Làm thế nào để phòng bệnh viêm vú trên bò sữa? - Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các dụng cụ vắt sữa. - Đảm bảo chuồng trại khô ráo, không đọng phân, nước tiểu. - Cho bò ăn sau khi vắt sữa để giữ bò ở tư thế đứng trong một thời gian, hạn chế vi trùng xâm nhập vào đầu vú. - Thực hiện quy trình kiểm soát vệ sinh vắt sữa. - Thực hiện thao tác vắt sữa đúng kỹ thuật. - Thường xuyên kiểm tra bầu vú, kiểm tra độ nhiễm vi sinh của sữa bằng phương pháp thử cồn, CMT (6 tháng/ 1 lần) để sớm phát hiện bệnh viêm vú. - Dùng vaccin phòng bệnh viêm vú bò sữa (định kỳ 6 tháng/ lần). 14. Hỏi: Kiểm soát vệ sinh vắt sữa là gì? Đáp: Hộ chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh. Vắt sữa bằng tay: nên vắt nắm, hạn chế kéo vuốt tránh gây tổn thương niêm mạc vú. Vắt sữa bằng máy: chỉ sử dụng máy vắt sau khi bò đẻ vài ngày, bầu vú hết thủy thũng. Thời gian vắt bằng máy từ 3 – 5 phút, không được để ống hút ở đầu vú quá 6 phút; Áp lực hút vừa phải, không nhanh. Trước khi vắt cần xoa bóp bầu vú để kích thích tiết sữa. * Trước khi vắt sữa: - Chuồng vắt phải khô ráo, sạch sẽ. - Toàn bộ dụng cụ vắt sữa phải sạch sẽ, sát trùng hoặc tráng qua nước sôi phơi khô. - Quần áo người vắt sữa phải sạch, rửa tay bằng xà phòng và lau khô bằng khăn sạch trước khi vắt sữa. - Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm 40 – 42oC rửa sạch đầu vú, sau đó lau khô bằng khăn sạch, mỗi bò sử dụng 1 khăn lau riêng. * Vắt sữa: - Vắt bỏ tia sữa đầu ở mỗi núm vú vào ca (không vắt trực tiếp xuống nền chuồng), cho vào hố tiêu độc. - Quan sát màu sắc, mùi vị, trạng thái (có vón cục không?) những tia sữa đầu. Loại bỏ những phần sữa bị ô nhiễm. Vắt kiệt sữa để tăng tỷ lệ mỡ sữa và giảm nguy cơ viêm vú. - Bò khỏe vắt trước, bò bệnh vắt sau. - Sữa của những con bò đang bị viêm vú và đang điều trị kháng sinh phải để riêng không nhập chung vào sữa sạch để bán. * Sau khi vắt sữa: - Vệ sinh bầu vú bằng nước sạch, nhúng các đầu vú vào dung dịch sát trùng Iod. - Rửa sạch toàn bộ dụng cụ vắt sữa bằng xà phòng, đem phơi dưới nắng. - Nên cho bò ăn ngay sau khi vắt sữa xong để bò trong tư thế đứng trong thời gian chờ cơ vòng đầu vú co hẳn lại, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn. Chú ý: Không nên cạn sữa đột ngột bò dễ bệnh viêm vú. 15. Hỏi: Các biến chứng do bệnh viêm vú gây ra cho bò sữa là gì? Đáp: Một số biến chứng thường thấy do bệnh viêm vú trên bò sữa gây ra là: 1. Teo bầu vú: trong bệnh viêm vú, phần lớn các tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không phục hồi. Thể tích thùy vú mắc bệnh nhỏ hơn bình thường, khả năng tiết sữa của tuyến vú giảm hoặc mất hẳn. 2. Xơ cứng bầu vú: là hậu quả do kế phát viêm vú nặng, các tổ chức tuyến vú bị teo đi. Khi sờ bầu vú hoặc ấn các tuyến vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ. Quan sát sau khi vắt sữa, thể tích thùy vú không giảm. Lượng sữa giảm. Nếu xơ cứng một phần tuyến vú thì sữa loãng màu xám, vón cục lợn cợn. 3. Bầu vú hoại tử: là hiện tượng bầu vú thối loét và phân hủy do vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập vào tuyến vú qua đường tiết sữa, vết thương trên bầu vú hoặc mạch máu. Triệu chứng ban đầu bề mặt vú có những mảng màu hồng tím, cứng, đau. Sau đó loét và hoại tử có mủ, toàn bộ thùy vú sưng to, ấn vào thấy nước hồng chảy ra. Hạch lâm ba vú sưng to, đau, có triệu chứng bại huyết. Trung Tâm Khuyến nông TPHCM . cạn sữa đột ngột bò dễ bệnh viêm vú. 15. Hỏi: Các biến chứng do bệnh viêm vú gây ra cho bò sữa là gì? Đáp: Một số biến chứng thường thấy do bệnh viêm vú trên bò sữa gây ra là: 1. Teo bầu vú: . những tia sữa đầu. Loại bỏ những phần sữa bị ô nhiễm. Vắt kiệt sữa để tăng tỷ lệ mỡ sữa và giảm nguy cơ viêm vú. - Bò khỏe vắt trước, bò bệnh vắt sau. - Sữa của những con bò đang bị viêm vú và. Làm thế nào để phòng bệnh viêm vú trên bò sữa? - Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt. - Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các dụng cụ vắt sữa. - Đảm