Bệnh thận do thuốc: Mảng bệnh lý cần được quan tâm Từ nhiều thập kỷ nay, khái niệm về bệnh do thuốc trong đó có bệnh thận do thuốc đã được y học đề cập tới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do thuốc là một trong những vấn đề y tế lớn ngày càng được cán bộ y tế và ngành y tế các nước quan tâm. Những loại thuốc nào có thể gây hại và độc với thận? Một số thuốc có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp với thận. Trong suy thận cấp: Sốc phản vệ do kháng sinh nhóm beta-lactam (penicillin, cephalosporin). Viêm ống thận cấp, hoại tử vỏ thận cấp do cơ chế độc trực tiếp hoặc qua hệ Renin-angiotensin-aldosteron. Thuốc chống viêm không steroid. Thuốc kháng sinh nhóm aminosid: streptomycin, gentamycin, kanamycin, neomycin Kim loại nặng: chì, đồng, asen Thuốc chống ung thư bằng hóa chất. Thuốc cản quang có iod. Trong suy thận mạn: Dùng thuốc chống viêm không steroid kéo dài sẽ gây tổn thương kẽ thận vì ức chế tổng hợp prostaglandin. Người ta gặp khoảng 10% người bệnh được điều trị ngoại trú bằng thuốc chống viêm không steroid có tổn thương kẽ thận. Dùng thuốc giảm đau kéo dài. Ví dụ: phenacetin, các dẫn xuất của paracetamol. Theo dõi bệnh nhân dùng thuốc giảm đau kết hợp với aspirin kéo dài trên 3 năm, có tổng liều 2-3kg thuốc này đều thấy có tổn thương kẽ thận. Dùng thuốc chống ung thư (cyclophosphamid, methotrexat), thuốc giảm miễn dịch (azathioprim, ciclosporin A ), các thuốc này cũng đều gây tổn thương kẽ thận. Nhận tác nhân vật lý: bức xạ ion hóa. Nếu nhận liều 2.000-2.500 rad trong vài tuần có thể bị viêm thận kẽ. Những biểu hiện nào thường gặp trong bệnh thận do thuốc? Khi chỉ định bất cứ loại thuốc gì, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thầy thuốc cần tư vấn cho người bệnh theo dõi lượng nước tiểu hằng ngày: nếu dưới 500ml/ngày là dấu hiệu không tốt, cần kiểm tra tình trạng người bệnh giữ muối, nước hay mất muối, nước. Trong suy thận cấp hay gặp phù, trái lại trong viêm thận kẽ mạn thường gặp mất muối, nước. Huyết áp tăng cũng là một tiêu chí cần theo dõi. Cần định kỳ cho làm xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích) và máu (ure, creatinin) để biết có suy thận hay không. Trong siêu âm gặp hai thận bé, bờ không nhẵn là những dấu hiệu xấu. Phòng ngừa bệnh thận do thuốc Như vậy, bệnh thận do thuốc biểu hiện rất đa dạng, phức tạp. Có thể rất nặng nề trong suy thận cấp, suy đa tạng cần can thiệp bằng lọc ngoài thận (lọc máu, lọc máu liên tục), nhưng cũng có thể diễn biến từ từ nhiều năm dẫn đến suy thận mạn do viêm thận kẽ mạn tính. Để phòng ngừa bệnh thận do thuốc, từ thầy thuốc đến người bệnh cần: - Chỉ định đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, không dùng thuốc bao vây. - Thận trọng trong chỉ định thuốc đối với người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. - Trong trường hợp có chỉ định dùng thuốc dài ngày cần được theo dõi lâm sàng (lượng nước tiểu, cân nặng, huyết áp) và cận lâm sàng (nước tiểu, máu, siêu âm) để đánh giá chức năng và hình thái thận. - Người bệnh không tự ý dùng thuốc dài ngày, cần được thầy thuốc tư vấn và có y lệnh điều trị. . Bệnh thận do thuốc: Mảng bệnh lý cần được quan tâm Từ nhiều thập kỷ nay, khái niệm về bệnh do thuốc trong đó có bệnh thận do thuốc đã được y học đề cập tới. Nhiều. âm gặp hai thận bé, bờ không nhẵn là những dấu hiệu xấu. Phòng ngừa bệnh thận do thuốc Như vậy, bệnh thận do thuốc biểu hiện rất đa dạng, phức tạp. Có thể rất nặng nề trong suy thận cấp, suy. tạng cần can thiệp bằng lọc ngoài thận (lọc máu, lọc máu liên tục), nhưng cũng có thể diễn biến từ từ nhiều năm dẫn đến suy thận mạn do viêm thận kẽ mạn tính. Để phòng ngừa bệnh thận do thuốc,