Bệnh tay - chân - miệng và thuốc chữa ppt

5 340 0
Bệnh tay - chân - miệng và thuốc chữa ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh tay - chân - miệng và thuốc chữa Hiện nay bệnh tay – chân – miệng đang gia tăng. Bệnh xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung, miền Bắc nước ta. Đây là một bệnh lây truyền, có liên quan tới vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh Vì vậy mỗi người cần có ý thức và kỹ năng phòng và phát hiện bệnh. Nguyên nhân: bệnh do coxsackievirus, thường là chủng A16 gây nên. - Bệnh hay gặp ở trẻ em: 7 tuần đến 12 tuổi. - Bản chất của bệnh là viêm mạch máu đa hệ thống cấp tính không rõ nguyên nhân. Tái phát hiếm gặp. Đặc biệt bệnh có thể lây thành dịch. - Thời gian ủ bệnh: 14 - 21 ngày. - Các triệu chứng báo trước: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu Biểu hiện bệnh - Sốt cao kéo dài 1-2 tuần mà điều trị bằng các thuốc hạ sốt và kháng sinh thông thường không đỡ. - Tổn thương da - niêm mạc: Miệng: Môi bị sưng phù nề, đỏ tươi như quả dâu tây, sau đó bong vảy, nứt nẻ, chảy máu, mủ. Có các mụn nước nhỏ với quầng viêm đỏ xung quanh ở niêm mạc miệng, lưỡi, vòm họng như trong bệnh nhiệt. Lưỡi sưng to, đỏ như màu dâu tây. Bệnh nhân bị đau ở mồm nên hạn chế ăn uống. Tay, chân: Lòng bàn tay, bàn chân đỏ lên, rồi bong vảy hoặc có các tổn thương là các sẩn đỏ rồi nhanh chóng trở thành mụn nước màu xám với quầng viêm đỏ xung quanh, sắp xếp thành dải song song với đường chỉ lòng bàn tay, bàn chân. Mu bàn tay, bàn chân phù nề ấn không lõm. Bệnh nhân bị đau tay chân nên hạn chế các hoạt động, chạy nhảy, đi lại. Một số trường hợp phát ban đỏ rải rác toàn thân, đặc biệt tập trung nhiều ở vùng tã lót, có thể có mụn nước, bọng nước hoặc mụn mủ, đôi khi có quầng đỏ xung quanh giống như hồng ban đa dạng. Sau 5-7 ngày bong vảy. Mắt: Viêm kết mạc mắt hai bên, không tiết dử, không loét. Hạch: sưng to, đau ở cổ. - Các dấu hiệu khác: có thể gặp như viêm khớp, viêm màng não, viêm cơ tim, đau bụng, viêm niệu đạo Trong giai đoạn cấp tính xét nghiệm có thể thấy bạch cầu tăng rất cao, tiểu cầu tăng, giảm hồng cầu, tăng máu lắng. Tiến triển của bệnh: đa số thường nhẹ và khỏi trong vài ngày, hiếm khi kéo dài hàng tuần. Bệnh nhân có thể tử vong chủ yếu do biến chứng tim. Biến chứng nặng ở tim như: nhồi máu cơ tim, phình động mạch vành tim, viêm cơ tim. Chăm sóc bệnh nhân: để bệnh nhân nằm nghỉ trong yên tĩnh. Giữ ấm. Lau rửa, thay quần áo ngày một lần, không nên tắm. Thay quần áo phải ở trong phòng kín không có gió lùa. Khi bệnh nhân hết sốt thì mới nên tắm và phải tắm nhanh. Vệ sinh mắt, miệng bằng nước muối loãng. Nên ăn đồ loãng, uống nhiều nước. Điều trị: thường chỉ điều trị triệu chứng. Khi bệnh nặng và nghi ngờ có biến chứng thì phải nằm viện điều trị. Khi bệnh nặng thì phải dùng aspirin để ức chế ngưng tập tiểu cầu phòng biến chứng mạch vành tim. Sau đó duy trì liều để tiếp tục ức chế ngưng tập tiểu cầu. Gamma globulin dùng đường tĩnh mạch. Nếu điều trị sớm sẽ giảm biến chứng tim. Tác dụng phụ: đau đầu, đau lưng, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay – chân – miệng nên đưa bé đi khám sớm để có chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp. . Bệnh tay - chân - miệng và thuốc chữa Hiện nay bệnh tay – chân – miệng đang gia tăng. Bệnh xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung, miền. biệt bệnh có thể lây thành dịch. - Thời gian ủ bệnh: 14 - 21 ngày. - Các triệu chứng báo trước: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu Biểu hiện bệnh - Sốt cao kéo dài 1-2 tuần mà điều trị bằng các thuốc. xung quanh ở niêm mạc miệng, lưỡi, vòm họng như trong bệnh nhiệt. Lưỡi sưng to, đỏ như màu dâu tây. Bệnh nhân bị đau ở mồm nên hạn chế ăn uống. Tay, chân: Lòng bàn tay, bàn chân đỏ lên, rồi bong

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan