Mô hình y học gia đình: Một xu thế tất yếu pot

5 324 2
Mô hình y học gia đình: Một xu thế tất yếu pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mô hình y học gia đình: Một xu thế tất yếu Từ năm 1985 đến nay, chuyển đổi cơ chế kinh tế, nước ta đã có chuyển biến mạnh mẽ tích cực, thu nhập quốc dân tăng cao, cuộc sống nhân dân đã được cải thiện. Trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ấy cùng với sự giao lưu tiếp cận với nền y học toàn cầu, yêu cầu cấp bách trong phòng bệnh chữa bệnh của nhân dân Từ năm 1985 đến nay, chuyển đổi cơ chế kinh tế, nước ta đã có chuyển biến mạnh mẽ tích cực, thu nhập quốc dân tăng cao, cuộc sống nhân dân đã được cải thiện. Trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ấy cùng với sự giao lưu tiếp cận với nền y học toàn cầu, yêu cầu cấp bách trong phòng bệnh chữa bệnh của nhân dân rõ ràng cần có sự đổi mới cơ bản. Mô hình y học gia đình, một mô hình ưu việt, khá lý tưởng mà sau tuyên ngôn Alma Ata năm 1977 các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển đã và đang thực hiện, loại hình chính cung cấp dịch vụ trong chương trình chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện cho nhân dân. Cuba là một điển hình. Ở gần chúng ta, các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Philippines, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga đã có chương trình giảng dạy chính thức và thực hành y học gia đình. Về lý luận, nguyên tắc và thực hành mô hình ấy bao gồm nhiều nội dung lớn lấy cá thể trong gia đình và cộng đồng làm trung tâm bao gồm cả giáo dục y học, khoa học hành vi, khoa học sinh học và lâm sàng cùng với thực hành thay vì mục tiêu hẹp là chỉ quan tâm tới bệnh tật. Số liệu dưới đây có thể làm cho ta phải suy nghĩ và thay đổi tư duy: Cơ quan Chăm sóc sức khỏe Mỹ đã báo cáo rằng chỉ có 4,5% bệnh nhân được khám bởi các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu phải gửi đến các bác sĩ chuyên khoa mà thôi! Vì trong thực hành, các thầy thuốc gia đình đã xử trí đa số các bệnh nhân mà họ đã gặp. Nước ta chắc cũng không thể ngoài quỹ đạo này. Nếu được tiến hành ngay cũng đã chậm so với các nước khoảng 40 năm, vì 30 năm đã qua đi, 10 năm nữa để triển khai, có nghĩa là đến năm 2017, nếu tích cực thì thầy thuốc gia đình mới là hiện thực ở nước ta. Tuy nhiên việc làm còn tùy thuộc vào ý tưởng và hành động, sự quan tâm đúng mức về tổ chức chỉ đạo, sự vận dụng trong điều kiện thực tế (với loại hình tổ chức như thế nào? Phương thức đào tạo thầy thuốc gia đình ) cũng có thể rút ngắn khoảng cách về thời gian. Một số vấn đề lớn cần được chú ý: - Quy hoạch và đề án triển khai. Lý luận và nguyên tắc. - Loại hình (kiểu) tổ chức như thế nào để thầy thuốc tiếp cận thường xuyên với cá thể trong gia đình và cộng đồng (không để tình trạng người bệnh đi tìm thầy thuốc). Cụm dân cư thế nào là hợp lý? Nếu xây dựng huyện, quận để có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương. Tức là thống nhất vào một đầu mối với danh hiệu Trung tâm y tế hoặc Nhà thương như Bác Hồ nói về Nhà thương Vân Đình trước đây. Trung tâm y tế hoặc Nhà thương này làm tất tần tật chức năng y tế huyện, quận: quản lý, chỉ đạo, y tế dự phòng và chữa bệnh (không nên tách thành 3 đơn vị như Nghị định 172/CP gây nên cồng kềnh, khó phát huy tác dụng). Làm như vậy cũng đúng với Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 là quy hoạch khám chữa bệnh theo địa bàn dân cư, đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay tại địa phương. Song song với tổ chức công lập này, khuyến khích tổ chức y tế dân lập tại huyện, quận. Chương trình phát triển Liên hiệp quốc công bố chỉ rõ: Tình hình an sinh xã hội Việt Nam đang thụt lùi, 20% người giàu nhất nhận gần 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi người nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ cấp y tế, nhóm nghèo chỉ nhận được 7% (báo An ninh Thủ đô số 2164, ngày 29/10/2007). Đến trên 70% nông dân còn nghèo, cũng nằm trong số này. Việc củng cố, phát triển y tế huyện, quận là rất đúng và hợp lòng người. - Kinh phí và chi trả dịch vụ: Để củng cố và phát triển Nhà thương (hoặc Trung tâm y tế) huyện, quận cần có kinh phí lớn (cơ sở, trang thiết bị máy móc, dụng cụ ) để làm đầy đủ chức năng, đặc biệt trong thực hành chữa bệnh theo danh mục bệnh tật theo các chuyên khoa mà tuyến huyện, quận phải đảm nhiệm. Kinh phí dùng cho đào tạo – huấn luyện cũng rất lớn, cần phải tính đến. Việc chi trả dịch vụ: Do bảo hiểm y tế (mua hoặc cấp) là chính. Quản lý chặt chẽ việc chi trả dịch vụ y tế dân lập. Hiện nay đã có một số cơ sở (phụ sản) làm dịch vụ tại nhà, 100.000đ/lần là quá cao so với nông thôn. - Đào tạo – huấn luyện: Mô hình yêu cầu phải có một số lượng cán bộ chuyên môn rất lớn (bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, thầy thuốc gia đình ), thời gian đào tạo mất 5-7 năm. Đây là một trong 4 vấn đề cốt lõi, quan trọng phải được tính đến để có quy hoạch ngay từ bây giờ. Các yếu tố, điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật, đặc biệt công nghệ thông tin cũng đã thuận lợi; quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe không còn bất cập và yếu kém, đổi mới hệ thống y tế, sự mong đợi của nhân dân; việc triển khai mô hình y học gia đình là đúng lúc, tất yếu khách quan. Như một số nước đã làm, mô hình cần thiết phải được ban hành dưới dạng pháp quy cao nhất (sắc lệnh hoặc quy định tương tự) do cấp Nhà nước ban hành để trở thành một hệ thống chăm sóc sức khỏe của toàn dân, đồng bộ, nhất quán, liên tục, phối hợp và toàn diện. . Mô hình y học gia đình: Một xu thế tất y u Từ năm 1985 đến nay, chuyển đổi cơ chế kinh tế, nước ta đã có chuyển biến mạnh mẽ tích cực, thu nhập quốc. còn bất cập và y u kém, đổi mới hệ thống y tế, sự mong đợi của nhân dân; việc triển khai mô hình y học gia đình là đúng lúc, tất y u khách quan. Như một số nước đã làm, mô hình cần thiết phải. y học toàn cầu, y u cầu cấp bách trong phòng bệnh chữa bệnh của nhân dân rõ ràng cần có sự đổi mới cơ bản. Mô hình y học gia đình, một mô hình ưu việt, khá lý tưởng mà sau tuyên ngôn Alma Ata

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan