cũ : - Kết hợp trong quá trình thực hành. 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1 - GV: Phân nhóm HS vào từng máy (Theo danh sách). - HS: Nhận biết các bộ phận cơ bản của máy tính. - HS: Tiến hành thực hành theo hướng dẫn. - Em hãy nêu các bộ phận cơ bản của máy tính ? 1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân. a, Các thiết bị nhập cơ bản: - Bàn phím: thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính. - Chuột: thiết bị điều khiển dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính. - Kể tên các thiết bị nhập, xuất dữ liệu ? - Màn hình máy tính có cấu tạo tương tự như màn hình Tivi. - Chúng ta nghe được các âm thanh của bài hát nhờ có thiết bị nào ? b, Thân máy tính. - Chứa nhiều thiết bị tinh vi và phức tạp. - Bao gồm: bộ vi xử lí (CPU), bộ nhớ (RAM), nguồn điện… c, Các thiết bị xuất dữ liệu. - Màn hình: Hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và các giao tiếp giữa người và máy tính. - Máy in: Thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra giấy. - Đĩa mềm dùng để sao chép dữ liệu có dung lượng nhỏ từ máy tính này sang máy tính khác. - Loa: Dùng để đưa âm thanh ra ngoài. - ổ ghi CD/DVD: thiết bị dùng để ghi dữ liệu ra các đĩa CD ROM/ DVD. d, Các thiết bị lưu trữ dữ liệu. - Đĩa cứng: là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính, có dung lượng lớn. - Đĩa mềm: có dung lượng nhỏ. - Đĩa quang, Flash (USB)… * Hoạt động 2 - GV: Hướng dẫn HS cách khởi động máy tính. - HS: Tiến hành khởi động máy theo hướng dẫn của giáo viên. 2. Bật CPU và màn hình. - Bật công tắc trên thân CPU. - Bật công tắc trên màn hình. - Quan sát quá trình khởi động của máy tính. * Hoạt động 3 - GV: Chỉ ra các khu vực của bàn phím. 3. Làm quen với bàn phím và chuột. a, Bàn phím. - Khu vực chính của bàn phím: hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới, hàng số. - Nhóm các phím chức năng: Insert, Home… - GV: Mở chương trình Notepad, yêu cầu HS gõ một vài phím. - HS: quan sát kết quả trên màn hình - Quan sát sự thay đổi khi gõ các tổ hợp phím - Bao gồm: + Khu vực chính. + Khu vực các phím mũi tên. + Nhóm các phím chức năng. + Nhóm các phím số. - Gõ câu sau: Trường THCS Lê Hồng Phong - Gõ các tổ hợp phím: Shift, Alt, Ctrl với một phím bất kì. - Di chuyển chuột và quan sát. * Hoạt động 4 - GV: hướng dẫn HS cách tắt máy tính. - HS: thực hiện theo sự hướng dẫn của GV, quan sát sự thay đổi của máy tính khi kết thúc. 4. Tắt máy tính. - Bước 1: Nháy chuột vào nút Start. - Bước 2: Nháy chuột vào nút Turn off Computer. 4) Củng cố : - Nhắc nhở sửa sai trong quá trình thực hành. - HS thu dọn ghế và máy tính. 5) Hướng dẫn về nhà : - Ôn lại các nội dung đã thực hành. - Xem trước bài: Luyện tập chuột. . sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Phương tiện và cách thức : a. Phương tiện thực hiện + GV: Giáo án, tài liệu tham khảo. + HS: Đồ dùng học. Tiết 8. BÀI THỰC HÀNH 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH I. Mục tiờu bài giảng : + HS nhận. tra bài cũ : - Kết hợp trong quá trình thực hành. 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1 - GV: Phân nhóm HS vào từng máy (Theo danh sách). -