Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
497,18 KB
Nội dung
lời nói đầu Nói tới đời sống kinh tế thế giới, người ta không thể không nhắc tới xu thế quốc tế hoá với các cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá với sự gia tăng của các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng, trong đó thương mại quốc tế là một vấn đề rất quan trọng. Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Bước đầu, Việt Nam đã tạo cho mình một vị trí có ý nghĩa quan trọng nhất định trong quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế. Trên con đường của sự hội nhập vào xu thế quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới, có thể khẳng định rằng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 120 quốc gia trên thế giới, ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và Thoả thuận về Quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt phải kể tới Mỹ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã được cải thiện đáng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Tuy nhiên, giá trị thương mại hai chiều chưa cao do chưa có một khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Lộ trình bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa hai nước đã hoàn tất mà biểu hiện là việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày 13/7/2000, trong đó hai bên cam kết dành cho nhau ngay lập tức và vô điều kiện chế độ Tối huệ quốc. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết sẽ mở ra nhiều triển vọng cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ - một thị trường tiêu thụ khổng lồ với nhiều phân đoạn thị trường, không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng. Bên cạnh những thuận lợi mà thị trường Mỹ mở ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng hoá của ta còn gặp phải rất nhiều thách thức khi tiếp cận thị trường này. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có đối sách chiến lược gì, sử dụng biện pháp chiến thuật nào để nền kinh tế có thể tận dụng triệt để các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực sinh ra từ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ một khi Hiệp định có hiệu lực. Nhận thức được những tác động tích cực và những tác động tiêu cực mà Hiệp định đem lại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta, em quyết định chọn đề tài: “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang mỹ”. Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương : Chương I :những vấn đề chung về thương mạI quốc tế và Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Chương II :Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ Chương III : Các giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang Mỹ Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập và xử lý thông tin gấp, nhiều khó khăn nên nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo thêm của thày cô và bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Hy vọng rằng đề tài này sẽ được các khoá viên sau hoàn thiện. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.S Nguyễn Thường Lạng – Giảng viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và PGS.TS Nguyễn Thiết Sơn cùng toàn thể cô chú trong trung tâm nghiên cứu bắc Mỹ đã dành nhiều thời gian và tâm đắc đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp bổ sung cũng như chỉnh lý nội dung nhằm giúp đỡ em hoàn thành bản bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chương I:những vấn đề lý luận về thương mạI quốc tế và tổng quan về hiệp định thương mại việt - mỹ I. Những vấn đề lý luân vê thương mại quốc tế . 1.khái niệm . Thương mại quốc tế là một quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh té tối đa .Trao đổi hang hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các người soan xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia .Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhăm tạo điều kiên cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế ,phát triển kinh tế và làm giầu cho đất nước. Ngày nay thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giưa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế .Vì vậy phải coi trọng thương mại quốc tế như là một tiêu đề ,một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chon một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế . Bí quyết thành công trong chiên lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao. Thương mại quốc tế ,một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với su thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế ,mặt khác phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội .Phả luôn luôn tinh toán cái có thể thu được so với cái phải trả khi tham gia buôn bán và phân công lao động quốc tế để có chính sách thích hợp .Vì vậy ,để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả nâu giài phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thộc lẫn nhau ngay càng lớn. Quan hệ kinh tế trong một nước là những quan hệ giữa những người tham gia vào quá trình soản xuất và lưu thông hàng hoá trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá trong nước .Quan hệ thương mạI quốc tế thể hiện sự phân công lao động và chuyên môn quốc tế ở trình độ kĩ thuật caovà quy mô lớn .nó phát triển trong một môi trường khàc hoan toàn các quan hệ kinh tế trong nước về phương thức giao dịch buôn bán,pháp luật và nghiệp vụ. Thị trường trong nước và thi trương quốc gia là những phạm chù kinh tế khác nhau .Vì vậy,các quan hệ kinh tế diễn ra giứa các chủ thể trong kinh doanh thương mại quốc tế mang tính chất kinh té xã hội hết sức phức tạp ,không thể cho phép nghĩ rằng cứ buôn bán trong nước được thì buôn bán với nước ngoài cũng thành công . 2. Quá trình hình thành ,phát triển và lợi ích của thương mại quốc tế . thương mại quốc tế là sự trao đôỉi hàng hoá dịch vụ giữa các nước thông qua buôn bán .sự trao đổi đó là một hình thức của một quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người soản xuất hàng hoá riêng biệt của tưng quốc gia . Thương mại quốc tế có tính chất sống còn vì một lý do cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng soản xuất và tiêu dùng của một nước .Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dung tất cả các mặt hàng với số lương nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng soản xuất trong khi nước thưc hiện chế độ tự cung tự cấp ,không mua bán. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội với tiến bộ khoa học kĩ thuật ,phạm vi chuyên môn hoá ngày càng cao số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày một dồi dào ,sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng . Thương mại quốc tế và chuyên môn hoá tăng nhanh đã đặt ra câu hỏi: Buôn bán để làm gì? Trước hết thương mại suất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của soản xuất giữa các nước cho nên chuyên môn hoá soản xuất một số mặt hàng cò lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà soản xuất trong nước kếm lợi thế chắc chắn đêm lạI lợi nhuận lớn hơn. Sự khác nhau về điệu kiện sản xuất ít nhiều cũng giải thích được sự hình thành thương mại quốc tế giữa các nước trong kinh doanh các mặt hàng như dầu lửa ,lương thực, dịch vụ du lịch .Song phần lớn số liệu tự nhiên vốn có của sản xuất ,Mỹ sản xuất đựơc ô tô tại sao nhập khẩu ô tô từ nhật bản ? vì sao nước ta sản xuất với xuất phát đIểm và chi phí sản xuất các mặt hàng đều lớn hơn chi phí sản xuất các cường quốc kinh tế khác vẫn có thể duy trì thương mại với những nước đó. Năm 1817 ,nhà kinh tế học David Ricảdo đã chưng minh: chuyên môn hoá quốc tế có lợi cho tất cả các nước và gọi kết quả là quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợi thế so sánh ) . Quy luật lợi thế so sánh nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất ,coi đó là chìa khoá của phương thức thương mại . lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả sản xuất só sánh cao nhất thí thương mại sẽ có lợi cho cả hai nước . Những lợi ích thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội .Chi phí cơ hội của một mặt hàng là số lượng các mặt hàng khác người ta phảI từ bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm một đơn vị hàng đó . Giả sử nền kinh tế khép kín có các nguồn lực nhất định có thể là đầu máy video,áo sơ mi càng sử dụng nhiều nguôn lực vào việc sản xuất đầu máy video ,thì càng cò ít nguồn lực để sử dụng vào việc sản xuất áo sơ mi .Chi phí cơ hội của đâu máy video là lương áo sơ mi bị hi sinh do dùng nguồn lực vào việc làm ra các đâu máy vi deo . Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối đẻ làm ra các mặt hàng khác nhau . sự chênh lệch giữa các nước về chi phí tương đối tronh sản xuất quyết định phương thức thương mại quốc tế . Phương thức thương mại quốc tế minh hoạ bằng quy luật lơi thế tương đối . Quy luật lợi thế tương đối nói rằng :”các nước hay cá nhân nên chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp hơn thì sẽ có lợi ích kinh tế lớn hơn”. Có nhiều nguyên nhân giải thích tai sao chí phí cơ hội hoặc chi phí tương đối lại có thể khác biệt ở các nước khác nhau . chúng bắt nguồn từ sự khác biệt trong kỹ thuật công nghệ hoặc hiệu xuắt .Ví dụ ,hai nước Mỹ và Anh đang sản xuất ra hai loại hàng hoá là máy video và áo sơ mi .Giả định rằng lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có mức lợi tức không đổi theo quy mô ,ta có : Cần 30giờ ở mỹ để sản xuất ra 1 máy video và 5giờ để sản xuất ra 1 áo sơ mi. lao động ở anh có hiệu suất kếm hơn ;cần 60giờ để làm ra 1 máy video và 6 giờ để sản xuất ra 1 áo sơ mi. Ta giả thiết rằng có sự cạnh tranh hoàn hảo ,do vậy giá cả các mặt hàng bằng chi phí biên của nó vì mức lợi tức không đổi theo quy mô nên chi phí biên băng chi phí trung bình chính vì thế giá cả bằng chi phí trung bình của sản xuất .do đó lao động là yếu tố sản xuất duy nhất nên trong ví dụ trên chi phí trung bình được tính bằng giá trị đầu vào lao động trên một đơn vị đầu ra sản lượng tức là chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm . Giả thiết rằng công nhân Mỹ kiếm được 6 USD/giờ ,ta có chi phí lao động cho một đơn vị của hai loạI hàng của mỗi nước như sau; Bảng số 2:lợi thế tương đối của Anh và Mỹ về máy videovà áo sơ mi theo chi phí lao động. Chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm Máy video 180 USD 120bảng áo sơ mi 30 USD 12bảng Nếu không có thương mại quốc tế thì mỗi nước sẽ phải sản xuất cả hai loại hàng vào các chi phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm là giá trị nội địa của mỗi sản phẩm bán ra ở thị trường trong nước . Đối với cả hai sản phẩm ,yêu cầu lao động cho một đơn vị sản phẩm ở Mỹ thấp hơn môt cách tuyệt đối so với yêu cầu này ở Anh. Nhưng lao động ở Mỹ hiệu quả hơn một cách tương đối về máy video và áo sơ mi . Còn số giờ lao động để soản suất ra một máy video ở Anh nhiều gấp đôi so với Mỹ nhưng ở Anh chỉ cần 6/5giờ lao động để sản xuất ra một cái áo sơ mi ở Mỹ . chính những trênh lệch tương đối về năng xuất này là cơ sở cho thương mại quốc tế . Còn nhiều lý do khác khiến cho thương mạI quốc tế rất quan trọng trong thế giới hiện đại . Một trong những lý do đó có thể là thương mại quốc tế tối cần thiết cho chuyên môn hoá để có hiệu quả kinh tế cao trong ngành công nghiệp hiên đại . chuyên môn hoá quy mô lớn làm chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mỗ sẽ được thực hiện trong hàng hoá các nước sản xuât. Sự khác nhau về sở thích và mức cung cầu là những nguyên nhân giẫn tới việc xuất hiện thương mại quốc tế. Ngay cả trong trương hợp hiệu quả tuyệt đối ở hai nước giống hệt nhau ,thương mại quốc tế vẫn có thể sẩy ra do sự khác biệt về sở thích . 3. phát triển thương mại quốc tế ở việt nam hiện nay. a.Chủ trương mở cửa nền kinh tế. Có thể nói nhu cầu trao đổi háng hoá xuất hiện từ thời cổ đại nhưng chỉ từ khi ra đời nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chất khép kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước . tự do thương mai gắn dan tộc với thi trường thế giới ,gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế . Ngoại thương trở nên không thể thiếu được đối với sản xuất đó ,như LêNin nhận xét “không có thị trương bên ngoài thí một số nước tư bản chủ nghĩa không thể sống được” Nước ta và một số nước khác đã có lúc xêm xét vấn đề độc lập kinh tế và xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính chất tự cung tự cấp để tránh sự lệ thuộc vào bên ngoài . Thực tê đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể đề ra cho mình một mục tiêu đầy tham vọngnhư vậy. Bởi vì không có quốc gia nào dù giầu mạnh như Mỹ hay Trung Quốc lại xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp vô cùng tốn kếm về cả vật chất và thời gian. Mở rộng thị trường thương mại quốc tế và các mối quan hệ kinh tế đối ngoạI khác lá vận dụng một trong những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn của nước ta trong những năm qua về mở cửa nền kinh tế . Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội lần thứ V||| nhấn mạnh “tiếp tục thực hiện đường nối đối ngoại độc lập tự chủ ,mở rộng địa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới ,phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển . Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước ,các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập ,chủ quỳen và toàn vện lãnh thổ ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ,bình đẳng ,cùng có lợi ,giảI quyết các vấn đề tồn tạI các tranh chấp bằng thương lượng “(văn kiện đạI hộiV|||ĐCSVN) Xu thế phát triển của nhiều nước trong nhưỡng năm gần đây là thay đổi chiến lược tà đóng sang mở cửa , từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu. Nền kinh tế đóng cửa là nền kinh tế tự cung tự cấp sản xuất thay thế nhập khẩu . Đặc trưng của nền kinh tế này là sản xuất trực tiếp tiêu dùng .Tổ chức xã hội của lao động diễn ra trong phạm vi hẹp ,mang nặng tính bảo thủ .Nó không phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của thế giới. Chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá là cả quá trình khó khăn phức tạp vì tính chất tri tuệ ,bảo thủ của nền kin tế tự nhiên. Chính sách “đónh cửa “kông thể tồn tại lâu dài do những lý do sau : -Trong những điều kiện quốc tế quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng cao,sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu , các nước phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết kinh tế và hợp tác quốc tế ,một chính sách biệt lặp “đóng cửa “là không thích hợp. -cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của sản xuất .Trong khi đó ,chính sách “đóng cửa”đã hạn chế khả năng tiếp thu kĩ thuật mới ,làm cho nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu soản xuất nhỏ là phổ biến không có nguồn bổ sung kỷ thuật tiên tiến .Kết quả là tất yếu là năng xuất lao động thấp ,hiêu qua kếm ,khả năng cạnh tranh yếu,tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Hầu hết các nước nghèo ,lạc hậu hoặc đang phát triển đều thiếu vốn.Trong khi đó,quá trình phát triển kinh tế đòi hỏi nhập khẩu một lượng ngày một nhiềumáy móc thiết bị và nguyên liêụ công nghiệp.Nếu không phải phát triển mạnh thương mại quốc tế thì vấn đề thiếu hụt trong khâu thanh toán ngày càng lớnvà trở nên gay găt . [...]... công nghệ toàn cầu và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang ngày càng xung đột với các thể chế quốc gia, với các rào cản quốc gia Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang công phá các bức tường thành quốc gia Bước vào thập kỷ 90 các bức tường thành quốc gia này đã bị phá vỡ ở các quốc gia trong Liên minh Châu âu, ở các quốc gia Bắc Mỹ với mức độ thấp hơn Các quốc gia ASEAN... phần nhỏ của thương mại quốc tế hiên nay ,đó là thương mại giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển Phần lớn thương mại thế giới ,đặc biệt là thương mại giữa các nước phát triển không thể giảI thích được băng lợi thế tuyệt đối 4.1.c,Lý thuyết về lợi thế tương đối Theo David Ricado nếu một quốc gia bất lợi trong việc sản xuất các mặt hàng thì có thể tham gia vào thương mại quốc tế nếu biết... mặt hàng thích hợp có lợi thế sóánh Lợi thế sóánh là lợi thế đạt được của một quốc gia nếu quốc gia đó chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm thể hiện mối tương quan thuận lợi hơn so với quốc gia khác về cùng mặt hàng đó và nhập khẩu nhữnh mặt hàng có tính chất ngược lại Nếu quốc gia nào có hiệu quả thấp trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng thì quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và. .. xuất của Đài Loan sau thương mại song song với đương giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam trước thương mại ;đường giới hạn của Viêt Nam sau thương mại song song với đương giới hạn khả năng sản xuất của Đài Loan trước thương mại 4.1.g.lý thuyết Hekshẻ-Ohlin về lợi thế tương đối -Các giả định lý thuyết Hekshẻ-Ohlin là thế giới có hai quốc gia ,hai hàng hoá ,hai yếu tố lao động và tư bản Giả định này... đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia : một quốc gia giầu lao động , một quốc gia giầu vốn Quốc gia giầu lao động sẽ sử dụng để sản xuất hàng hoá giầu lao động và quốc gia giầu vốn sư dụng sản xuất hàng hoá nhiều vốn Định lý Hekshẻ-Ohlin Một quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn đồng thời nhập khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất. .. lượng trao đổi các sản phẩm công nghiệp tăng 31 lần Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP của thế giới trong thập kỷ 90 cao hơn 60% so với tỷ lệ ở năm 1913 Năm 1997, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thương mại thế giới đạt 6500 tỷ USD - 1/5 sản lượng toàn cầu Thương mại điện tử xuất hiện với khả năng ngày càng phát triển và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầu đầy triển vọng Sự phát triển của công nghệ toàn... của quan hệ thương mại quốc tế Để có thể có nhiều vàng và kim loại quỳ thì quốc gia này phải bóc lộtt quốc gia khác , ngoài ra chính phủ phải sử dụng các công cụ để dẩy mạnh xuất khẩu và hạn ché nhập khẩu bằng cách tăng thuế nhặp khẩu Lý thuyết về thương mại quốc tế của chủ nghĩa trọng thương đã đạt được những thành tựu đáng kể ,tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế Nhìn chung ,lý thuyết trọng thương. .. lợi thế tuyệt đối này là cách giải thích đơn giản nhất về cách ứng sử trong buôn bán Rõ ràng việc buôn bán giữa các quốc gia khác bị thiệt từ thương mại thì họ sẽ từ chối ngay Giả sử thế giới chỉ có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng giống nhau Quốc gia tứ nhất có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá X quốc gia thứ hai có lợi tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá ýo sánh với. .. Hiệp định thương mại với Mỹ là một yêu cầu quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển và làm tiền đề cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam được thuận lợi hơn Vấn đề cốt lõi của Hiệp định thương mại giữa hai nước cũng như gia nhập WTO của Việt Nam là Mỹ dành cho Việt Nam Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường (NTR) trong quan hệ song... không còn biên giới quốc gia về kinh tế Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình liên kết, hợp nhất của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính, thông tin, vận tải với trình độ phát triển cao, dẫn đến sự hình thành các hệ thống sản xuất, phân phối, hệ thống tài chính toàn cầu, các mạng lưới thông tin liên lạc và các hệ thống giao . thương mạI quốc tế và tổng quan về hiệp định thương mại việt - mỹ I. Những vấn đề lý luân vê thương mại quốc tế . 1.khái niệm . Thương mại quốc tế là một quá trình trao đổi hàng hoá giữa các. :những vấn đề chung về thương mạI quốc tế và Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Chương II :Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt. sản xuất ,Mỹ sản xuất đựơc ô tô tại sao nhập khẩu ô tô từ nhật bản ? vì sao nước ta sản xuất với xuất phát đIểm và chi phí sản xuất các mặt hàng đều lớn hơn chi phí sản xuất các cường quốc