Cẩm nang chẩn trị đông y - DU HUYỆT potx

10 501 2
Cẩm nang chẩn trị đông y - DU HUYỆT potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1 DU HUYỆT ĐẠI CƯƠNG VỀ DU HUYỆT A. Du huyệt cũng gọi là khổng huyệt, huyệt đạo, huyệt vị, kinh huyêth, khí huyệt. Chữ “Du” có nghĩa giống như luân, là chuyển luân (theo Tứ giác hiệu mã tân từ điển thì chữ Du có nghĩa là đáp ứng yêu cầu. Có thể định nghĩa này phù hợp với tính năng, tác dụng của huyệt vị hơn). Huyệt có nghĩa là một khoảng trống. Du huyệt là điểm trên bề mặt cơ thể thông với kinh lạc. Nó phân bố ở trên bề mặ đường kinh mạch và là nơi để châm cứu. B. Tác dụng của du huyệt: Về mặt chẩn đoán, có thể theo nơi phân bố của nó thăn dò điểm phản ứng bề ngaòi để tham khảo chẩn đoán bệnh tật. phép chữa bệnh bằng châm cứu trên lâm sàng là thông qua tác dụng của du huyệt và kinh lạc mà điều tiết tạng phủ, vạn hành khí huyết đều đạt mục đích chữa hoặc dự phòng bệnh tật. DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 2 PHÂN LOẠI DU HUYỆT Số du huyệt trên cơ thể người có rất nhiều, nhưng đại thể chia ra làm ba loại là: Kinh huyệt, Kỳ huyệt và A thị huyệt. A. Kinh huyệt Là huyệt có tên nhất định và có nơi nhất định, theo đúng thủ, túc tam âm kinh, thủ, tam thúc dương kinh, nhâm và đốc mạch mà dàn ra, thành hệ thống 14 kinh gọi là kinh huyệt. Các kinh huyệt này đã trải qua sự chứng minh chữa bệnh ở bản kinh, vì vậy quy nạp ở trong bản kinh, chúng phát triển từ ít tới nhiều, từ tán loạn đến hệ thống mà thành. B. Kỳ huyệt Là những phát hiện dần dần sau khi 14 đường kinh đã hình thành. Các y gia đời sau đã không nghĩ đến việc đem toàn bộ chúng nhập vào trong 14 kinh. (các huyệt mới gần đây tìm ra gọi là tân nguyệt). Do một số kỳ huyệt (đối với một số bệnh) có tác dụng chữa bệnh đặc thù, vì thế gọi là kỳ huyệt. Do một số kỳ huyệt (đối với một số bệnh) có tác dụng chữa bệnh đặc thù, vì thế gọi là kỳ huyệt hoặc kinh ngoại kỳ huyệt (dịch là huyệt lạ ngoài kinh). Kỳ huyệt phân bố rất rộng, nhưng đều có quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc, như huyệt Ấn đường trên đốc mạch, Trửu tiêm trên kinh tam tiêu. C. A thị huyệt Là nơi huyệt vị không cố định, lấy cục bộ chỗ bệnh hoặc nơi có phản ứng ấn đau làm nơi châm chữa, nó không có tên huyệt vị nhất định, gọi là A thị huyệt, hoặc gọi là huyệt bất định, huyệt thiên ứng, A thị huyệt còn dụng cho chữa tật nạn ở bắp thịt phần nông (như đau bắp thịt), có thể bổ trợ khi chữa trị (làm giảm các cơn đau cấp tính). DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 3 CÁCH LẤY HUYỆT Trước khi châm cứu phải tìm đuợc vị trí của du huyệt trên thân thể người ta, đó gọi là cách lấy huyệt. Khi gặp chứng bệnh thì người lấy huyệt chính xác hay không có quan hệ mật thiết tới kết quả chữa bệnh. Nếu lấy huyệt chính xác, kết quả chữa bệnh tốt. lấy huyệt không chính xác, kết quả chữa bệnh kém. Vì thế, nhất định cần phải lấy huyệt cho đúng. Huyệt vị phân tán ở đầu mặt, thân mình, tứ chi, muốn lấy được huyệt chính xác không những yêu cầu người bệnh phải có tư thế và động tác nhất định như năm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp, gấp khuỷu tay, dang tay, há mồm v v người thầy thuốc còn phải nắm vững được phương pháp lấy huyệt. Nói chung, phương pháp lấy huyệt thường dùng có ba loại: A. Căn cứ vào sự bộc lộ tự nhiên ở cơ thể con người mà lấy huyệt. Cách lấy huyệt này chính xác, giản tiện, được vận dụng nhiều nhất trên lâm sàng, như lấy chính giữa hai lông mày là huyệt Ấn đường, lấy hai ngón trỏ giao chéo nhau, đầu ngón trỏ tẻên đầu xương quay là huyệt Liệt khuyết, lấy điểm chính giữa đường nối hai đầu vú là huyệt Chiên trung. Chiếu thhẳng rốn sang phía sau cột sống để lấy huyệt Mệnh môn. Co khuỷu tay thành góc vuông lấy ở đầu nếp gấp khuỷu tay cạnh trong là huyệt Thiếu hải, hai tay buông xuôi xuống thì chỗ đầu chót ngón giữa nằm trên cạnh ngoài đùi là huyệt Phong thị. Khi gấp hẳn đầu vào cổ thì mỏm gai đốt cổ 7 nổi lên rất rõ, phía dưới đót cổ 7, tức là bên trên đốt lưng 2 là huyệt Đào đạo v.v B. Theo cách đo bằng thốn ngón tay. (chỉ thốn pháp - đồng thân thốn). là cách lấy bề rộng mấy chỗ ở ngón tay người bệnh làm tiêu chuẩn đo lường lấy huyệt. Nếu như thân chất người bệnh và thầy thuốc tương tự, có thể dùng tay thầy thuốc để đo. Cách lấy đồng thân thốn ngón giữa là bảo người bệnh dùng ngón giữa và ngón cái tay đặt nối nhau thành vòng tròn rồi đo lấy cự ly giữa hai đầu nếp gấp cạnh đốt giữa của ngón giữa làm một thốn. Cách này tiện dùng làm tiêu chuẩn cho việc lấy huyệt ở tứ chi và bề ngang vùng lưng. Cách lấy đồng thân thốn ngón cái: Lấy độ rộng đốt 1 ngón cái (chỗ ngang khớp đốt) làm 1 thốn, hoặc cả hai ngón trỏ và giữa làm 2 thốn, hoặc cả bốn ngón (trừ ngón cái) làm 3 thốn. Bề ngang bốn ngón gọi là nhất phu pháp, (ở Việt Nam ngày xưa dùng bề ngang bốn ngón tay kẹp lại để làm đơn vị đo lường gọi là một “vổ”). (H.22) Hình 22. Chia thốn theo ngón tay DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 4 Những cách đo này rất đơn giản nhưng không chuẩn xác khi đo trên các đoạn xương, vì vậy tren các đoạn xương phải có cách đo riêng gọi là cốt độ pháp (phép đo ở xương). C. Cách chia thốn theo độ dài xương. Cách chia thốn theo độ dài xương còn gọi là cốt độ pháp, cách này lấy khoảng cách giữa các bộ phận trong cơ thể qui định thành độ dài hoặc độ rộng nhất định rồi chia thành một số phần nào đó, mỗi phần như thế gọi là một thốn. Phương pháp này bất luận người bệnh là trai, gái, trẻ, già, hoặc cao, thấp, gầy, béo, nhất loạt chiểu theo tiêu chuẩn này mà chia ra lấy huyệt, như thế sẽ rất chính xác. Bảng 4. (H.23) Bảng 4 – Cách chia thốn cốt độ thường dùng Bộ phận Từ a đến b Số thốn Chú thích Từ mép tóc trước trán đến mép tóc sau gáy 12 Nếu mép tóc trước không rõ ràng có thể lấy từ giữa lông mày đến mép tóc sau gáy làm 15 thốn Từ mép tóc trước đến giữa lông mày (Ấn đường) 3 Từ mép tóc sau gáy đến đốt cổ 7 3 Nếu mép tóc sau gáy không rõ ràng thì lấy mép tóc trước đến đốt cổ 7 là 15 thốn. Ở đầu Bề rộng giữa 2 góc tóc trước trán trên lông mày 9 Từ giữa lông mày đến đốt cổ 7 là 18 thốn Ở ngực bụng Khoảng cách giữa hai đầu vú 8 Ở ngực bụng khi chia bề ngang để lấy huyệt, căn cứ vào khoả ng cách gi ữ a hai đầ u vú. Khi chia chiều dọc, nhất thiết lấy khoảng cách các xương sườn làm chuẩn Từ lõm dưới xương ứ c đế n rốn 8 Từ giữa rốn đến vờ trên xương mu 5 Từ nếp gấp hố nách đến sườn 11 lưng Từ cạnh trong xương bả vai đến giữa cột sống 3 Chiều dọc của lưng theo khoảng cách các đốt sống làm căn cứ lấy huyệt Từ nếp gấp nách đến nếp gấp khuỷu tay 9 Theo cạnh trong cánh tay. Chi trên Từ nếp gấp khuỷ tay đến nếp gấp cổ tay 12 Dung cho cả hai cạnh trong và ngoài cẳng tay Từ mấu chuyển lớn đến đầu gối xương đùi 19 Dùng chung cho cả 3 cạnh trước, ngo ài, sau của chi dưới Từ đầu gối đến mắt cá ngoài 16 Chi dưới Từ bờ trên xương mu đến bờ trên xương đùi chỗ đầu gối 18 Dùng chung cho cạnh trong chi dưới DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 5 Hình 23. Chia thốn theo xương DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 6 HUYỆT ĐẶC ĐỊNH (HUYỆT THEO ĐẶC TÍNH NHẤT ĐỊNH) Trong kinh nguyệt có một số huyệt vị có tác dụng trị liệu đặc thù gọi là huyệt đặc định. Do có đặc tính nhất định, cho nên nó được quy nạp lại giới thiệu riêng, để trên lâm sàng phát huy tác dụng được tốt hơn. A. Nguyên huyệt Là chỗ chủ yếu của kinh khí trong các kinh qua lại, những huyệt này hầu hết nằm ở xung quanh khớp cổ tay, khớp cổ chân. Do khí của tạng phủ thông qua kinh lạc thường biểu hiện ở những huyệt này, vì thế nó và tạng phủ coa quan hệ mật thiết vô cùng, mỗi tạng phủ có bệnh biến thường thường phản ứng ở nguyên huyệt của kinh đó. Vì thế cho nên người xưa đã có câu “Ngũ tạng có bệnh, lấy mười hai nguyên”. Điều đó nói lên rằng nguyên huyệt có tác dụng to lớn trong việc chữa bệnh phủ tạng. Huyệt vị của nguyên huyệt ở bảng 5. Bảng 5 - Huyệt vị và kinh của nguyên huyệt Tên huyệt Tên kinh Tên huyệt Tên kinh Thái uyên Phế kinh Thần môn Tâm kinh Đại lăng Tâm bào kinh Thái bạch Tỳ kinh Thái khê Thận kinh Thái xung Can kinh Uyển cốt Tiểu trường kinh Dương trì Tam tiêu kinh Hợp cốc Đại trường kinh Kinh cốt Bàng quang kinh Khâu khư Đảm kinh Xung dương Vị kinh B. Lạc huyệt “Lạc” là ý nghĩa liên lạc, thông qua lạc huyệt có thể làm cho 12 kinh mạch có quan hệ biểu lý hai kinh, vì vậy gọi là lạc huyệt. Vì lạc huyệt có tác dụng liên quan, cho nên 12 kinh mạch mới thành một vòng đai kín, và dùng vào trị bệnh ở hai kinh biểu lý liên quan có bệnh. 14 kinh lạc đều có lạc huyệt, riêng tỳ kinh có hai lạc huyệt, gộp lại có 15 lạc huyệt. Huyệt vị của lạc huyệt ở bảng 6. Bảng 6 - Huyệt vị và kinh của Lạc huyệt Tên huyệt Tên kinh Tên huyệt Tên kinh Nội quan Tâm bào kinh Liệt khuyết Phế kinh Thông lý Tâm kinh Đại chung Thận kinh Công tôn Tỳ kinh Chi chính Tiểu trường kinh Lãi câu Can kinh Ngoại quan Tam tiêu kinh Thiên lịch Đại trường kinh Phi dương Bàng quang kinh Quang minh Đảm kinh Phong long Vị kinh Trường cường Đốc mạch Cưu vỹ Nhâm mạch Đại bao Tỳ kinh đại lạc DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 7 C. Bối du huyệt Là chỗ khí tạng phủ luân chuyển ở vùng lưng, vì vậy gọi là du huyệt. Tuy nó phân cáhc dều trục giưac ở lưng là 1,5 thốn trên đường bàng quang kinh, nhưng vì nó tương thông với các tạng phủ. Khi tạng phủ có bệnh, thường thường du huyệt tương ứng trên lưng sẽ xuất hiện cảm giác ấn đau hoặc tê tức, vì vậy, chữa bệnh của bạn tạng tại du huyệt Vị du, bệnh thận lấy huyệt Thận du. Bối du huyệt ngoài việc chữa bệnh tạng phủ ra, lại có tác dụng chữa các khí quản liên quan, như cai khan khiếu ở mắt, châm Can du có thể chữa được bệnh ở mắt. Huyệt vị của huyệt Bối du ở bảng 7. Bảng 7 - Huyệt vị và tạng phủ tương thông của bối du huyệt Tên huyệt Tên kinh Tên huyệt Tên kinh Tâm du Tâm Can du Can Tỳ du Tỳ Phế du Phế Thận du Thận Quyết âm du Tâm bào Đại trường du Đại trường Tiểu trường du Tiểu trường Tam tiêu du Tam tiêu vị du Vị Bàng quang du Bàng quang Đảm du Đảm D. Mộ huyệt “Mộ huyệt” có ý nghĩa là kết tụ lại, nơi khí của tạng phủ kết tụ ở ngực, bụng gọi là mộ huyệt, ý nghĩa lâm sàng của nó tương ứng với nó, nó cá tác dụng đặc thù. Như bệnh dạ dày, lấy huyệt Trung quản, bệnh bàng quang lấy huyệt Trung cực. Huyệt vị của mộ huyệt ở bảng 8. Bảng 8 - Huyệt vị và tạng phủ tương ứng của mộ huyệt. Tên huyệt Tên tạng phủ Tên huyệt Tên tạng phủ Cự khuyết Tâm Chiên trung Tâm bào Trung quản Vị Thạch môn Tam tiêu Quan nguyên Tiểu trường Trung cực Bàng quang Trung phủ Phế Kỳ môn Can Nhật nguyệt Đảm Chương môn Tỳ Kinh môn Thận Thiên khu Đại trường Đ. Khích huyệt “Khích” có nghĩa là lỗ trống không (theo Tứ giác hiệu mã tân từ điển thì khích là oán trách). Khích huyệt là nơi kinh khí tụ ở sâu, do đó gọi là khích huyệt. Khích huyệt phân phối ở tứ chi, phần lớn là ở phía dưới khuỷu và đầu gối. Mỗi kinh trong 12 kinh đều có một khích huyệt. Nó DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 8 có thể chữa bệnh ở nơi đường kinh tuần hành và cả các loại bệnh ở tạng gốc sở thuộc, nhưng trên lâm sàng thường để chữa bệnh cấp tính, chứng đau, chứng viêm. Như đau ngực, tim, lấu huyệt Khích môn, đau dạ dày lấy huyệt Lương khâu. Bảng 9 - Huyệt và kinh của khích huyệt Tên huyệt Tên kinh Tên huyệt Tên kinh Khổng tối Phế kinh Khích môn Tâm bào kinh Âm khích Tâm kinh Lương khâu Vị kinh Ngoại khâu Đảm kinh Kinh môn Bàng quang kinh Ôn lưu Đại trường kinh Hội tông Tam tiêu kinh Dưỡng lão Tiểu trường kinh Địa cơ Tỳ kinh Trung đô Can kinh Thuỷ tuyền Thận kinh E. Bát hội huyệt Là nơi hội họp của tám thứ tạng, phủ, khí, huyết, gân, mạch, xương, tuỷ. nạn thứ 45 trong “Nạn Kinh” nói “Bệnh nhiệt trong, lấy khí huyết hội của cái đó” (Nhiệt bệnh tại nội giả, thủ kỳ hội chi khí huyết dã), ứng dụng lâm sàng, không giới hạn ở bệnh nhiệt, mà nặng về phía bệnh nội chứng. Thuộc về bệnh chứng của một số mặt, có thể sử dụng hội huyệt hữu quan, ở bảng 10. Bảng 10 – 8 hội huyệt Tạng hội = Chương môn Phủ hội = Trung quản Khí hội = Chiên trung Huyết hội = Cách du Cân hội = Dương lăng tuyền Mạch hội = Thái Uyên. Cốt hội = Đại trữ Tuỷ hội = Tuyệt cốt G. Ngũ Du huyệt 12 kinh mạch ở tứ chi từ khuỷu tay và đầu gối trở xuống đều có 5 loại huyệt đặc định là Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp, gọi là ngũ du huyệt. Từ đầu gót của tứ chi hướng về khuỷu và đầu gối, mạch khí dàn ra từ ngỏ đến lớn, từ nông đến sâu, từ xa đến gần, do đó nói: “chỗ xuất ở Tỉnh, chỗ lưu là huỳnh, chỗ trú là Du, chỗ hành là Kinh, chỗ nhập là Hợp”. (theo thiên “Cửu châm thập nhị nguyên” sách Linh Khu), đó là lấy đặc điểm hình dung theo tên gọi của dòng nước chảy “Tỉnh” là nguồn từ dưới đất ra, hình dung về mặt khí nông, nhỏ, huyệt đó thường ở cạnh móng của ngón tay chân. “Huỳnh” là nước thành dòng nhỏ, mạch khí hơi lớn, huyệt đó ở chỗ vùng ngón, bàn của tay chân. “Du” là vận chuyển, mạch khí đã rất thịnh, huyệt đó thường ở chỗ khớp cổ tay, cổ chân và phụ cận, “Kinh” là dòng nước lớn, mạch khí chảy và trú ở đó, huyệt thường ở vùng xung quanh khớp cổ tay, cổ chân và cẳng tay, cẳng chân. “Hợp” là xoáy hợp lại, mạch khí sâu lớn, huyệt thường ở xung quanh kgớp khuỷu tay, đầu gối; bảng 11. Ứng dụng trên lâm sàng của ngũ du huyệt, sách Linh khu nói rằng: “bệnh tại tạng, lấy ở Tỉnh; bệnh biến ở màu sắc lấy ở Huỳnh; bệnh có lúc tăng, lúc giảm, lấy ở Du; bệnh biến ở tiếng (âm) lấy ở Kinh; mãn kinh mà có máu cũng như bệnh ở dạ dày và ăn uống không điều độ mà DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 9 mắc bệnh, lấy ở Hợp”. Nạn thứ 68 của “Nạn kinh” lại đã nói thêm cho rõ hơn là: “Tỉnh huyệt chữa đầy tức dưới tâm, Huỳnh huyệt chữa mình nóng sốt, Du huyệt chữa mình nặng khớp đau, Kinh nguyệt chữa ho hắng, nóng rét, Hợp huyệt chữa nghich khí mà tiết”. Đó là cách nói về ngũ du huyệt và các đặc điểm chủ trị của nó, chúng ta ghi nhận để tham khảo ứng dụng trên lâm sàng. Bảng 11 - Bảng ngũ du huyệt ở 12 kinh mạch Kinh mạch Ngũ du Ngũ tạng Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp Phế Thiếu thương Ngư tế Thái uyên Kinh cừ Xích trạch Tâm bào Trung xung Lao cung Đại lăng Gian sử Khúc trạch Tâm Thiếu xung Thiếu phủ Thần môn Linh đạo Thiếu hải Tỳ Ẩn bạch Đại đô Thái bạch Thương khâu Âm lăng tuyền Can Đại đôn Hành gian Thái xung Trung phong Khúc tuyến Thận Dũng tuyền Nhiên cốc Thái khê Phục lưu Âm cốc Lục phủ Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp Đại trường Thương dương Nhị gian Tam gian Dương khê Khúc trì Tam tiêu Quan xung Dịch môn Trung chử Chi câu Thiên tỉnh Tiểu trường Thiếu trạch Tiền cốc Hậu khê Dương cốc Tiểu hải Vị Lệ đoài Nọi đình Hãm cốc Giải khê Túc tam lý Đảm Khiếu âm Hiệp khê Lâm khấp Dương phụ Dương lăng tuyền Bàng quang Chí âm Thông cốc Thúc cốt Côn luân Ủy trung Hợp huyệt trong ngũ du huyệt đối với bệnh tạng phủ có tác dụng rất trọng yếu. Thiên “ Tà khí tạng phủ bệnh hình”, sách “Linh Khu” nói:” Huỳnh, Du chữa bệnh ở ngoài kinh lạc, Hợp chữa bệnh ở trong tạng phủ”. Trị bệnh của lục phủ bằng Hợp huyệt, lại lấy hợp huyệt của túc tam dương kinh là chính. Vị, bàng quang,đảm ra ở túc tam dương mà đại trường, tiểu trường, tam tiêu tuy nhiên hợp trên ở thủ kinh, đồng thời cũng xuất hiện ở túc tam dương. Như thiên Bản luận sách” Linh Khu” đã nói: “Lục phủ đều ở túc tam dương, hợp ở trên tay”. Đó là do lục phủ ở trong vùng bụng, có quan hệ với túc kinh rất mật thiết, vì vậy ở trên túc tam dương kinh đều có các hợp huyệt đó.Vị hợp ở túc tam lý.đại trường hợp ở thượng cự hư.tiểu trường hợp ở hạ cư hự, đều thuộc túc dương minh vị kinh. Thiên “Bản luận” lại nói: “Đại trường, tiểu trường đều thuộc ở vị”, đó là nói công năng sinh lý trên dưới tương thừa.bàng quang hợp ở Uỷ trung, tam tiêu hợp ở uỷ dương đều thuộc túc thái dương bàng quang kinh, là do thuỷ đạo ở tam tiêu xuất ra có quan hệ thuộc về bàng quang.Đảm hợp ở Dương lăng tuyền. Trên vừa kể là hạ hợp huyệt của bệnh lục phủ, hoặc gọi là “Phủ bệnh hợp luân”. DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 10 Bảng 12 - Bảng lục phủ hạ hợp huyệt Vị = Túc tam lý Đại trường = Thượng cư hự Tiểu trường = Hạ cư hự Trên túc dương minh Bàng quang = Ủy trung Tam tiêu = Ủy dương Trên túc thái dương Đảm = Dương lăng tuyền Trên túc thiếu dương H. Bát mạch giao hội huyệt Là 8 huyệt vị ở tứ chi thông với 8 mạch kỳ kinh.Kỳ kinh bát mạch tuy không tuần hành tất cả trên tứ chi, nhưng do chúng có quan hệ giao hội với 12 kinh mạch, cho nên huyệt vị ở vùng tứ chi đều có thông với kỳ kinh, trên mặt điều trị thích ứng, có quan hệ tới bệnh chứng của kỳ kinh.Bát mạch giao hội huyệt ở chi trên và chi dưới, khi ứng dụng thường phải phối hợp. Bảng 13 - Bảng phối hợp bát mạch giao hội huyệt và tác dụng của nó như sau Bản kinh Bát huyệt Thông bát mạch Chủ trị Túc thái âm Thủ quyết âm Công tôn Nội quan Xung mạch Âm duy Tim, ngực, dạ dày Thủ thái dương Túc thái dương Hậu khê Thân mạch Đốc mạch Dương kiểu mạch Khoé mắ t trong, háy c ổ , tai, vai và cánh tay trên, tiểu trườ ng, bàng quang Túc thiếu dương Thủ thiếu dương Túc lâm khấp Ngoại quan Đới mạch Dương duy mạch Khóe mắt ngoài, sau tai, má, cổ vai Thủ thái âm Túc thiếu âm Liệt khuyết Chiếu hải Nhâm mạch Âm kiểu mạch Hệ phế, hầu họng, ngực cách . DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 1 DU HUYỆT ĐẠI CƯƠNG VỀ DU HUYỆT A. Du huyệt cũng gọi là khổng huyệt, huyệt đạo, huyệt vị,. chi dưới DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 5 Hình 23. Chia thốn theo xương DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện. lạc DU HUYỆT CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 7 C. Bối du huyệt Là chỗ khí tạng phủ luân chuyển ở vùng lưng, vì v y gọi là du huyệt. Tuy nó

Ngày đăng: 02/08/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan