Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
237,5 KB
Nội dung
BÀI 1: TỔ CHỨC TỔ SẢN XUẤT BÀI TẬP TÌNH HUỐNG "Thế nào là một người lãnh đạo" Tình huống 1 Khi toà nhà nơi làm việc bị hoả hoạn vì một sự cố chập điện, phần đông mọi người đều hoảng loạn, nhưng anh Hùng đã bình tĩnh trấn an mọi người, hướng dẫn mọi người đi theo hướng thoát hiểm và đưa họ tới nơi an toàn. Từ đó mọi người nhìn anh với con mắt khâm phục và tin tưởng vì sự bình tĩnh và khả năng lãnh đạo của anh đã thể hiện trong giây phút ấy. Tình huống 2 Sơn là nhóm trưởng của một nhóm cứu hộ ở mỏ than. Khi sự cố sập hầm lò xảy ra khiến hơn 50 công nhân bị mắc kẹt, nhóm của Sơn chỉ có không đầy 2 giờ để làm công tác cứu hộ. Họ phải đối đầu với những nguy hiểm đang rình rập, bóng tối và thiếu dưỡng khí cùng với áp lực chạy đua với thời gian để cứu sinh mạng từng người. Họ không được phép mắc bất cứ sai lầm nào và phải đưa tất cả mọi người ra ngoài trước khi khu hầm đổ sập hoàn toàn. Dưới sự lãnh đạo của anh, toàn bộ số công nhân đã được cứu thoát và chỉ có 7 người bị thương ngay khi xảy ra sự cố. Khi công việc đã hoàn thành cấp trên khen ngợi Sơn vì sự cống hiến hết mình cho công việc cũng như sự lãnh đạo xuất sắc của anh. Tình huống 3 Loan là nhóm trưởng một nhóm chuyên viên trong bộ phận lập trình của một công ty phần mềm. Trước khi cô về đây, tình hình của nhóm này rất tồi tệ. Các chuyên viên mất đoàn kết và chỉ trích lẫn nhau, nhiều người đã rời bỏ công ty và nhiều hợp đồng với khách hàng đã phải huỷ bỏ vì kém chất lượng và không đúng tiến độ cam kết kiến cho uy tín công ty giảm sút nghiêm trọng. Loan đã phải vất vả rất nhiều trong những ngày đầu tiên để tập hợp và xây dựng lại nhân sự cũng như tạo ra một bầu không khí làm việc chuyên nghiệp và tôn trọng lẫn nhau. Các chuyên viên hoàn toàn bị thuyết phục bởi khả năng chuyên môn xuất sắc, sự chan hoà cũng như tính cách của người nhóm trưởng. Trong hai năm trở lại đây tình hình được cải thiện rõ rệt. Chất lượng công việc của cả nhóm luôn được duy trì ở mức cao, rất ít người bỏ việc. Đây là điều mà nhiều trưởng nhóm khác cũng mong muốn. Ban giám đốc công ty đánh giá cao khả năng, lãnh đạo của Loan và cuối cùng đã đề bạt cô làm giám đốc bộ phận khi vị trí này cần người thay thế. Bài tập 1 Những tính cách chung của ba người lãnh đạo mà chúng ta đã đề cập ở trên là gì? Bạn hãy ra hai hoặc ba tính cách có thể nhận thấy ở cả ba trường hợp. Bài tập 2 Bạn hãy xem lại những phẩm chất vừa nêu trên liệu còn những đặc điểm nào khác của một người lãnh đạo giỏi mà chúng ta chưa đề cập đến không? Hãy suy nghĩ về việc điều hành một nhóm nhân viên trong công việc hằng ngày, hoặc nghĩ về một người lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ và kính trọng. Còn những phẩm chất nào khác mà tập thể mong đợi ở người lãnh đạo? Bạn hãy đưa ra hai phẩm chất. Bài tập 3 Bạn hãy đánh dấu vào cột thích hợp, sau đó suy nghĩ xem những phẩm chất hoặc kĩ năng nào có thể học hay rèn luyện được (lưu ý rằng một phẩm chất có thể rơi vào hơn một nhóm). Kỹ năng làm việc với con người Phẩm chất cá nhân tốt Kỹ năng quản lý Bề dày thành tích Có thể học được Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác Khả năng khơi dậy sự tự tin Tính kiên định Tính đáng tin cậy Lòng chính trực Một quá trình phấn đấu và thành công Công bằng Biết lắng nghe Nhất quán Quan tâm chân thành đến người khác Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể Đánh giá công trạng đúng người Sát cạnh bên tập thể Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể Bài tập 4 Bạn hãy thử trí nhớ của mình về nội dung vừa học bằng cách chọn ra các từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây: NHẤT QUÁN KINH NGHIỆM Ý KIẾN HÀNH XỬ THÔNG TIN CON NGƯỜI ĐÁNG TIN CẬY CÔNG BẰNG QUÝ MẾN KIÊN ĐỊNH LÝ TƯỞNG THÀNH CÔNG KỲ VỌNG LÃNH ĐẠO 1. Để trở thành người lãnh đạo bạn cần để thành công và ham thích làm việc với 2. Một người trở nên khi họ biết người khác điều đó ở họ. 3. Để có được sự của nhóm, bạn cần phải chân thành với họ, và chứng tỏ bằng bạn quan tâm đến chung. 4. Ít ai trong chúng ta lúc nào cũng Điều mà người khác mong đợi ở bạn là bạn cố gắng hết sức để sử sự một cách công bằng. 5. Để khi ra quyết định, bạn phải hiểu rõ vấn đề, thu thập và trước khi quyết định. 6. Để người khác thì về công việc mà họ làm sẽ rất có ích. 7. Mức độ của những người lãnh đạo sẽ được quyết định rất nhiều bởi cách mà những người xung quanh đánh giá về khả năng của họ. 8. Điền vào chỗ trống trong sơ đồ về 4 nhóm kỹ năng và phẩm chất cần thiết đối với một người tổ trưởng sản xuất giỏi. 9. Hãy chọn ra 6 trong 10 yếu tố được xem là yếu tố cần thiết đối với một lãnh đạo giỏi (đáng tin cậy, cao to, biết lắng nghe, khả năng giao tiếp tốt, chính trực, tính hướng ngoại, cực kỳ thông minh, khả năng khơi dậy niềm tin của người khác, cách tiếp cận có phương pháp, kỹ năng quản lý giỏi). Bài 3: TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN Bài tập 1 Theo bạn vai trò của người quản lý là gì? Hãy đánh dấu vào câu mà bạn cho là đúng nhất về chức năng của nhà quản lý. a. Hoàn thành công việc. b. Tổ chức và kiểm soát nhân viên để hoàn thành công việc được giao ở mức thoả đáng. c. Đôn đốc nhân viên thực hiện công việc nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp d. Tạo điều kiện để nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của họ. e. Dẫn dắt nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra với nỗ lực lớn nhất. Bài tập 2 Làm thế nào để thuyết phục nhân viên cố gắng hoàn thành công việc? Dùng vũ lực Nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc Quát mắng nhân viên Cố gắng làm cho công việc hứng thú hơn Năn nỉ nhân viên Nhắc nhở họ về nhiệm vụ Người tổ trưởng sản xuất giỏi Dỗ ngọt họ bằng lời lẽ thuyết phục Hứa hẹn sẽ thưởng họ Khen họ làm việc tốt Đe doạ Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp ở họ Cho họ thấy hậu quả của việc không được hoàn thành công việc được giao Bài tập 3 Hãy lựa chọn 1 câu trả lời đúng về "động lực làm việc" trong các câu dưới đây: - Khiến cho ai đó thực hiện mà bạn muốn người ấy làm - Những gì thúc đẩy chúng ta phải làm điều gì đó - Một động lực nội tại - Điều cần thiết khi chúng ta mong muốn đạt được một mục đích nào đó - Sự khích lệ khiến chúng ta cố gắng làm một điều gì đó Bài tập 4 • Tình huống 1 Tuấn được tổ trưởng cử đi tham dự lớp tập huấn nâng cao tay nghề. Lúc đầu Tuấn cũng ngại vì gia đình rất neo đơn nên nhiều lúc cũng vắng mặt. Sau đó Minh là tổ trưởng của Tuấn đã giao cho Tuấn làm nhóm trưởng nhóm công nhân được cử đi học. Từ khi Tuấn được giao làm nhóm trưởng, Tuấn dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, và có mặt thường xuyên ở lớp tập huấn. Cuối khoá khi tổng kết lớp học Tuấn được lãnh bằng tốt nghiệp loại xuất sắc. Sau khoá học, Minh đề nghị lên giám đốc bổ nhiệm Tuấn làm tổ trưởng và được ban giám đốc nhất trí vì Minh đã được đề bạt lên Quản đốc phân xưởng. • Tình huống 2 Hải yêu thích công việc chế tạo sản phẩm mới. Anh thích nghiên cứu để cải tíên đồ gá và các dụng cụ phương tiện sản xuất. Nhiều lần Hải được nhà máy khen thưởng về sáng kiến đã đem lại giá trị lớn cho nhà máy. Từ đó nhà máy tín nhiệm và bổ nhiệm Hải làm tổ trưởng sản xuất. Nhưng từ khi được bổ nhiệm làm tổ trưởng Hải thấy công việc tổ trưởng không hợp với Hải, anh thường xuyên tổng hợp kết quả sản xuất và điều phối công việc của tổ, không có thời gian để nghiên cứu, cải tiến sản phẩm mới. Anh ấy bực bội và muốn được trở vê với công việc của người công nhân bình thường để có thời gian đầu tư nghiên cứu cải tiến hợp lý hoá sản xuất. Một công việc mà anh thực sự yêu thích. • Tình huống 3 Thanh là trợ lý của Hùng. Hùng thường xuyên phải giúp đỡ Thanh vì cô mới vào nhận việc. Mỗi khi Thanh có khó khăn Hùng thường gợi ý để Thanh tự tìm cách giải quyết. Khi cần kiểm tra xem Thanh nắm vững vấn đề không Hùng đã nói với Thanh: "Thanh, cô có thể nhắc lại cho tôi những điều tôi đã chỉ cho cô xem thử còn vấn đề nào tôi chưa chỉ không" hoặc "Thanh, tôi biết cô rất khó khăn khi phải xử lý các đơn hàng, cô có muốn tôi chia sẻ với cô cách xử lý đơn hàng không". Mỗi lần như vậy Thanh thấy tự tin ở bản thân hơn và sự giúp đỡ của Hùng đã làm cho Thanh thấy cần phải cố gắng nhiều hơn. Nhưng sau đó Hùng được đề bạt lên chức cao hơn và Cường được bổ nhiệm thay Hùng. Mỗi lần Thanh gặp khó khăn, Thanh hỏi Cường, Cường cũng có hướng dẫn nhưng Cường thường nói: "Những việc như thế này mà cô cũng không biết à? Cô phải đi học lớp chỉnh sửa thư từ đi!". Mỗi làn như thế Thanh cảm thấy mình thật là ngốc, và thấy rất nản lòng với công việc. Chúng ta nhận xét gì qua 3 tình huống trên? Bài tập 5 Bạn hãy cho điểm theo thang điểm 10 theo những tiêu chí của môi trường làm việc sau đây tại doanh nghiệp của bạn hoặc tại tổ sản xuất của bạn. Tiêu chí đánh giá Điểm đánh giá • Nhân viên có hỗ trợ hợp tác không? • Môi trường làm việc có vui vẻ không? • Mọi người cùng cấp bậc làm việc và giữa các cấp bậc khác nhau có trao đổi thông tin tốt không? • Các cấp quản lý có biết lắng nghe không? • Nhân viên có được khuyến khích để phát triển năng lực không? • Những quyết định và thông tin có được chia xẻ không? • Tai nạn lao động có thường xảy ra không? • Khách hàng có thường phàn nàn không? • Điều kiện vệ sinh công nghiệp có tốt không? • Mốí quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các nhân viên có tốt không? Tổng số điểm 100 Các câu trả lời của bạn phản ánh tình hình môi trường nơi bạn đang làm việc. Sau khi cho điểm theo các tiêu chí trên có thể đánh giá theo thang điểm ở bảng sau: Thang điểm để đánh giá môi trường làm việc của đơn vị sản xuất Điểm Mức độ hợp lý của môi trường làm việc Biện pháp đề xuất Từ 0 - 30 điểm Môi trường làm việc quá kém (Nếu bạn tham khảo ý kiến của người khác cũng đồng ý với bạn thì có thể kết luận môi trường làm việc quá kém). Cần có sự cải tiến toàn diện trên các mặt khác nhau của môi trường. Từ 31 - 60 điểm Môi trường làm việc cần có nhiều điều phải cải thiện Cần tập trung giải quyết những vấn đề chưa tốt Từ 61 - 80 điểm Môi trường làm việc không đến nỗi tồi tệ Có thể tìm cách cải tiến để môi trường làm việc tốt hơn Từ 81 - 100 điểm Môi trường làm việc tuyệt vời Cần có biện pháp duy trì môi trường làm việc đó Bài tập 6 Bạn hãy điền vào chỗ trống sau đây các từ thích hợp 1. Để cho ai làm việc gì đó bạn phải làm cho họ muốn làm công việc ấy. 2. Các tổ trưởng sản xuất cần ý thức rằng và thái độ đối với công việc khác nhau rất nhiều giữa những cá nhân khác nhau. 3. Người ta không thể tăng động lực hay bị bởi những yếu tố 4. việc làm là một yếu tố trong việc tạo động lực cho nhân viên. 5. Bạn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng cách dùng hình phạt đe doạ họ? Đúng Sai 6. Bạn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng cách hứa sẽ thưởng cho họ? Đúng Sai 7. Nếu tổ trưởng sản xuất hoặc phân xưởng có môi trường làm việc tốt thì số lượng nhân viên vắng mặt sẽ thấp và số lượng nhân viên nghỉ việc sẽ cao. Đúng Sai 8. Môi trường làm việc cởi mở sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình. Đúng Sai Bài tập 7 Hãy đánh dấu các yếu tố dưới đây thuộc cấp độ nhu cầu của thuyết Moslow Các yếu tố nhu cầu Sinh học An toàn Xã hội Tôn trọng Tự khẳng định - Một bình nước uống - Đạt được tham vọng về sự nghiệp - Nhiệt độ tại nơi làm việc dễ chịu - Đáp ứng tốt các yêu cầu công việc - Được chấp nhận là một thành viên quan trọng của nhóm - Quần áo bảo hộ lao động - Được sự tôn trọng từ cấp trên của bạn Bài tập 8 Câu hỏi đặt ra Có Không 1. Nếu một người bị mất việc trong khi đang phải nuôi gia đình liệu anh ta có quan tâm đến nhu cầu khác như nhu cầu tự trọng và nhu cầu xã hội không? 2. Nếu tình hình tồi tệ hơn như anh ta thật sự sắp chết đói thì liệu những nhu cầu có mất đi không? 3. Nếu một người cảm thấy không thiếu hụt về tình cảm, về bạn bè, họ có muốn đạt được các nhu cầu khác nữa không? Bài tập 9 Những nhu cầu nào trong các nhu cầu dưới đây được đáp ứng qua công việc? Bạn hãy đánh dấu vào các nhu cầu đó. • Nhu cầu tồn tại. • Nhu cầu giao tiếp với người chung quanh. • Nhu cầu cảm thấy được an toàn. • Nhu cầu được chấp nhận bởi người chung quanh. • Nhu cầu thoả mãn mong muốn về một cuộc sống hoàn thiện hơn bằng cách giúp đỡ người khác. • Nhu cầu tự trọng và cảm giác thành đạt mang lại do làm các công việc có ý nghĩa. • Nhu cầu được công nhận về những thành quả nỗ lực, kỹ năng và khả năng. • Nhu cầu được phát triển như một con người. Bài tập 10 (Dựa vào các giả định của McGregor) Bạn hãy đánh dấu vào các câu trả lời sau đây: • Hiện nay bạn có nghĩ rằng những ý tưởng này miêu tả chính xác hành vi của con người tại nơi làm việc. Có Không • Hiện nay bạn có nghĩ rằng những nhà quản lý thường nhìn nhận hành vi của con người theo cách làm việc như vậy. Có Không Bài tập 11 Căn cứ vào tình hình làm việc của nhân viên trong tổ sản xuất của bạn, hãy trả lời các câu hỏi sau: • Con người cũng thích làm việc trong điều kiện nhất định. Đúng Sai • Con người thích được tự chủ trong công việc, nếu được tự chủ họ sẽ làm việc tốt hơn. Đúng Sai • Nếu mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu của tổ, đội sản xuất con người cũng thích làm việc. Đúng Sai • Con người cũng muốn gánh vác thêm trách nhiệm trong điều kiện nhất định. Đúng Sai Bài tập 12 Bạn có cho rằng những yếu tố tạo ra động lực làm việc khác biệt với những yếu tố triệt tiêu động lực làm việc không? Có Không Bài tập 13 Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để xem bạn có đồng ý với những yếu tố tạo động lực của Herzberg đã nêu ở trên: Có Không • Khi bạn hoàn thành tốt một công việc khó và bạn có thể thấy những ảnh hưởng tích cực của công việc khiến cho bạn hứng thú hơn với công việc hơn không? • Nếu được khen ngợi trong công việc, bạn có thấy muốn làm công việc ấy tốt hơn không? • Bạn có thấy phấn khích hơn khi làm một công việc mà mình yêu thích so với một công việc buồn tẻ vô vị? • Nếu bạn được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc mà mình đang làm, điều này có động viên bạn làm việc tốt hơn không? • Động lực làm việc của bạn có tăng lên không nếu như bạn thấy được khả năng thăng tiến hoặc có cơ hội chuyển sang một công việc thích thú, hấp dẫn hơn? [...]... khích tăng năng suất tôi định thưởng 200.000đ cho công nhân nào đợt này có thể dệt tăng 10% sản lượng so với định mức Để hiểu rõ tình hình sẽ xảy ra như thế nào khi Tuấn phổ biến quyết định của giám đốc cho tổ sản xuất của mình, chúng ta sẽ xem xét các bài tập 21,22,23,24 dưới đây: Bài tập 21 Tuấn về tổ sản xuất thông báo với công nhân về kế hoạch của giám đốc Nhưng không được công nhân hưởng ứng Bạn... máy mới chiếm 20% so với tổng công nhân sản xuất • Biện pháp 2: Do áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 nên đã giảm phế phẩm từ 15% xuống còn 15% • Biện pháp 3: Kề từ ngày 1/5/2003 do hợp lý hoá thao tác nên NSLĐ của công nhân tăng 15% Số công nhân áp dụng biện pháp hợp lý chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số công nhân sản xuất • Biện pháp 4: Do tăng tỷ trọng công nhân sản xuất trên tổng số công nhân viên nên... hưởng ứng? Động viên Khen thưởng Nỗ lực Hiệu quả công việc Bài tập 22 Giả sử tổ sản xuất chấp nhận mức thưởng công ty đề nghị và đồng ý tăng năng suất Tuy nhiên cả tổ không đạt được mức tăng sản lượng trong tuần đầu tiên như dự kiến Bạn hãy đưa ra lý do nào có thể ảnh hưởng xấu đến kế hoạch? Động viên Khen thưởng Nỗ lực Hiệu quả công việc Bài tập 23 Nếu bạn là Tuấn bạn có thể làm gì để đảm bảo kế hoạch... việc Bài tập 28 Theo bạn phương pháp phân công lao động ở cấp vi mô có những ưu điểm gì đối với việc tăng hiệu quả sản xuất trong đơn vị? Bài tập 29 Theo bạn phương pháp phân công lao động ở cấp vi mô có những nhược điểm gì? Những nhược điểm này có tác động xấu đến hiệu quả công việc như thế nào? Bài. .. khi bạn đã làm tổ trưởng 5 năm rồi, địa vị của bạn có đóng vai trò khuyến khích bạn làm việc không? • Nếu bạn biết nay mai sẽ bị miễn nhiệm cương vị quản lý của bạn, điều đó có ảnh hưởng tiêu cực tới công việc của bạn không? Bài tập 20 Bạn có nghĩ rằng một nhóm nhân viên hài lòng với công việc là một nhóm làm việc hiệu quả không? Có Không Không chắc Tình huống: Tuấn là tổ trưởng sản xuất trong một... trong một nhà máy dệt Hệ thống máy ở đây là bán tự động nhịp độ sản xuất phụ thuộc vào cả máy móc lẫn thợ vận hành Công việc đòi hỏi sự chú ý cao độ vì vật liệu dễ dàng bị hỏng nếu nhân viên không tập trung vào công việc Giám đốc gọi Tuấn lên và bảo: "Anh Tuấn này, chúng ta vừa có một hợp đồng mới, điều này có nghĩa chúng ta phải tăng sản xuất để theo đúng đơn hàng Rất tiếc là người ta chỉ ký hợp đồng... Hiện tượng đi làm muộn • Thời gian ngưng sản xuất do sự cố, tai nạn Bài tập 36 - Bạn có thường cho nhân viên biết nhận xét của bạn về hiệu quả công việc của họ không? • Thường xuyên • Thỉnh thoảng - Bạn có thường xuyên cho nhân viên biết về hiệu quả công việc của họ thông qua nhận xét của khách hàng hay từ các phòng ban khác không? • Thường xuyên • Thỉnh thoảng Bài tập 37 Hãy trả lời các câu hỏi sau... họ không thích làm công việc cũ nữa 3 Hãy đề xuất 3 cách để giúp nhân viên tăng khả năng để tự kiểm soát công việc Bài 4: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÀI TẬP THỰC HÀNH Tại một xí nghiệp áp dụng các biện pháp tăng NSLĐ như sau: • Biện pháp 1: Do đầu tư một số máy mới có công suất cao... việc? Nhiều hơn Ít hơn Bài tập 26 Nếu bạn là tổ trưởng sản suất, bạn có nên tạo cho công việc của nhân viên những đặc trưng sau đây không? Có Không • Nhận được thông tin phản hồi tốt trực tiếp hay gián tiếp không? • Có mức độ tự chủ trong công việc không? • Có cơ hội áp dụng một loạt những kỹ năng và năng lực không? • Nhận thức tốt về tầm quan trọng của những công việc này không? Bài tập 27 Bạn hãy điền... nhân viên nên NSLĐ cũng tăng Biết rằng số công nhân trước khi áp dụng biện pháp 115, số công nhân viên 180 người Sau khi áp dụng biện pháp số công nhân sản xuất là 150 người và số công nhân viên là 185 người • Biện pháp 5: Áp dụng trả lương sản phẩm với sản phẩm đơn giá lương cao hơn, số ngày công từ 270 ngày/năm đã tăng lên 278 ngày/năm và giờ công từ 6giờ/ngày lên 7 giờ/ngày Hãy xác định tỷ lệ tăng . Hải làm tổ trưởng sản xuất. Nhưng từ khi được bổ nhiệm làm tổ trưởng Hải thấy công việc tổ trưởng không hợp với Hải, anh thường xuyên tổng hợp kết quả sản xuất và điều phối công việc của tổ, không. BÀI 1: TỔ CHỨC TỔ SẢN XUẤT BÀI TẬP TÌNH HUỐNG "Thế nào là một người lãnh đạo" Tình huống 1 Khi toà. dệt tăng 10% sản lượng so với định mức. Để hiểu rõ tình hình sẽ xảy ra như thế nào khi Tuấn phổ biến quyết định của giám đốc cho tổ sản xuất của mình, chúng ta sẽ xem xét các bài tập 21,22,23,24