1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SUY DINH DƯỠNG ppsx

12 371 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 146,67 KB

Nội dung

SUY DINH DƯỠNG I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Định nghĩa: Suy dinh dưỡngSDD là một bệnh do cơ thể thiếu Protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng; Bệnh hay gặp ở trẻ em < 5 tuổi; ảnh hưởng tới s

Trang 1

SUY DINH DƯỠNG

I - ĐẠI CƯƠNG:

1/ Định nghĩa:

Suy dinh dưỡng(SDD) là một bệnh do cơ thể thiếu Protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng; Bệnh hay gặp ở trẻ em < 5 tuổi; ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ; trẻ SDD dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng-> tử vong

2/ Đặc điểm:

- Trên thế giới 500 triệu trẻ em SDD/ 1 năm

- Việt nam có khoảng 40% trẻ suy dinh dưỡng < 5 tuổi

3/ Nguyên nhân:

3.1/ Nguyên nhân do dinh dưỡng:

- Do mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi sữa nhân tạo

Trang 2

- ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn không đúng khẩu phần ăn

- Cai sữa sớm

3.2/ Nguyên nhân do nhiễm trùng:

- Nguyên nhân cấp tính: viêm phổi, ỉa chảy cấp

- Nhiễm trùng mạn: lao, sởi, rối loạn tiêu hóa kéo dài

- Một số bệnh do ký sinh trùng: giun, sán

3.3/ Những yếu tố thuận lợi:

- Trẻ đẻ non, thiếu cân

- Dị tật bẩm sinh: sức môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh

- Kinh tế khó khăn

4/ Phân loại :

4.1/ Phân loại theo mức độ SDD:

*Phân loại theo tổ chức YTTG( 1981)(OMS):

Trang 3

Sử dụng biểu đồ phát triển để theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ em( dựa vào cân nặng theo tuổi) Nếu dưới 2 độ lệch chuẩn(-2SD) so với quần thể tham khảo NCHS của hoa kỳ thì được coi là suy dinh dưỡng

+ SDD độ I: cân ặng dưới – 2SD đến – 3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với cân nặng trẻ bình thường

+ SDD độ II: cân ặng dưới – 3SD đến – 4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với cân nặng trẻ bình thường

+ SDD độ III: cân ặng dưới – 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường

*Phân loại của Gomez F ( 1956):

+ Thiếu dinh dưỡng độ I tương ứng với 75-90% cân nặng chuẩn

+ Thiếu dinh dưỡng độ II tương ứng với 60-75% cân nặng chuẩn

+ Thiếu dinh dưỡng độ III tương ứng với < 60% cân nặng chuẩn

*Phân loại của Waterlow JC(1976):

+ Suy dinh dưỡng thể gầy còm( hiện đang thiếu dinh dưỡng):tăng cân nặng theo chiều cao thấp hơn so với chuẩn

Trang 4

+ SDD thể còi cọc( thiếu dinh dưỡng thể trường diễn): chiều cao thấp hơn so với chuẩn

4.2/ Phân loại theo các thể SDD của Wellcome()1970đánh giá cân ặng theo tuổi và phối hợp với triệu chứng phù để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor:

-> lưu ý:

+ Thể Marasmus: chủ yếu giảm năng lượng

+ Thể Kwashiorkor: chủ yếu giảm Protid

5/ Cơ chế bệnh sinh:

- Do thiếu năng lượng và Protein trong thức ăn-> cơ thể phải huy động năng lượng

dự trử ở gan, lớp mỡ dưới da-> da teo đét

Do thiếu Protid trong thức ăn nên Protid máu ( đặc biệt là Albumin máu ) giảm

-> giảm áp lực keo > phù

- Do giảm Protid máu -> giảm kháng thể-> mắc các bệnh nhiễm khuẩn

- Do thiếu Protid, thiếu các acid amin đặc biệt là acid amin huỷ mỡ nên -> gan to, thoái hóa mỡ

Trang 5

- Do thiếu năng lượng-> quá trình chuyển hóa bị dở dang-> ứ đọng Xeton-> nhiễm toan chuyển hóa

II - TRIỆU CHỨNG:

1/ Lâm sàng:

1.1/ Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ( độ I):

- Cân ặng dưới – 2SD đến – 3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với cân nặng trẻ bình thường

- Lớp mỡ dưới da bụng mỏng

- Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa

1.2/ Suy dinh dưỡng mức độ vừa( độ II)

- Cân ặng dưới – 3SD đến – 4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với cân nặng trẻ bình thường

- Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông và chi

- Rối loạn tiêu hóa từng đợt, trẻ kém ăn

1.3/ Suy dinh dưỡng mức độ nặng( độ III):

Trang 6

*Suy dinh dưỡng thể teo đét:

+ Cân ặng dưới – 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng trẻ bình thường

+ Mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi -> trẻ teo đét, da bọc xương , vẻ mặt cụ già

+ Cơ nhẽo -> ảnh hưỡng đến sự vận động của trẻ

+ Tinh thần mệt mõi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi

+ Trẻ kèm theo ăn hoặc kém ăn

+ Thường xuyên có rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, phân sống

+ Gan to hoặc bình thường

*Thể phù (Kwashiorkor):

+ Cân nặng sụt từ 20-40% so với cân nặng của trẻ bình thường

( xấp xỉ -2SD đến -4SD)

+ Phù toàn thân: phù trắng, mềm, ấn lõm

+ Xuất hiện các mảng sắc tố dưới da

Trang 7

+ Rối loạn tiêu hóa nặng: phân sống, lỏng, nhầy mỡ

+ Trẻ ăn kém, nôn, trớ

+ Tóc thưa, dễ rụng, móng mềm dễ gẫy

+ Kém vận động

*Thể phối hợp (Marasmus- Kwashiorkor):

+ Cân nặng sụt > 40% so với cân nặng trẻ bình thường

+ Phù toàn thân

+ Mất lớp mỡ dưới da

+ Rối loạn tiêu hóa nặng

+ Thiếu máu, mù lòa do thiếu Vitamin A

2/ Cận lâm sàng:

- CTM: HC bình thường hoặc giảm; HSTâ; Hematocrid á; Máu lắng á; Glucose âââ; Protidâ;

- XN nước tiểu: nước tiểu ít, màu vàng, có thể có ít Albumin

Trang 8

Tỷ lệ Ure/Creatinin giảm

- Phân: Có nhiều chất chưa tiêu hóa

- Dịch tiêu hóa: độ toan toàn phần, độ toan tự do, men pepsin, trypsin dịch ruột và

tá tràng đều giảm

- Miển dịch: IgA giảm

- XQ: có dấu hiệu loãng xương , điểm cốt hóa chậm

III - CHẨN ĐOÁN:

1/ Chẩn đoán nguyên nhân:

- Do nguyên nhân ăn uống

- Do mắc bệnh nhiễm khuẩn( cấp hoặc mạn)

- Do cơ thể mắc các dị vật

2/ Chẩn đoán mức độ: theo tổ chức YTTG(1981)

Trang 9

3/ Chẩn đoán theo thể lâm lâm sàng Marasmus ; Kwashiorkor hay thể hổn hợp Marasmus- Kwashiorkor

IV - ĐIỀU TRỊ:

1/ Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa ( có thể điều trị tại nhà):

+ Chế độ ăn:

- Điều chỉnh chế độ ăn theo ô vuông thức ăn

- Nếu trẻ đang còn bú thì tiếp tục cho bú

- Khi trẻ đã cai sữa thì cho uống sữa bò, đậu nành

+ Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nếu có

+ Hướng dẫn cho bà mẹ biết cách nuôi trẻ khoa học và cách điều trị ngoại trú

2/ Suy dinh dưỡng mức độ nặng( điều trị tại bệnh viện):

2.1/ Bù nước- điện giải:

+ Nếu mất nước nhẹ- trung bình thì:

- Uống Oresol 50-100ml/kg x 6 h đầu

- Sau 6h đánh giá lại kết quả:

Trang 10

Nếu tình trạng bệnh không thay đổi: tiếp tục cho uống

Nếu tình trạng bệnh nặng lên thì phảitruyền Ringer lactatcho đến khi hết dấu

hiệu mất nước

2.2/ Chế độ ăn:

- Với khẩu phần ăn phải tăng dần từ 90-200Kcal/kg/24h; duy trì 120kcal/kg/24h

- Protein tăng từ 2-7g/kg/24h; duy trì 5g/kg/24h( chủ yếu là Protid động vật);

- Nếu trẻ không chịu ăn phải đưa qua sonde

2.3/ Bồi phụ Vitamin và khoáng chất:

+ Uống Vitamin A:

- Trẻ dưới 1 tuổi:

Ngày thứ 1: Vitamin A 100.000 UI/uống

Ngày thứ 2: Vitamin A 100.000 UI/uống

Sau 2 tuần : Vitamin A 100.000 UI/uống

- Trẻ > 1 tuổi: dùng với liều gấp đôi

- Nếu trẻ nôn, ỉa chảy nhiều thì dùng đường tiêm liều =1/2 đường uống

Trang 11

- Nhỏ mắt Vitamin A, Chloramphenicol 0,4% x 2-3lần/24h

- Muối khoáng K+ 1 g/24h x 2 tuần

2.4/ Điều trị thiếu máu:

+ Khi Hb < 4g/dl thì có chỉ định truyền máu

- Số lượng máu truyền từ 10-15ml/kg; tốt nhất là truyền khối HC

- Viên sắt 0,05-,1g/24h dùng trong 3 tháng

- Acid Folic 5g/24h dùng 2 tuần đến 2 tháng

2.5/ chống nhiễm khuẩn:

2.6/ Điều trị các triệu chứng khác:

- Chống hạ đường huyết: uống nước đường, sữa hoặc truyền TM gluycose 20-30%

- Chống hạ nhiệt bằng ủ ấm, mẹ nằm gần con

- Chăm sóc da: vệ sinh da, nếu có lỡ loét thì chem xanh methylen hoặc dầu cá 2-3 lần/24h

Trang 12

3/ Phòng bệnh:

- Chăm sóc trẻ ngay từ trong bụng mẹ

- Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung

- Tiêm chủng

- Theo dõi cân nặng

- Sinh đẻ có kế hoạch

BS Nguyễn Văn Thanh

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w