Tuyệt chiêu bảo vệ di động khỏi "quân ăn bám" 6 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ chú dế của mình trước những nguy cơ an ninh công nghệ cao. Sau máy vi tính, điện thoại di động ngày nay đã trở thành “con mồi” mới cho giới tội phạm công nghệ. Bạn đã biết cách bảo vệ mình trước những nguy cơ an ninh công nghệ cao chưa? Nguyên tắc chung của các virus, phần mềm gián điệp là cần phải được cài đặt vào máy thì mới có thể hoạt động. Nếu nắm vững một số nguyên tắc sau, nguy cơ bị tấn công bằng virus hay cài phần mềm gián điệp, nghe lén trên điện thoại của người dùng hầu như không đáng kể. 1. Không nhận file lạ, không rõ nguồn gốc. Tương tự các loại virus máy tính, các phần mềm gây hại trên điện thoại di động cũng thường được đưa vào máy với các dạng file ngụy trang. Nhiều loại virus trên điện thoại có chức năng tự kích hoạt các cổng giao tiếp trên máy đã nhiễm và gửi đến các máy khác trong phạm vi hoạt động. Vì thế, ở những nơi đông người, khi trao đổi dữ liệu qua các cổng giao tiếp không dây như hồng ngoại, Bluetooth, phải đảm bảo biết chính xác nguồn gốc file gửi đến. 2. Tắt các chức năng trao đổi dữ liệu không dây khi không sử dụng. Các cổng trao đổi dữ liệu như hồng ngoại, Bluetooth không chỉ là điểm yếu về an ninh mà còn khiến các thiết bị di động hao tốn năng lượng rất lớn. Vì thế, việc tắt các thiết bị này khi không sử dụng còn giúp kéo dài tuổi thọ pin của máy. Riêng với cổng giao tiếp Bluetooth, nếu có nhu cầu sử dụng thường xuyên và không thích thao tác tắt/mở nhiều lần (như dùng tai nghe không dây), người dùng nên chuyển máy sang chế độ Invisible (Ẩn danh) để tránh bị “dò” ra khi ở nơi đông người. 3. Kiểm tra cẩn thận file đính kèm trong MMS hoặc email gửi đến điện thoại. Nếu không chắc chắn nguồn gốc, tốt nhất nên xóa ngay lập tức tin nhắn, email nghi ngờ. 4. Quét virus cho thẻ nhớ. Nếu có trao đổi thẻ nhớ trong quá trình sử dụng, nên lưu ý quét virus bằng các phần mềm chuyên dụng để đảm bảo thẻ “sạch” sau quá trình trao đổi, sử dụng. Nếu không chắc chắn hoặc không có các phần mềm chuyên dụng, nên format lại thẻ nhớ để đảm bảo an toàn. 5. Không cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc. Trong quá trình sử dụng, chỉ nên cài đặt các chương trình, phần mềm chính hãng, hoặc đã xác minh nguồn gốc. Tương tự như trên máy vi tính, các phần mềm gây hại cũng có “ẩn” mình trong các file chương trình khác và các thao tác kích hoạt chương trình chính cũng có thể là thao tác kích hoạt chương trình virus. 6. Cuối cùng, cần nhớ rằng virus, phần mềm gián điệp… vốn là các phần mềm hoạt động trên nền hệ điều hành. Vì thế, các điện thoại di động chạy trên hệ điều hành (smartphone, PDA…) chính là đối tượng của dòng tội phạm công nghệ cao này. Cũng tương tự như trên máy vi tính, hệ điều hành càng phổ biến thì các dòng virus tấn công cũng càng nhiều. Theo đó, các dòng máy sử dụng các hệ điều hành Windows Mobile, Symbian là những dòng sản phẩm bị tấn công nhiều nhất. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là các sản phẩm chạy hệ điều hành Linux hay hệ điều hành mới hơn như Android có thể an toàn. Vì thế nguyên tắc bảo mật điện thoại di động người dùng cần lưu ý là khi đã sử dụng các sản phẩm chạy hệ điều hành, phải luôn cẩn trọng để tránh những điều đáng tiếc về sau. . Tuyệt chiêu bảo vệ di động khỏi "quân ăn bám" 6 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ chú dế của mình trước những nguy cơ an ninh công nghệ cao. Sau máy vi tính, điện thoại di. chức năng trao đổi dữ liệu không dây khi không sử dụng. Các cổng trao đổi dữ liệu như hồng ngoại, Bluetooth không chỉ là điểm yếu về an ninh mà còn khiến các thiết bị di động hao tốn năng lượng. tính, các phần mềm gây hại trên điện thoại di động cũng thường được đưa vào máy với các dạng file ngụy trang. Nhiều loại virus trên điện thoại có chức năng tự kích hoạt các cổng giao tiếp trên