Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN part 8 pdf

19 474 0
Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN part 8 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 124 thôn, dệt may… khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới. Phát triển các ngành dịch vụ. Bảng 3.7: Dự kiến kết quả kinh tế nông thôn của thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 125 Đến năm 2010 cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên phải đạt được: NLN là 612.440 triệu đồng chiếm 63,18% trong tổng giá trị sản xuất kinh tế nông thôn; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 255.934 triệu đồng chiếm 26,40%; dịch vụ đạt 100.982 triệu đồng chiếm 10,42% (Bảng 3.7). 3.3.3.2. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn Đối với lao động trong lĩnh vực NLN cần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, kết hợp đào tạo với khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mạng lưới đào tạo với từng địa phương nhằm gắn đào tạo với sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp. Đối với những lao động không có nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp cần phải được đào tạo để tăng cơ hội có việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp tại địa bàn nông thôn. Theo hướng này cần sớm tiến hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn nông thôn. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với đối tượng được đào tạo. Phát triển các hình thức đào tạo ngắn ngày tại cơ sở, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo nghề cho nông thôn. Mở rộng các hình thức xuất khẩu lao động nông thôn tham gia vào các chương xuất khẩu lao động. Đến năm 2010, về cơ bản số lao động có việc làm thường xuyên đạt 33.946 người chiếm 91,24% tổng số lực lượng lao động hiện có; lao động đã qua đào tạo đạt 26.248 người chiếm 70,55% tổng số lực lượng lao động hiện có; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt từ 85% trở lên; số lao động nông thôn được tạo việc làm mới 420 người; giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn đạt 146 người, đào tạo nghề cho người lao động nông thôn 508 người và xuất khẩu lao động nông thôn 220 người (Bảng 3.8). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 126 Bên cạnh đó, thành phố Thái Nguyên cần tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 127 Bảng 3.8: Dự kiến tình hình tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 128 trong nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong thời gian tới. Đây là hình thức tạo việc làm và xã hội hóa giải quyết việc làm dựa trên các quan hệ kinh tế thị trường, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của các địa phương, hướng đi tới phát triển đa dạng sản phẩm hàng hóa ở nông thôn. Hiện nay trên địa bàn nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đồng thời tồn tại các loại hình kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình. Trong những năm gần đây, trong khi khả năng tạo việc làm và duy trì việc làm của kinh tế tập thể ngày càng giảm thì kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân tỏ ra có nhiều ưu việt trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chưa tương xứng tiềm năng, cần tăng cường đầu tư để phát triển kinh tế và khả năng tạo việc làm. Việc đầu tư cho ngành nghề và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ chưa được quan tâm đúng mức cả về chủ trương và giải pháp nên chưa tạo được những tiền để vật chất cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu. Để thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển trong thời gian tới cần có sự đầu tư của Nhà nước, thay đổi môi trường và điều kiện để thu hút nguồn vốn trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển ngành nghề trên địa bàn nông thôn ở thành phố Thái Nguyên. 3.3.4. Thực hiện hiệu quả chƣơng trình quốc gia về việc làm Những chương trình giải quyết việc làm có ý nghĩa đặc biệt với diện đầu tư rộng và quy mô nhiệm vụ ngày càng lớn, chính vì vậy để thực hiện tốt các chương trình này trong thời gian tới cần có sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương. Chính quyền thành phố Thái Nguyên cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hơn nữa. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 129 của chương trình và đi nhanh vào cuộc sống tạo ra sự hồ hởi, tin tưởng của nhân dân các dân tộc vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo gắn với tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Chương trình này huy động nguốn vốn khá lớn với mục tiêu về việc làm, phấn đấu giải quyết việc làm cho 1.000 – 1.500 lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 6,5%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85% vào năm 2010. Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ trực tiếp trong quá trình tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của các chương trình sẽ tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho 500 người, làm tốt công tác phối hợp với Ngân hàng chính sách cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho 200 – 300 người thông qua Quỹ quốc gia Hỗ trợ việc làm. Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 3.3.5. Tăng cƣờng xuất khẩu lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là xuất khẩu lao động) là một chủ trương có tính chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước. Xuất khẩu lao động là cơ hội để có thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động trong đó có một bộ phận là lao động nông thôn. Song coi xuất khẩu lao động là một giải pháp thiết thực tạo việc làm cho người lao đồng cần phải khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức quản lý lao động, công tác nghiên cứu thị trường lao động… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 130 - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động cho xuất khẩu. Mục đích của công tác này trang bị cho người học vững vàng các kiến thức về chuyên môn, hiểu biết về quan hệ chủ thợ trong nền kinh tế thị trường đồng thời nâng cao trình độ văn hóa, sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật và một số vấn đề khác, từ đó đảm bảo chất lượng lao động xuất khẩu. - Phối hợp tốt với các doanh nghiệp và làm tốt công tác tuyển chọn lao động. Xuất khẩu lao động khác với xuất khẩu hàng hóa, việc xuất khẩu lao động cần thông qua các doanh nghiệp có đủ điều kiện cần thiết và được phép xuất khẩu. Để đảm bảo chất lượng lao động xuất khẩu cần làm tốt công tác tuyển chọn như: Thanh tra, kiểm tra và công khai công bố các thông tin cần thiết để người đi xuất khẩu lao động hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và yêu cầu. Sau đó đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng nhưng yêu cầu đó. Quy trình tuyển chọn cần chặt chẽ, nghiêm minh vừa tránh được tiêu cực, vừa chọn được người có đủ điều kiện cần thiết về chuyên môn tay nghề, sức khỏe, ngoại ngữ. - Tích cực khai thác thị trường lao động mới, giữ vững thị trường lao động đã có. Để làm tốt việc này cần có sự đầu thích đáng về thời gian và tiền vốn nhằm thu thập thông tin về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động các nước yêu cầu… tránh rủi ro của thị trường lao động mới khai thác và nâng cao hiệu quả của thị trường lao động cũ. - Tăng cường công tác quản lý lao động ở nước ngoài. Việc quản lý này nhằm khắc phục những rủi ro ở nước nhận lao động; kịp thời giải quyết các tranh chấp giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. - Cải tiến công tác tài chính và thông tin về xuất khẩu lao động. Cơ chế tài chính thích hợp trong xuất khẩu lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích mọi người đi xuất khẩu lao động. Giúp đỡ người lao động nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 131 là đối với lao động thuộc diện chính sách, lao động ở nông thôn có hoàn cảnh nghèo khó trong việc vay tiền để đặt cọc và tiền đóng góp có liên quan đến xuất khẩu lao động. Đồng thời làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trong nhân dân để người lao động biết được các doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động tránh bị lừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro thường gặp. Xuất khẩu lao động là một giải pháp tạo việc làm cho người lao động, là chiến lược của Đảng và Nhà nước vì vậy không những Nhà nước tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu lao động mà bản thân người lao động cũng phải nỗ lực để duy trì việc làm, đem lại thu nhập cho bản thân và cho đất nước. Với những người nông dân ở nông thôn, họ chỉ có thể tạo việc làm với số vốn so với thu nhập thành thị có thể nói là rất nhỏ. Do vậy, các giải pháp tạo việc làm thường tập trung vào phía chính quyền thành phố Thái Nguyên. Để tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động nông thôn, chính quyền thành phố Thái Nguyên phải có các chương trình, dự án tạo việc làm với quy mô lớn. Để các dự án được tiến hành có hiệu quả, thành phố Thái Nguyên cũng cần có các chính sách cụ thể về vốn, thuế, chính sách chuyển gia công nghệ và nguồn lực, chính sách khuyến nông, chính sách ưu đãi, chính sách về tiêu thụ sản phẩm… tạo điều kiện cho người lao động tích cực hưởng ứng, trong thời gian tới mỗi năm dự kiến xuất khẩu từ 190 – 200 lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên. Ngoài những giải pháp nêu trên, việc tiếp tục thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch nhằm hạn chế sức ép về dân số và lao động tăng thêm mỗi năm, giảm nhanh tốc độ tăng tự nhiên dân số vẫn là phương hướng cơ bản và lâu dài để giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống dân cư nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 132 3.3.6. Hoạt động gián tiếp và trực tiếp tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở Thành phố Thái Nguyên Ngoài các giải pháp nêu trên, thành phố Thái Nguyên cần quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề sau: - Việc đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn đặc biệt là thủy lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, trường học và trạm xá tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nông thôn trong việc phát triển sản xuất hàng hóa. - Tăng cường hoạt động dịch vụ việc làm đặc biệt là dịch vụ tư vấn lựa chọn học nghề, hình thức và nơi học; tư vấn pháp luật liên quan đến việc làm; cung cấp thông tin về thị trường lao động. - Đầu tư đào tạo nghề cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên dưới hình thức dài hạn, ngắn hạn, chính quy, đào tạo tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, đào tạo kèm cặp trong sản xuất, đào tạo tại các trung tâm dạy nghề của thành phố, các ngành sản xuất kinh doanh, đào tạo theo hợp đồng, theo địa chỉ. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Thường xuyên đưa ra các chương trình giáo dục đào tạo; phổ biến cho người dân về thực hiện khuyến nong, khuyến lâm; những bí quyết để làm tốt công tác việc nhà nông, các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí. 3.3.7. Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực Trong các yếu tố của sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản nhất. Nguồn nhân lực vừa là người sáng tạo vừa là người sử dụng các phương tiện phân phối công nghệ để đạt lợi ích kinh tế cao nhất. Nguồn nhân lực cần được sử dụng có hiệu quả, đồng thời phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 133 được đãi ngộ thỏa đáng. Do vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên. - Chính sách đầu tư cho đào tạo nhân lực: Trước thực trạng nguồn lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên dồi dào nhưng chất lượng chưa cao đã hạn chế rất lớn đến việc làm và sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ở thành phố Thái Nguyên cần có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và chính quyền thành phố Thái Nguyên. Có thể nói đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư trực tiếp, cơ bản và lâu dài cho sự phát triển của thành phố Thái Nguyên và là hướng đầu tư có lợi nhất. So với các hoạt động khác, các cơ sở đào tạo nhân lực (các trường lớp công lập, bán công, dân lập) đều được Nhà nước ưu đãi hơn thể hiện qua những chính sách tài trợ nhà trường, hỗ trợ giáo viên về vật chất và tinh thần. - Chính sách giải quyết việc làm cho người lao động: Từ chỗ coi giải quyết việc làm là trách nhiệm hoàn toàn phụ thuộc nông nghiệp và chỉ khi làm việc trong cơ quan Nhà nước mới coi là có việc làm đã chuyển sang nhận thức mới, người lao động nông thôn chủ động tìm việc làm cho mình, cùng với sự chủ động của mọi người dân, chính quyền thành phố Thái Nguyên cũng cần quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trên cơ sở phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, huy động các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng tham gia vào các chương trình giải quyết việc làm. Để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên cần làm tốt công tác vận động người lao động nông thôn tích cực tham gia vào chương trình của cán bộ địa phương, giảm [...]... Thái Nguyên (2004), Thực trạng lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2 Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên (2005), Thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 38 trạng lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3 Ban chỉ đạo điều tra lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên (2006), Thực trạng lao động - việc làm tỉnh... phố Thái Nguyên Qua nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên, tôi rút ra một số kết luận như sau: Năm 2004 - 2006, diện tích đất nông nghiệp giảm do phải chuyển đổi mục đích sử dụng làm ảnh hưởng tới việc làm của người lao động nông thôn Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp các ngành cùng sự nỗ lực của bản thân người lao động nông. .. tới thành phố Thái Nguyên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động nông thôn đạt hiệu quả nh : Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; điểu chỉnh quy hoạch đất đai hợp lý để sử dụng hiệu quả lao động nông thôn; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; thực hiện hiệu quả chương trình quốc gia về việc làm; tăng cường xuất khẩu lao. .. đánh giá người lao động chính là việc làm của họ, lao động, việc làm là quyền cơ bản của mỗi người Hàng năm, nguồn lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên vẫn tăng lên đáng kể trước sự phát triển của thành phố song chất lượng lao động còn thấp đã gây sức ép về việc làm Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động nông thôn là mục tiêu và nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi... 18 UBND thành phố Thái Nguyên (2004), Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, Phòng NN và PTNT thành phố Thái Nguyên 19 UBND thành phố Thái Nguyên (2004), Báo cáo thực trạng giải quyết việc làm thành phố Thái Nguyên, Phòng Nội vụ thành phố Thái Nguyên 20 UBND thành phố Thái Nguyên (2005), Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, Phòng NN và PTNT thành phố Thái Nguyên 21 UBND thành phố. .. lạc, UBND thành phố Thái Nguyên 26 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Đề án giải quyết việc làm thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010, Phòng Nội vụ thành phố Thái Nguyên 27 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Dự án chuyển giao khoa học - công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư, UBND thành phố Thái Nguyên 28 UBND Thành phố Thái Nguyên (2006), Dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,... UBND thành phố Thái Nguyên 29 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Dự án dồn điền đổi thửa, UBND thành phố Thái Nguyên 30 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Dự án khu đô thị mới Thịnh Đán, UBND thành phố Thái Nguyên 31 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Dự án nâng cao hạt giống lúa nước, UBND thành phố Thái Nguyên 32 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Dự án nuôi trồng cây dược liệu, UBND thành phố Thái Nguyên. .. UBND thành phố Thái Nguyên (2005), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2001 - 2005 dự báo năm 2005 và phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 thành phố Thái Nguyên, Phòng Kinh tế - Kế hoạch thành phố Thái Nguyên 22 UBND thành phố Thái Nguyên (2005), Báo cáo thực trạng giải quyết việc làm Thành phố Thái Nguyên, Phòng Nội vụ thành phố Thái Nguyên 23 UBND thành phố Thái Nguyên (2006),... (2006), Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, Phòng NN và PTNT thành phố Thái Nguyên 24 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Báo cáo thực trạng giải quyết việc làm thành phố Thái Nguyên, Phòng Nội vụ thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 140 25 UBND thành phố Thái Nguyên (2006), Các dự án sản xuất hàng hóa: chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt,... nông thôn, trong những năm qua thành phố Thái Nguyên đã tạo thêm gần 1.000 việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các chương trình, nâng thời gian sử dụng của người lao động nông thôn Đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện, một bộ phận được nâng cao, đã góp phần vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn - Giá trị sản xuất kinh tế của người lao động nông thôn ở thành . từ 85 % trở lên; số lao động nông thôn được tạo việc làm mới 420 người; giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn đạt 146 người, đào tạo nghề cho người lao động nông thôn 5 08 người và. định và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên. Qua nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên, tôi rút ra một. quyết việc làm. Để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên cần làm tốt công tác vận động người lao động nông thôn tích cực tham gia vào

Ngày đăng: 02/08/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan