Cách nhỏ mũi Trước khi nhỏ mũi cần xì mũi hay hút sạch dịch nhày ứ đọng trong mũi để thuốc tiếp xúc được với mũi - xoang.. Khi nhỏ tốt nhất nên nằm ngửa hoặc ngồi ngửa đầu tối đa để thu
Trang 1Thuốc tại chỗ dùng trong
tai mũi họng
Việc sử dụng thuốc không đúng; không những không khỏi bệnh
mà có thể đưa tới các ảnh hưởng, tai biến đôi khi hiểm nghèo Đặc biệt, tai, mũi, họng là các bộ phận rất nhạy cảm, giữ các chức năng quan trọng của đời sống, có quan hệ mật thiết đến não và thần kinh trung ương
Nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi
Tuy hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi nhưng cơ bản thuốc nhỏ mũi nhằm đạt:
Trang 2Co mạch để tạo sự thông thoáng, thở thông và dẫn lưu tốt Các thuốc
co mạch thường dùng có hai nhóm gốc: Naphtazolin: 0,1% dùng cho người lớn, trẻ lớn; 0,05% dùng cho trẻ nhỏ Ephedrin, sulfarin: 3% dùng cho người lớn, trẻ lớn; 1% dùng cho trẻ nhỏ
Chống viêm, kháng khuẩn: Với viêm mũi mủ, viêm xoang mủ cấp hay mạn thường dùng thuốc co mạch có thêm kháng sinh hay corticoid Với trẻ nhỏ có thể thêm acgyrôn 1%-2%
Lưu ý: Không được tự ý nhỏ kháng sinh hay corticoid có hàm lượng
cao vì sẽ gây hại cho niêm mạc mũi - xoang
Cần nhớ là bất kỳ thuốc nhỏ mũi nào nếu nhỏ quá 3 lần trong ngày, liên tục nhiều ngày đều gây hại: gây bệnh viêm mũi do thuốc rất khó điều trị
Cách nhỏ mũi
Trước khi nhỏ mũi cần xì mũi hay hút sạch dịch nhày ứ đọng trong mũi để thuốc tiếp xúc được với mũi - xoang
Khi nhỏ tốt nhất nên nằm ngửa hoặc ngồi ngửa đầu tối đa để thuốc vào được trong hốc mũi; hướng đầu ống nhỏ ra phía ngoài cánh mũi và lên
Trang 3trên, sâu độ 1cm (với người lớn) nhỏ từng giọt, không nên quá 5 giọt Sau khi nhỏ thuốc, bóp chặt day nhẹ trên cánh mũi để thuốc vào được sâu
Với trẻ nhỏ bị viêm mũi thường do V.A, cần để đầu hơi ngửa để thuốc
từ mũi chảy được qua vòm xuống họng mới có tác dụng tốt
Cần nhớ sau khi nhỏ mũi không đứng lên, đi lại, hoạt động ngay, cần ngồi hay nằm im vài phút để thuốc vào được cả xoang
Xịt mũi - xoang
Khi thực hiện xịt thuốc mũi - xoang cần lưu ý:
- Mũi - xoang phải được thông, không có dịch mũi ứ đọng để các loại thuốc đến trực tiếp được
- Để đầu ống xịt vào lỗ mũi, bấm nút xịt để luồng thuốc phun ra khi hít vào
- Lần xịt thứ nhất nên để ống xịt theo chiều ngang, sau khoảng một phút xịt lần hai với ống xịt hướng lên trên ra ngoài để vào lỗ xoang
- Tùy theo từng loại và quy định hướng dẫn số lần xịt thuốc trong ngày, nói chung mỗi ngày không nên xịt quá 4 lần và mỗi lần không xịt liền
4 cái
Trang 4- Thường các thuốc xịt mũi - xoang có corticoid do đó không nên xịt liên tục nhiều ngày, ngày nhiều lần vì lượng corticoid lưu trữ trong cơ thể cũng gây hại
Với các trường hợp dị ứng mũi - xoang hay viêm xoang có pôlýp, cần xịt lâu dài phải dùng thuốc xịt corticoid tại chỗ (như rhinocord, flixonase ), với loại này thuốc sẽ bị phân hủy khi vào máu nên không bị lưu giữ trong thận, gan gây hại
Nhỏ tai
Thuốc nhỏ tai: nhằm kháng khuẩn, chống viêm, giảm xuất tiết, săn niêm mạc Các thuốc thường dùng: Cồn boric 2%-5%: có tác dụng kháng khuẩn, giảm xuất tiết Glyxêrin bôrát 2%-5%: cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm xuất tiết, giảm đau
Các thuốc nhỏ tai có kháng sinh, corticoid khi sử dụng cần lưu ý: các kháng sinh, ngay cả kháng sinh thông thường như gentamycin, aureomycin , đặc biệt các thuốc thuộc nhóm macrolid đều có thể gây điếc, chóng mặt
Cần nhớ: nước ôxy già 6-10 đơn vị thể tích là nước rửa tai, khi rửa xong phải lau thật khô Không được dùng như thuốc nhỏ tai vì sẽ gây hại
Trang 5đến niêm mạc của thùng tai Chỉ dùng khi tai có chảy mủ hôi hay có máu đọng
Cách nhỏ tai:
- Trước khi nhỏ thuốc vào tai cần lau, rửa, hút sạch mủ đọng trong tai thì thuốc mới có tác dụng
- Khi nhỏ tai để bệnh nhân nằm nghiêng, hướng tai bệnh lên trên, nếu không có điều kiện nằm phải ngồi, nghiêng đầu, hướng tai bệnh lên trên
- Nhỏ từ từ vài giọt, hơi chếch đầu ống nhỏ để thuốc chảy từ thành ống tai vào trong
- Sau khi nhỏ lấy ngón tay day nhẹ nắp tai vào cửa ống tai để đẩy thuốc qua lỗ thủng vào thùng tai, bảo bệnh nhân nuốt vào để mở vòi tai cho thuốc vào khắp thùng tai (người bệnh thấy thuốc xuống họng gây đắng là tốt)
- Không để thuốc nhỏ tai trong tủ lạnh vì khi thuốc lạnh tiếp xúc với tai có thể gây phản ứng chóng mặt, buồn nôn
- Đặt một mảnh bấc nhỏ dọc theo ống tai, bịt lỗ ống tai để thuốc giữ được lâu không chảy ra khi cử động đầu Sau một giờ bỏ mảnh bấc khỏi tai
Trang 6- Sau khi nhỏ thuốc không nên lao động, cúi, nghiêng đầu ngay vì thuốc sẽ ra qua ống tai
Súc họng
Súc họng không những có tác dụng tốt trong điều trị mà còn để phòng chống các viêm họng, amiđan cấp và mạn
Các thuốc súc họng thường dùng là: bột BBM, Na, Bica mỗi gói 2-5g pha trong một cốc nước ấm (100-200ml ở 40-50oC), dùng ngay vì bạc hà
dễ bay hơi nhanh
Các dung dịch kiềm như clorat kali 1%-3% đóng trong lọ
Để thuận tiện có thể dùng muối ăn: một thìa cà phê (5g) pha trong một cốc nước ấm
Lưu ý: Không nên dùng nước súc răng, miệng để súc họng vì các
dung dịch này thường có pH toan
Khi súc miệng không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ để sạch các nhày, mủ (nếu có) trong họng mà bảo đảm tác dụng sát khuẩn, thay đổi pH của niêm mạc họng Mỗi ngày nên thực hiện 1-3 lần