Giun sán - Sán lá phổi ( Paragonimus westermani hay Paragonimus ringeri ) docx

5 868 0
Giun sán - Sán lá phổi ( Paragonimus westermani hay Paragonimus ringeri ) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giun sán - Sán lá phổi ( Paragonimus westermani hay Paragonimus ringeri ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán lá phổi 1.1. Đặc điểm sinh học: - Sán lá phổi trưởng thành có hình hạt cà phê, màu nâu đỏ. Kích thước 7-12 x 4-5 x 3,5-5 mm, ống tiêu hoá ngoằn ngoèo, buồng trứng chia làm 2 thuỳ ôm lấy 2 bên ống tiêu hoá. Tinh hoàn chia nhánh ít. - -Trứng SLP hình bầu dục, mầu nâu vàng, vỏ mỏng có nắp ở đầu trên. Nhân là một đám tế bào có nhân triết quang. KT 80-100 x 50-60 Micromet. 1.2.Chu kỳ Sán ký sinh trong phổi, trứng theo đờm hoặc phân (nếu là trẻ em) ra ngoài. Gặp nước ao hồ, sông, suối sẽ thực hiện chu kỳ như chu kỳ chung với VCTG1 là ốc thuộc giống Melania và VCTG2 là cua, tôm nước ngọt. Khi người hoặc động vật có vú ăn phải nang trùng còn sống vào tới ruột non, ấu trùng thoát nang chui qua thành ruột, qua phúc mạc, cơ hoành tới phổi ký sinh. Sán sống được 6-16 năm. 2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá phổi - Nguồn bệnh là người, và các động vật có vú có sán trong cơ thể. Mầm bệnh là nang trùng, đường nhiễm là đường nhiễm là đường tiêu hoá 2.1.Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá phổi - Nuôi cá bằng phân tươi - Phóng uế xuống nước - Ăn cua, tôm chưa nấu chín 2.2.Đặc điểm dịch tễ sán lá phổi ở Việt Nam - Bệnh hiếm gặp ở VN + Nhưng tháng 3/1994 Cao Văn Viên đã phát hiện được ổ bệnh ở Sìn Hồ - Lai Châu có tỉ lệ nhiễm SLP 20-30% do đồng bào dân tộc Hơ Mông ở đây có tập quán ăn cua nướng nhiều .ở đây có rất nhiều khe suối. + Tháng 7/2001 ,bộ môn KST trường ĐHYTN đã phát hiện ra một ổ bệnh nữa ở Long Khánh -Bảo Yên- Lào Cai. Bằng xét nghiệm đờm trực tiếp đã phát hiện thấy 7/ 46 mẫu xét nghiệm có trứng SLP ( 15,21% ) 3. Tác hại và biến chứngcủa bệnh sán lá phổi 3.1.Tác hại của sán lá phổi Sán thường ký sinh ở phổi gây ra hiện tượng ho kéo dài, đờm lẫn máu, khó thở, đau ngực. Triệu chứng giống lao. Nếu ở các cơ quan khác tuỳ vị trí mà có những triệu chứng khác nhau Sán thường ký sinh trong những nang sán to bằng đầu ngón tay trong phổi.Trong nang thường có 2 sán và một ít chất dịch mủ đỏ. Xung quanh sán thường có tổ chức xơ, phía bên nhoài vùng xơ có nhiều bạch cầu toan tính và tế bào khổng lồ. 3.2. Biến chứng của bệnh sán lá phổi Nếu sán ở các phủ tạng khác, triệu chứng rất phức tạp tuỳ theo phủ tạng bị sán ký sinh: Sán ở não, bệnh nhân thường có cơn động kinh, sán ở gan gây áp xe gan, ở xoang bụng ggây đau bụng 4.Chẩn đoán bệnh sán lá phổi 4.1.Chẩn đoán định hướng lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng giống lao nhưng không có vi khuẩn lao, không gầy sút nhanh, không có những cơn sốt vào buổi chiều. 4.2.Chẩn đoán xét nghiệm: XN đờm trực tiếp hoặc tập trung trứng trong đờm bằng cách: Lấy đờm ở chỗ có máu, hoà với một lượng tương đương dung dịch kiềm NaOH 5% hoặc KOH 5% lắc 5 phút rồi đun cách thuỷ đợi nóng lấy ra ly tâm và mang cặn ra soi (mục đích để tách trứng khỏi chất nhầy). 5. Điều trị Dùng Praziquantel 5.1. Kiến thức cơ bản về thuốc điều trị Praziquantel có biệt dược Biltricide, Distocide.Viên thuốc đóng hàm lượng 600mg. Thuốc có dạng bột mầu trắng, vị đắng, không mùi, ít tan trong nước và ít độc. - Tác dụng: Thuốc làm cản hấp thu glucose và làm chết sán do hút kiệt dự trữ glucogen - Tác dụng phụ: Thỉnh thoảng có trường hợp bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn ,đau bụng thoảng qua. 5.2. Nguyên tắc điều trị Chọn thuốc ít độc, dễ uống và có hiệu quả cao 5.3. Điều trị cụ thể Dùng 40 mg/ kg/ ngày x 3 ngày. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, không nhai thuốc. Nếu cần điều trị đợt 2 phải chờ sau 10 ngày. Chống chỉ định: Người có thai, trẻ em dưới 24 tháng tuổi, người đang cho con bú phải kiêng cho con bú 4 ngày sau khi dùng thuốc 6. Phòng bệnh 6.1.Nguyên tắc - Phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau. - Phải có kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm 6.2. Biện pháp - Tuyên truyền, GDSK về tác hại và cách phòng chống bệnh SLP trong nhân dân - Vệ sinh môi trường: Không dùng phân tươi để nuôi cá, không đi đại tiện xuống ao hồ, sông, suối - Vệ sinh ăn uống: không ăn cua ,tôm chưa nấu chín . - Phát hiện sớm, điều trị tích cực bệnh người . Giun sán - Sán lá phổi ( Paragonimus westermani hay Paragonimus ringeri ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán lá phổi 1.1. Đặc điểm sinh học: - Sán lá phổi trưởng thành. Khánh -Bảo Yên- Lào Cai. Bằng xét nghiệm đờm trực tiếp đã phát hiện thấy 7/ 46 mẫu xét nghiệm có trứng SLP ( 15,21% ) 3. Tác hại và biến chứngcủa bệnh sán lá phổi 3.1.Tác hại của sán lá phổi Sán. 2.1.Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá phổi - Nuôi cá bằng phân tươi - Phóng uế xuống nước - Ăn cua, tôm chưa nấu chín 2.2.Đặc điểm dịch tễ sán lá phổi ở Việt Nam - Bệnh hiếm gặp ở VN + Nhưng

Ngày đăng: 05/08/2014, 20:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan