1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐIỆN NÃO doc

7 277 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 178,48 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐIỆN NÃO Điện não đồ (electro encephalo gram - EEG) có giá trị lớn trong chẩn đoán một số bệnh thần kinh, đặc biệt là chẩn đoán và theo dõi những cơn co giật. Đó là phương pháp thăm dò chức năng khách quan, không chảy máu. Sơ đồ đặt điện cực trên da đầu thông dụng hiện nay là sơ đồ quốc tế 10-20% do Jasperr đề xuất năm 1958. 1. Một số khái niệm cơ bản. 1.1. Tần số nhịp sóng điện não: Là số lượng chu kỳ sóng được tính trong 1 giây (ck/gy), dải tần số thường thấy là từ 1-50 ck/gy, dải tần số này được chia thành các dải nhỏ và ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp gọi là nhịp cơ bản của não: + Nhịp delta: tần số từ 0,5-3 ck/gy, biên độ khoảng 20 microvolt (V), + Nhịp theta: tần số từ 4-7 ck/gy, biên độ khoảng 20 V. + Nhịp alpha: tần số từ 8-13 ck/gy, biên độ từ 10-110 V, trung bình từ 50-70 V. + Nhịp beta: tần số trên 14-30 ck/gy, biên độ nhỏ hơn 15 V. + Nhịp beta: còn được chia thành beta tần số thấp (14-25 ck/gy), tần số cao (trên 25 ck/gy). 1.2. Biên độ của sóng điện não: Là đại lượng tính từ đỉnh dưới tới đỉnh trên của sóng, tính bằng microvolt. Dựa vào biên độ của sóng điện não để xác định giá trị bình thường hay bệnh lý. 1.3. Chỉ số sóng điện não: Là số lượng sóng của nhịp điện não chiếm trên điện não đồ chia cho toàn bộ thời gian ghi và tính bằng tỷ lệ %. Riêng nhịp alpha người ta tính sóng alpha ở vùng chẩm trên bản giấy ghi dài 1m so với tổng số các sóng có mặt ở vùng này. 1.4. Các dạng sóng điện não khác: Ngoài các nhịp cơ bản của sóng điện não, chúng ta còn quan sát được một số dạng sóng như sóng chậm đa hình, điện não đồ dẹt, đa nhịp, loạn nhịp, sóng nhanh và mất đồng bộ. + Sóng chậm đa hình: là những nhịp chậm trong dải tần số của nhịp theta và delta, sóng có nhiều nhịp nhanh xen kẽ ở sườn lên và sườn xuống, tạo nhiều đỉnh trên một sóng. + Điện não đồ dẹt: là bản ghi sóng điện não có biên độ nhỏ hơn 5 V. + Đa nhịp hay loạn nhịp khi trên bản ghi điện não đồ tất cả các nhịp từ delta đến beta tần số nằm lộn xộn, biên độ gần giống nhau không phân biệt được nhịp ưu thế. + Sóng nhanh mất đồng bộ gồm các gai nhọn (pic) biên độ thấp hay các sóng mảnh, nhọn nhỏ hơn 15 miligiây (spike) biên độ có khi tới hàng trăm microvolt hay tạo thành nhóm. + Những thoi ngủ (nhịp sigma): là những dao động nhịp từ 14-16 ck/gy xuất hiện trong giai đoạn nhất định của giấc ngủ. + Chớp sóng: là dạng sóng biên độ không vượt khỏi biên độ của sóng cơ sở. + Cơn kịch phát: là sự xuất hiện đột ngột, mạnh mẽ của một loại nhịp, tần số khác với tần số của nhịp sóng nền nhưng biên độ cao hơn nhiều biên độ của sóng cơ sở. Đây là quá trình bệnh lý. + Tăng đồng bộ: là sự tăng biên độ rất mạnh của quá trình điện sinh học vượt hẳn biên độ của các sóng bình thường. + Biến đổi khu trú: là những biến đổi cùng loại trên EEG, xuất hiện tại một vùng nào đó của não. 2. Đặc điểm một số nhịp sóng cơ bản. Hình 9.2: Một số dạng sóng điện não ở người lớn. Ghi chú: 1, 2: Nhịp beta và gamma; 3: Nhịp alpha; 4, 5: Nhịp theta; 6: Nhịp delta; 7, 8: Nhịp delta đơn hình và đa hình; 9: Phức bộ sóng chậm-nhọn; 10: Phức bộ nhọn-chậm; 11: Sóng chậm ghi ở vùng cảm thụ-vận động của vỏ não; 12: Spaik đơn độc; 13: Một nhóm spike; 14: Sóng nhọn hai pha; 15: Phức bộ K; 16: Cơn kịch phát nhịp delta. 2.1. Nhịp alpha (  ): + Hình sin tạo thoi đều đặn từ 8-13 ck/gy, biên độ khoảng 50 V. + Xuất hiện ở vùng chẩm, chẩm trung tâm, chẩm thái dương. + Khi mở mắt, nhịp alpha biến mất (phản ứng Berger). + Biến đổi nhịp alpha: kích thích ánh sáng, lao động trí óc, mở mắt, tổn thương võng mạc không có nhịp alpha. + Ý nghĩa nhịp alpha: do kích thích tế bào thần kinh ở vỏ não gặp ở trạng thái cân bằng thần kinh. + Bệnh lý: mất đối xứng về tần số giữa 2 bán cầu, mất phản ứng Berger, tính đối xứng 2 bán cầu, mất dạng thoi hoặc biến dạng nhọn. 2.2. Nhịp beta (  ): + Tần số dao động từ 14-30 ck/gy, biên độ khoảng 20 V. + Thường thấy ở vùng trước não. + Sự tăng cường nhịp beta được đánh giá như sự tăng hưng phấn của vỏ não. + Nhịp beta chiếm ưu thế khi căng thẳng thần kinh, hưng phấn hoặc lo âu; giảm khi kích thích xúc giác. 2.3. Nhịp Rolando (  ): + Có hình vòm, thường xuất hiện ở vùng trung tâm não. + Tần số 9-12 ck/gy. + Xuất hiện khi xúc cảm lo âu, cơn động kinh hay do quá trình hưng phấn của vỏ não ở vùng Rolando hoặc gặp ở bệnh nhân rối loạn tâm thần. 2.4. Nhịp theta (  ): + Có tần số từ 4-7 ck/gy. + Thường thấy ở trẻ em, sau 10 tuổi nhịp theta giảm. + Người lớn chỉ thấy ở vùng trán, trung tâm, thái dương thấy khi vỏ não bị ức chế. + Nếu khu trú cần theo dõi ổ tổn thương bệnh lý ở vỏ não. 2.5. Nhịp delta (  ): + Tần số từ 0,5-3 ck/gy, biên độ khoảng 20 V. + Xuất hiện ở một số trẻ nhỏ, người lớn chỉ gặp khi gây mê. + Nhịp delta tăng biên độ và tần số là dấu hiệu thiếu oxy não và tổn thương thực thể như u não, đột qụy, giập não, áp xe não. + Nhịp delta kịch phát xuất hiện thành nhịp, đồng bộ cả hai bán cầu khi tổn thương cấu trúc dưới vỏ. 2.6. Hình ảnh điện não đồ của bệnh nhân động kinh ngoài cơn: + Cơn lớn: thường thấy các chớp sóng nhọn, sóng chậm delta và theta và hàng loạt các sóng kịch phát đối xứng ở hai bán cầu. + Cơn nhỏ: ghi được các phức bộ kịch phát gai nhọn-sóng chậm 3 ck/gy đối xứng cả hai bán cầu và gặp từng đợt các chớp sóng nhọn đối xứng. Hình 9.3: Hình ảnh điện não đồ động kinh cơn lớn. Hình 9.4: Hình ảnh điện não đồ động kinh cơn nhỏ. . PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐIỆN NÃO Điện não đồ (electro encephalo gram - EEG) có giá trị lớn trong chẩn đoán một số bệnh thần kinh, đặc biệt là chẩn đoán và theo dõi những. điện não: Là đại lượng tính từ đỉnh dưới tới đỉnh trên của sóng, tính bằng microvolt. Dựa vào biên độ của sóng điện não để xác định giá trị bình thường hay bệnh lý. 1.3. Chỉ số sóng điện não: . vùng này. 1.4. Các dạng sóng điện não khác: Ngoài các nhịp cơ bản của sóng điện não, chúng ta còn quan sát được một số dạng sóng như sóng chậm đa hình, điện não đồ dẹt, đa nhịp, loạn nhịp,

Ngày đăng: 05/08/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN